Hai bộ thống nhất: Xe công nghệ sẽ phải lắp 'hộp đèn'

Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 86, liên bộ đã thống nhất xe công nghệ phải lắp hộp đèn. Ảnh: Asiaone
Theo dự thảo sửa đổi Nghị định 86, liên bộ đã thống nhất xe công nghệ phải lắp hộp đèn. Ảnh: Asiaone
TPO - Thay vì đeo mào “Taxi” hoặc không đeo mào… vốn đang gây tranh cãi lâu nay, liên Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) và Thông tin và Truyền thông (TT&TT) vừa thống nhất, lắp hộp đèn “Xe hợp đồng” cho xe kinh doanh công nghệ.

Theo đó, văn bản số 5625/BGTVT-VT do ông Nguyễn Văn Thể, Bộ trưởng Bộ GTVT ký để báo cáo Phó thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Chính phủ tại Thông báo kết luận số 204/TB-VPCP, trong đó có nọi dung: “Yêu cầu Bộ GTVT và Bộ TT&TT khẩn trương nghiên cứu, thống nhất toàn diện việc quy định gắn cố định hộp đèn trên nóc xe (đặc biệt lưu ý đến tâm lý, văn hóa của người thuê xe, lái xe, chủ xe... khi phải gắn cố định hộp đèn trên nóc xe); nghiên cứu thêm các hình thức quản lý khác để báo cáo Thủ tướng Chính phủ”.

Thực hiện nội dung này, ngày 6/6 Bộ GTVT đã có Công văn số 5348 đề nghị Bộ TT&TT có ý kiến thống nhất bằng văn bản gửi về Bộ GTVT. Sau những cuộc họp với các vụ liên quan, hai Bộ đã thống nhất về nội dung trên, cùng với đó Ban cán sự Đảng Bộ GTVT cũng đã tổ chức cuộc họp và nhất trí đối với 4 nội dung quy định tại dự thảo sửa đổi Nghị định 86 (trình lần thứ 8), trong đó có nội dung tại điểm c khoản 1 Điều 7 rằng: “c) Trường hợp xe ô tô có sức chứa dưới 09 chỗ sử dụng hợp đồng điện tử phải có hộp đèn với chữ “XE HỢP ĐỒNG” gắn cố định trên nóc xe, kích thước hộp đèn tối thiểu 12 x 30 cm.”

Lý giải về thống nhất này, lãnh đạo Bộ GTVT nêu trong văn bản: Việc bổ sung nội dung này nhằm bảo đảm quản lý đúng loại hình kinh doanh vận tải, xác định rõ hình thức ứng dụng hợp đồng điện tử với loại hình taxi; đồng thời, phân biệt với xe cá nhân (loại xe không kinh doanh vận tải), làm rõ nhận diện của các phương tiện kinh doanh loại hình này tránh tình trạng xe cá nhân trá hình để kinh doanh dẫn đến gây khó khăn cho lượng lượng tuần tra kiểm soát và công tác tổ chức giao thông đô thị (đường có biển cấm loại phương tiện này nhưng do không có nhận diện nên vẫn đi vào các tuyến phố bị cấm dẫn đến ùn tắc giao thông) và đảm bảo tính cạnh tranh lành mạnh, công bằng trong hoạt động kinh doanh vận tải.

“Quy định này, tiếp thu và được sự đồng thuận của Hiệp hội Vận tải ô tô Việt Nam, Hiệp hội Taxi Hà Nội, Hiệp hội Taxi Đà Nẵng, Hiệp hội Taxi TP Hồ Chí Minh, một số doanh nghiệp taxi lớn và một số Sở GTVT; đặc biệt đối với nội dung quy định này cũng đã được nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế hiện nay cũng đã có một số nước như: Thái Lan, Singapore, Washington xe ứng dụng công nghệ gắn hộp đèn trên nóc xe”, lãnh đạo Bộ GTVT liên hệ với thực tiển các nước và nhấn mạnh.

Ngoài ra văn bản của Bộ GTVT còn cho biết, không chỉ với Bộ TT&TT, mà quy định này Bộ Công an và các thành phố lớn như thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh cũng đồng thuận, nhằm tăng cường công tác quản lý vận tải, cũng như tổ chức giao thông đô thị và phục vụ công tác tuần tra, kiểm soát trên đường.

“Gần đây tại Phiên chất vấn trong Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV cũng đã có đại biểu Quốc hội đề nghị cần có quy định để nhận biết đối với xe hợp đồng điện tử thì mới có thể kiểm soát và xử lý vi phạm. Đồng thời, Bộ GTVT đã làm việc và thống nhất với Bộ Thông tin và Truyền thông về quy định này tại dự thảo Nghị định theo chỉ đạo của Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng”, văn bản của Bộ GTVT nêu thêm thực tế.

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.