Hà Nội đề xuất thu học phí trực tuyến bằng 75% mức trực tiếp

0:00 / 0:00
0:00
Hà Nội đề xuất thu học phí trực tuyến bằng 75% mức thu học trực tiếp. (ảnh: Như Ý)
Hà Nội đề xuất thu học phí trực tuyến bằng 75% mức thu học trực tiếp. (ảnh: Như Ý)
TPO - UBND TP Hà Nội vừa có tờ trình về quy định cơ chế hỗ trợ học phí cho trẻ mầm non và học sinh phổ thông năm học 2021-2022 do ảnh hưởng của dịch COVID-19.

Theo đó, nếu học sinh đến trường học trực tiếp, mức thu học phí sẽ giữ nguyên như năm học 2020-2021 đối với từng cấp học và từng khu vực:

Hà Nội đề xuất thu học phí trực tuyến bằng 75% mức trực tiếp ảnh 1

Học sinh học trực tiếp, mức thu học phí được Hà Nội quy định cụ thể.

Đối với trường hợp học trực tuyến, mức thu học phí dự kiến bằng 75% mức thu học phí trực tiếp. Mức thu dự kiến này nếu được thông qua sẽ áp dụng đối với các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập.

Đối với cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao, năm học 2021-2022 mức thu học phí thực hiện theo quy định tại Nghị quyết của HĐND TP dự kiến tiếp tục được giữ nguyên như mức trần học phí năm học trước.

Các cơ sở giáo dục dân lập, tư thục được quyền chủ động xây dựng mức thu học phí và giá các dịch vụ khác trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo (trừ dịch vụ do Nhà nước định giá) bảo đảm bù đắp chi phí và có tích lũy hợp lý, có trách nhiệm công khai, giải trình với người học và xã hội về mức thu học phí, giá các dịch vụ do mình quyết định.

Trước đó, Hà Nội đã công bố cơ chế hỗ trợ, giảm bớt chi phí tài chính đối với phụ huynh, học sinh trong năm học 2021 - 2022 do ảnh hưởng dịch COVID-19 (không quá 9 tháng, áp dụng với học trực tuyến hoặc trực tiếp). Theo đó, hỗ trợ hằng tháng bằng 50% mức thu học phí được HĐND TP quy định đối với cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông công lập chưa tự bảo đảm chi thường xuyên tương ứng với từng vùng, từng cấp học, tương ứng với hình thức học thực tế của tháng.

Theo UBND TP Hà Nội, tổng kinh phí thực hiện dự kiến là gần 893 tỷ đồng. Trong đó, cấp mầm non là hơn 378,7 tỷ đồng; cấp tiểu học là hơn 40,4 tỷ đồng, cấp THCS gần 258,6 tỷ đồng đồng và cấp THPT là hơn 215,1 tỷ đồng. Nguồn kinh phí này lấy từ ngân sách của thành phố.

MỚI - NÓNG
Bộ Công an yêu cầu Bình Thuận cung cấp hồ sơ các dự án điện mặt trời
Bộ Công an yêu cầu Bình Thuận cung cấp hồ sơ các dự án điện mặt trời
TPO - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan việc lập, thẩm định và phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời nối lưới tại tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
Vì sao hơn 10 năm chưa xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp?
Vì sao hơn 10 năm chưa xử lý dứt điểm vi phạm của doanh nghiệp?
TPO - Sau khi Báo Tiền Phong đăng bài “Để doanh nghiệp tự mua ruộng làm xưởng, huyện cấp phép vượt thẩm quyền”, Công ty TNHH Công nghiệp Huarong (Công ty Huarong, có vốn đầu tư của người Trung Quốc) có văn bản yêu cầu báo "gỡ ngay" bài viết. PV báo Tiền Phong nhiều lần liên hệ làm việc nhưng công ty này không hợp tác...