Góa phụ khởi kiện Chủ tịch huyện bị ngất xỉu vì sợ cán bộ

Bà Phạm Thị Lắm vừa tỉnh lại khi nhìn thấy nhiều cán bộ xuất hiện tại tòa.
Bà Phạm Thị Lắm vừa tỉnh lại khi nhìn thấy nhiều cán bộ xuất hiện tại tòa.
TPO - Phiên tòa phúc thẩm vụ kiện hành chính do bà Phạm Thị Lắm, ở khóm 7, thị trấn Sông Đốc, khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, dự kiến diễn ra vào sáng 29/7. Nhưng khi thư ký làm công tác chuẩn bị, nguyên đơn ngất xỉu, phải cấp cứu vì thấy sợ đoàn cán bộ quá đông trong khi còn bà thân cô thế cô.

Tại Bệnh viện đa khoa Cà Mau, bà Phạm Thị Lắm vừa tỉnh lại. “Tôi thấy UBND huyện cho 5 cán bộ, có cả Phó chủ tịch, sợ bị hiếp đáp, tranh cãi không được vì vụ tranh chấp quá lâu, bất công đối với mẹ con tôi”.

Năm 2009, chồng làm chủ tàu khai thác biển, qua đời đột ngột, bà Phạm Thị Lắm gom góp mua căn nhà gắn liền với đất 109 m2 do bà đứng tên và mua căn nhà gắn liền với đất 107 m2  liền kề cho con gái bà là Nguyễn Thị Thảo Nhi đứng tên. Việc mua bán có Trưởng, Phó khóm 7, thị trấn Sông Đốc chứng thật, có kê khai đăng ký tại Phòng TN- MT Trần Văn Thời và sử dụng ổn định.

Ngày 9/4/2011, UBND huyện Trần Văn Thời quyết định thu hồi một phần mặt tiền 122,5 m2 để xây dựng cầu Rạch Ruộng Nhỏ, còn lại 93m2. Ngày 31/8/2012, UBND huyện Trần Văn Thời tiếp tục ra quyết định thu hồi 66,8 m2 trong phần đất còn lại, để triển khai Dự án tái định cư cầu Rạch Ruộng Nhỏ.

Nhưng thực chất, UBND huyện Trần Văn Thời “phân lô bán nền” cho người bị thu hồi đất triển khai dự án hoặc người khác. Nhưng mẹ con bà Lắm  bị mất đất, chưa nhận tiền bồi thường, lại không được tái định cư tại chỗ như hàng trăm hộ dân bị thu hồi đất triển khai dự án.

Ngày 29/11/2012, UBND huyện Trần Văn Thời ra thông báo số 40/TB- HĐBTGPMB- KTDC cho bà Lắm được nhận tiền bồi thường 53.440.000đ và ngày 5/2/2013, quyết định bổ sung tăng thêm 53.440.000đ nhưng không báo cho bà biết.

Góa phụ khởi kiện Chủ tịch huyện bị ngất xỉu vì sợ cán bộ ảnh 1

Phần đất mẹ con bà Lắm bị Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời lấy bán cho người khác.

Bà Phạm Thị Lắm khiếu kiện đến UBND huyện Trần Văn Thời yêu cầu tái định cư tại chỗ. Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời bác đơn và ban hành hàng loạt quyết định xử phạt hành chính, cưỡng chế và bán phần đất của bà Phạm Thị Lắm cho bà Nguyễn Kim Hương và lô đất con bà cho ông Lê Thanh Nhàn.

Cả hai người mua đất của mẹ con bà Lắm chưa hoàn thành nghĩa vụ tài chính. Trong khi bà Lắm khởi kiện Chủ tịch UBND huyện Trần Văn Thời, có cán bộ chủ mưu cho 2 người chủ mới làm sẵn khung nhà tiền chế, dựng lên nếu mẹ con bà Lắm cản trở sẽ xử phạt!

Ngày 7/4/2016, TAND huyện Trần Văn Thời mở phiên tòa sơ thẩm hành chính quyết định chấp nhận yêu cầu khởi kiện của bà Phạm Thị Lắm và con gái là Nguyễn Thị Thảo Nhi, tuyên buộc hủy các quyết định hành chính của UBND huyện Trần Văn Thời và buộc UBND huyện Trần Văn Thời thực hiện nhiệm vụ, công vụ về việc tiến hành thủ tục bồi thường, tái định cư theo Luật đất đai.

Ngoài ra, bà Phạm Thị Lắm và con gái là Nguyễn Thị Thảo Nhi được nhận lại vật tư xây dựng mà UBND huyện Trần Văn Thời cưỡng chế, tháo dỡ nhà gắn liền trên đất của mẹ con bà, vào ngày 28/8/2015.

Tuy nhiên, UBND huyện Trần Văn Thời là người bị kiện có đơn kháng cáo đến TAND tỉnh Cà Mau. Phiên tòa dự kiến diễn ra, bà Phạm Thị Lắm bị tụt huyết áp, ngất xỉu vì sợ đoàn cán bộ UBND huyện Trần Văn Thời tham gia tố tụng quá đông.

Luật sư Hồng Ngọc Anh- Đoàn luật sư Bạc Liêu nói: “UBND huyện Trần Văn Thời ban hành các quyết định thu hồi đất, giải tỏa, bồi thường và tái định cư trái Luật đất đai. Bởi lẽ, tại Khoản 2, Điều 86, Luật đất đai qui định: “Người có đất bị thu hồi được tái định cư tại chỗ nếu tại khi vực thu hồi đất có dự án tái định cư hoặc có điều kiện tái định cư”.

MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.