GS Carlyle Thayer: Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối ở biển Đông

Tàu hải cảnh Trung acQuốc số hiệu 5302 xâm nhập vùng biển Indonesia.Ảnh: Antara
Tàu hải cảnh Trung acQuốc số hiệu 5302 xâm nhập vùng biển Indonesia.Ảnh: Antara
TP - GS Carlyle Thayer (Học viện Quốc phòng - Đại học New South Wales, Úc)  trao đổi với phóng viên Tiền Phong về nhiều hoạt động phi pháp của các lực lượng Trung Quốc trên biển Đông, đặc biệt là ở khu vực quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa. Sau đây là tóm lược các ý kiến của vị giáo sư người Úc.

Chương trình huấn luyện của lực lượng cảnh sát biển (hải cảnh) Trung Quốc có hạng mục chèn ép, đâm va tàu nước ngoài. Các thuyền trưởng Trung Quốc được miễn truy cứu trách nhiệm nếu họ tấn công tàu cá nước ngoài với lý do bảo vệ chủ quyền quốc gia. Tàu hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tàu cá Quảng Ngãi khiến 8 ngư dân rơi xuống biển ở Hoàng Sa rạng sáng 2/4.

Còn ở phía nam Trường Sa, hải cảnh Trung Quốc có nhiệm vụ chính là quấy rối các hoạt động thăm dò, khai thác dầu khí của các nước láng giềng trong phạm vi “đường lưỡi bò”, và bảo vệ đội tàu cá Trung Quốc, đặc biệt ở các vùng biển quanh quần đảo Natuna (Indonesia).

Trung Quốc vừa tập trận chống tàu ngầm và cho máy bay chiến đấu cất cánh, hạ cánh trên tàu sân bay Liêu Ninh ở phía bắc biển Đông. Cuối tuần qua, nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc xuất hiện ở eo biển Miyako gần Đài Loan và nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư. Tôi cho rằng, hải quân Trung Quốc sẽ tiếp tục quấy rối máy bay, tàu hải quân Mỹ tuần tra tự do hàng hải, tự do bay trên biển Đông, như cho tàu tiến sát tàu Mỹ, tạo tình huống nguy hiểm, suýt va chạm, chĩa laser cấp độ quân sự vào máy bay.

Trung Quốc hiện có cơ sở hạ tầng vững chắc để làm những việc này. Cụ thể, trên các đảo nhân tạo ở Trường Sa của Việt Nam, Trung Quốc đã lắp đặt các hệ thống radar cảnh báo sớm, tên lửa đất đối không, tên lửa hành trình đối hạm, hệ thống vũ khí tầm gần để chống tên lửa hành trình phóng từ tàu và cầu cảng.

Đá Chữ Thập, Vành Khăn và Subi đều có đường băng dài 3km hoặc đủ lớn để phục vụ được tất cả các loại máy bay quân sự mà Trung Quốc hiện có. Đá Chữ Thập đóng vai trò trung tâm liên lạc và tình báo tín hiệu cho các lực lượng quân sự Trung Quốc hoạt động ở biển Đông.

Tháng 1 vừa qua, Trung Quốc thông báo thành lập một trung tâm cứu hộ biển trên Đá Chữ Thập. Tháng 3, nước này thông báo đã vận hành 2 trạm nghiên cứu trên đá Chữ Thập và Subi để hỗ trợ nghiên cứu sinh thái biển sâu, môi trường, khoa học vật liệu và năng lượng biển.

Cụ thể, trạm trên đá Chữ Thập giám sát quần xã sinh vật rạn san hô, bảo tồn nước ngọt và thực vật, trong khi trạm trên đá Subi giám sát nước ngọt và độ ổn định địa chấn. Những dữ liệu này rất hữu ích cho các hoạt động, chiến dịch quân sự của Hải quân Trung Quốc.

MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.