Hà Nội hành động vì di sản có nguy cơ biến mất

Hà Nội lập danh sách nhiều di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ. Ảnh: TOAN TOAN
Hà Nội lập danh sách nhiều di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ. Ảnh: TOAN TOAN
TPO - Lễ công bố kết quả đề án Tổng kiểm kê bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể Hà Nội, một trong những hoạt động kỷ niệm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam diễn ra sáng 22/11 tại Bảo tàng Hà Nội.

Hà Nội mạnh dạn thực hiện đề án tổng kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể trên 30 quận huyện của thành phố từ tháng 2/2014 đến tháng 12/2015. Trong số này có các quận huyện thu được kết quả tốt: Chương Mỹ, Thường Tín, Phú Xuyên, Ba Vì, Long Biên, Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

Các chuyên gia thực hiện chỉ ra thực tế trong 1.793 di sản phần lớn nằm ở các huyện ngoại thành, càng đi sâu vào nội thành càng giảm. Năm ngoái TS. Lê Thị Minh Lý, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa, đơn vị phối hợp thực hiện dự án tổng kiểm kê đưa ra cảnh báo rất nhiều di sản văn hóa phi vật thể có nguy cơ biến mất.

Hà Nội hành động vì di sản có nguy cơ biến mất ảnh 1

Hà Nội tưng bừng tổ chức Ngày Di sản văn hóa Việt Nam. Ảnh: TOAN TOAN

Theo đó, các chuyên gia đề xuất sáu di sản thuộc các loại hình khác nhau cần nghiên cứu và có giải pháp bảo vệ thí điểm nhằm rút kinh nghiệm cho bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể ở Hà Nội. TS. Lê Thị Minh Lý nói tiêu chí lựa chọn: Di sản đang có nguy cơ mai một cao, đang có nguy cơ bị biến đổi do tác động của vấn đề đô thị hóa hay của nền kinh tế thị trường.

Sáu di sản này: Di sản tiếng lóng Đa Chất, xã Đại Xuyên, huyện Phú Xuyên thuộc loại hình ngữ văn dân gian. Di sản hát Trống quân thuộc xã Khánh Hà huyện Thường Tín, xã Hát Môn huyện Phúc Thọ và xã Phúc Lâm, huyện Phú Xuyên thuộc loại hình trình diễn. Di sản bơi chải và hội đình Lưu Xá thuộc huyện Chương Mỹ. Di sản hát và múa Ải Lao quận Long Biên loại hình tập quán xã hội. Di sản nghề rèn Đa Sỹ quận Hà Đông và Tri thức chữa bệnh bằng thuốc nam của người Dao ở huyện Ba Vì.

Hà Nội hành động vì di sản có nguy cơ biến mất ảnh 2

Sở VHTT Hà Nội vinh danh các tổ chức, cá nhân có đóng góp cho sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Ảnh: TOAN TOAN

Nhờ kết quả từu các chuyên gia, Hà Nội lập được danh mục 276 di sản văn hóa phi vật thể ưu tiên bảo vệ và Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể cần ưu tiên bảo vệ khẩn cấp. 

Ông Tô Văn Động, Giám đốc Sở VHTT Hà Nội thừa nhận: “Sự nghiệp quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa Hà Nội tuy đạt được những thành tích đáng khích lệ nhưng còn bộc lộ một số hạn chế, tồn tại và đứng trước thách thức không nhỏ”. Ông Động cũng hứa hẹn thời gian tới tiếp tục phối hợp tích cực với các cơ quan, nhà khoa học để sự nghiệp bảo vệ phát huy giá trị di sản có hiệu quả hơn.

Đến nay Hà Nội có 12 di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia: Hội Gióng ở đền Phù Đổng và đền Sóc, ca trù, lễ hội truyền thống Lệ Mật, kéo co ngồi, kéo mỏ, lễ hội Đền Và, lễ hội đền Hát Môn, lễ hội đình Chèm, hát và múa Ải Lao, nghề thêu truyền thống thôn Đông Cứu và lễ hội đình Lưu Xá.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.