Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên được 'phân vai' làm đường Vành đai 4 thế nào?

0:00 / 0:00
0:00
Hình thức đường cao tốc Vành đai 4 được xây dựng như cầu cạn Vành đai nội đô. Ảnh: Trọng Đảng.
Hình thức đường cao tốc Vành đai 4 được xây dựng như cầu cạn Vành đai nội đô. Ảnh: Trọng Đảng.
TPO - Để đẩy nhanh tiến độ làm đường Vành đai 4, ngoài huy động thêm nguồn vốn từ các tỉnh có tuyến đường đi qua, UBND thành phố Hà Nội vừa “phân vai” cho tỉnh Bắc Ninh, Hưng Yên cùng triển khai các hạng mục đường Vành đai 4. Bảng phân vai này cũng vừa được báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

Cụ thể với chiều dài 98 km, trải dài trên 3 tỉnh thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, dự án đường Vành đai 4 có mức đầu tư dự kiến 94.000 tỷ đồng vừa được Hội đồng thẩm định UBND thành phố Hà Nội thống nhất với hồ sơ của nhà đầu tư chia tuyến đường thành 3 dự án thành phần. Bao gồm: Dự án thành phần 1 - Giải phóng mặt bằng, tái định cư; Dự án thành phần 2: Đầu tư xây dựng hệ thống đường song hành (đường đô thị đi bằng); Dự án thành phần 3: Đầu tư xây dựng đường cao tốc trên cao.

Từ 3 dự án thành phần này, Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn - Chủ tịch Hội Đồng thẩm định vừa ký văn bản báo cáo UBND thành phố Hà Nội kết quả thẩm định hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4. Theo nội dung báo cáo, tại danh mục các tiểu dự án được chia theo các dự án thành phần trên, hồ sơ thi công dự án cũng đã chia danh mục các tiểu dự án với những nội dung công việc cụ thể, cùng với đó báo cáo thẩm định cũng “phân vai” cơ quan làm chủ đầu tư, huy động nguồn vốn cho từng tiểu dự án này.

Với dự án thành phần số 1 (Giải phóng mặt bằng, tái định cư), dự án thành phần này được chia ra 3 tiểu dự án gồm: Tiểu dự án A1; Tiểu Dự án 1B, Tiểu Dự án 1C, cùng với đó là các cơ quan thực hiện, huy động vốn kèm theo.

Tại Tiểu dự án A1 - nội dung công việc là giải phóng mặt bằng cho hạng mục đường cao tốc, đường đi bằng hai bên, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia nằm trên địa bàn thành phố Hà Nội. Dự án có chiều dài 58 km, cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 100km/h; tổng chi phí 18.441 tỷ đồng. Chủ đầu tư được “phân vai” thực hiện là UBND thành phố Hà Nội; hình thức huy động vốn là ngân sách trung ương và địa phương.

Tiểu Dự án 1B (nối tiếp với đoạn cao tốc qua Hà Nội): Nội dung công việc: giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường đi bằng hai bên, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia) nằm trên địa bàn tỉnh Hưng Yên. Dự án có chiều dài 20 km cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 100km/h; tổng chi phí 3.149 tỷ đồng. Chủ đầu tư được “phân vai” là UBND tỉnh Hưng Yên, hình thức huy động vốn: ngân sách trung ương và địa phương.

Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên được 'phân vai' làm đường Vành đai 4 thế nào? ảnh 1

Bản vẽ mặt cắt ngang đường Vành đai 4, bao gồm đường cao tốc trên cao và đường đô thị đi bằng hai bên.

Tiểu Dự án 1C (nối tiếp với đoạn cao tốc tại Hưng Yên): Nội dung công việc: giải phóng mặt bằng theo quy mô quy hoạch bao gồm hệ thống đường cao tốc, đường đi bằng hai bên, hạ tầng kỹ thuật và hành lang dự trữ đường sắt quốc gia. Dự án có chiều dài giải phóng mặt bằng 33 km, cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 100km/h; tổng chi phí 2.952 tỷ đồng. Chủ đầu tư được “phân vai” thực hiện dự án là UBND tỉnh Bắc Ninh, hình thức huy động vốn: ngân sách trung ương và địa phương.

Trình Chính phủ hồ sơ “phân vai” làm đường Vành đai 4

Tại dự án thành phần 2, nội dung công việc là xây dựng đường đi bằng hai bên, dự án được chia làm 3 tiểu dự án, gồm: Tiểu dự án 2A, Tiểu Dự án 2B; Tiểu Dự án 2C.

Với Tiểu dự án 2A - nội dung công việc: Xây dựng đường đi bằng hai bên trên địa bàn thành phố Hà Nội. Tổng chiều dài tiểu dự án 58 km, cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 60-80km/h; tổng chi phí 5.358 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án UBND thành phố Hà Nội; hình thức huy động vốn: nguồn ngân sách địa phương của Hà Nội.

Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên được 'phân vai' làm đường Vành đai 4 thế nào? ảnh 2

Quy hoạch đường Vành đai 4 khép kín và được Tư vấn chia các phân đoạn đi qua các tỉnh thành phố.

Tiểu Dự án 2B: Công tác xây dựng đường hai bên trên địa phận tỉnh Hưng Yên. Tổng chiều dài dự án 20 km, cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 60-80km/h; tổng chi phí 1.412 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là UBND tỉnh Hưng Yên; hình thức huy động vốn: nguồn ngân sách địa phương của Hưng Yên.

Tiểu Dự án 2C: Công tác xây dựng đường bên địa phận tỉnh Bắc Ninh. Tổng chiều dài 33 km, cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 60-80km/h; tổng chi phí 2.629 tỷ đồng. Chủ đầu tư dự án là UBND tỉnh Bắc Ninh; hình thức huy động vốn: nguồn ngân sách địa phương của Bắc Ninh.

Tại Dự án thành phần 3 - Nội dung công việc: Đầu tư xây dựng hệ thống đường cao tốc có chiều dài tổng thể 111 km (trải dài qua 3 tỉnh thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên), cấp đường ô tô cao tốc với vận tốc 100 km/h; tổng chi phí 60.000 tỷ đồng. Chủ đầu tư quản lý dự án là UBND thành phố Hà Nội; hình thức huy động vốn: từ nhà đầu tư theo loại hình PPP ký hợp đồng BOT .

Theo Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn, Hội đồng thẩm định thành phố đã thống nhất với các nội dung trên và đã báo cáo UBND thành phố Hà Nội tổng hợp, trình Chính phủ hồ sơ nghiên cứu tiền khả thi dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4.

MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.