Hà Nội nghiêm cấm cho thuê, mượn trụ sở cũ

Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Quận Hà Đông) bị bỏ hoang, hiện được nhiều người dân tận dụng làm chỗ sửa chữa xe máy, mở hàng quán...
Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao (Quận Hà Đông) bị bỏ hoang, hiện được nhiều người dân tận dụng làm chỗ sửa chữa xe máy, mở hàng quán...
TPO - Hà Nội yêu cầu rà soát toàn bộ các cơ sở nhà, đất đang được giao quản lý, sử dụng và kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc cũ để sử dụng, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền. 

UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Văn bản số 5518/UBND-KT yêu cầu các đơn vị thực hiện Nghị định số 167/2017/NĐ-CP, ngày 31/12/2017, của Chính phủ quy định việc sắp xếp lại, xử lý tài sản công.

Theo đó, để nâng cao hiệu quả sắp xếp lại, xử lý tài sản công theo đúng quy định, UBND thành phố yêu cầu các đơn vị rà soát tình hình quản lý, sử dụng toàn bộ tài sản công thuộc phạm vi quản lý (Gồm: Đất, nhà, trụ sở làm việc, công trình sự nghiệp, tài sản khác gắn liền với đất, xe ô tô và tài sản công khác) để sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đúng tiêu chuẩn, định mức quy định của Nhà nước và Thành phố; Kịp thời xử lý theo thẩm quyền hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, xử lý các tài sản công không có nhu cầu sử dụng, tài sản không cần dùng, tài sản chờ thanh lý, tài sản sử dụng không hiệu quả hoặc sử dụng không đúng quy định. Nộp ngay toàn bộ số tiền thu được từ việc sử dụng tài sản công không đúng quy định vào Ngân sách nhà nước.

Cập nhật chính xác, đầy đủ, kịp thời hiện trạng và di biến động về quản lý, sử dụng tài sản công vào cơ sở dữ liệu quốc gia về tài sản công theo quy định và chịu trách nhiệm về tính chính xác về số liệu tài sản công của đơn vị; Định kỳ trước ngày 30/9 hàng năm, báo cáo UBND thành phố tình hình quản lý, sử dụng tài sản công tại đơn vị, bao gồm kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý cơ sở nhà, đất đã được phê duyệt.

Khi lập thiết kế đầu tư xây dựng mới, nâng cấp, cải tạo trụ sở làm việc, cơ quan, đơn vị lập dự án phải lấy ý kiến bằng văn bản của Sở Tài chính hoặc Phòng Tài chính - Kế hoạch các quận, huyện, thị xã về tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp, trước khi báo cáo cấp có thẩm quyền xem xét, phê duyệt theo quy định.

Các cơ quan, đơn vị được đầu tư xây dựng trụ sở mới, khi hoàn thành việc xây dựng và chuyển ra trụ sở mới, có trách nhiệm bàn giao toàn bộ trụ sở làm việc cũ cho Sở Xây dựng để phối hợp Sở Tài chính tổng hợp, báo cáo UBND thành phố xem xét, quyết định phương án xử lý. Nghiêm cấm các cơ quan, đơn vị giữ lại trụ sở làm việc cũ để sử dụng, cho thuê, cho mượn hoặc bố trí cho đơn vị khác khi chưa có quyết định của cấp có thẩm quyền.

Về kiện toàn Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước thành phố Hà Nội: Giao Sở Tài chính nghiên cứu, tham mưu UBND TP kiện toàn Ban Chỉ đạo sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước TP Hà Nội và Quy chế làm việc của Ban Chỉ đạo sắp xếp nhà, đất Thành phố để thống nhất chỉ đạo thực hiện tốt công tác sắp xếp lại nhà, đất thuộc sở hữu Nhà nước của các cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của UBND TP (hoàn thành trong năm 2018).

Rà soát các cơ sở nhà, đất công

Đối với các cơ sở nhà, đất trên địa bàn thành phố Hà Nội: Thủ trưởng các cơ quan, tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp có trách nhiệm rà soát để sử dụng nhà, đất đúng tiêu chuẩn, định mức, đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả. Xử lý dứt điểm các vi phạm, tồn tại phát hiện qua sắp xếp; Rà soát, tổng hợp, báo cáo hiện trạng quản lý, sử dụng các cơ sở nhà, đất đang được giao quản lý, sử dụng và kết quả thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất đã được phê duyệt.

Phương án sử dụng đất của các doanh nghiệp nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập đang quản lý, sử dụng khi thực hiện cổ phần hóa phải bảo đảm phù hợp với pháp luật về sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước; phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại địa phương; phù hợp với chiến lược phát triển của doanh nghiệp và phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét, phê duyệt trước thời điểm quyết định cổ phần hóa.

Về xử lý nhà, đất phải di dời theo quy hoạch hoặc do ô nhiễm môi trường giao Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan thực hiện...

Căn cứ tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô, máy móc, thiết bị và tài sản công khác được cấp có thẩm quyền ban hành, Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, Ban quản lý dự án sử dụng vốn nhà nước được giao quản lý, sử dụng tài sản công có trách nhiệm rà soát, sắp xếp lại tài sản công khác hiện có thuộc phạm vi quản lý...

MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.