Tạo bữa ăn vui vẻ, không ép buộc
Nếu trẻ bị ép ăn sẽ hình thành tâm lý “sợ ăn” và phản ứng bằng những cách như che miệng, ngậm thức ăn, né tránh hoặc khóc. Còn việc chiều chuộng bé vào giờ ăn như cho xem TV, đi ăn rong, chơi đồ chơi … lại sẽ khiến trẻ không tập trung vào bữa ăn, càng ngày sẽ càng biếng ăn hơn và còn có thể bị đau dạ dày.
Việc tập cho con có thói quen ăn uống tốt cũng quan trọng như việc đảm bảo bé được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Cho dù mới đầu bạn có thể thấy khó khăn nhưng khi bé đã được hình thành thói quen tốt, cả mẹ và bé sẽ thấy dễ dàng và vui vẻ hơn rất nhiều.
Hãy tập cho bé ý thức được giờ ăn, tự giác ăn, không chiều chuộng, không ép buộc, đồng thời khích lệ và khen ngợi khi bé ăn ngoan.
Chú ý cho bé ăn đa dạng
Một “lỗi” khá phổ biến của mẹ là trẻ thích gì thì cho ăn nấy, hoặc cho bé ăn thường xuyên một món bé thích. Tuy nhiên, nếu chế độ ăn của trẻ nghèo nàn, không đủ 4 nhóm chất bột đường (các loại ngũ cốc và củ…), nhóm chất đạm (thịt, hải sản, trứng, sữa…), nhóm chất béo (dầu, mỡ, bơ…), nhóm vitamin và khoáng chất (rau xanh, trái cây, sữa...) và không phân bổ hợp lý trong các bữa ăn thì trẻ ăn bao nhiêu cũng vẫn có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là các vi chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển.
Mỗi loại thực phẩm mang lại các chất dinh dưỡng khác nhau mà cơ thể trẻ cần, hơn nữa, các nhóm dinh dưỡng có mối quan hệ chặt chẽ, hỗ trợ, chuyển hóa lẫn nhau, nên các chuyên gia khuyến cáo những trẻ tiêu thụ hạn chế các nhóm thức ăn có thể có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, gặp các vấn đề về tăng trưởng cũng như cần được can thiệp dinh dưỡng kịp thời.
Lựa chọn bổ sung dinh dưỡng đường uống đã được chứng minh lâm sàng
Đối với trẻ tăng trưởng kém, can thiệp kết hợp bổ sung dinh dưỡng đường uống rất hữu ích để thúc đẩy bắt kịp tăng trưởng. Bổ sung dinh dưỡng đường uống cũng có thể được sử dụng như phụ trợ để duy trì tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ suy dinh dưỡng và trẻ suy dinh dưỡng.
Một nghiên cứu mới đây có tên “Tác động của bổ sung dinh dưỡng bằng đường uống lâu dài lên đáp ứng dinh dưỡng, chỉ số đa dạng thức ăn, tình trạng sức khỏe và sự tăng trưởng dài hạn ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng” thực hiện trên một nhóm trẻ trong độ tuổi từ 3-4 có nguy cơ thiếu dinh dưỡng, chỉ ra rằng trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng thực hiện chế độ ăn có tư vấn và uống ít nhất 2 ly dinh dưỡng bổ sung mỗi ngày sẽ bắt kịp tăng trưởng (về chiều cao và cân nặng) sau 9 tuần, và tăng đa dạng thức ăn, giảm số ngày ốm sau 16 tuần.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy việc can thiệp bao gồm tư vấn dinh dưỡng đi kèm với tiếp tục bổ sung dinh dưỡng đường uống đã giúp duy trì tăng trưởng chiều cao và cân nặng bình thường sau khi bắt kịp tăng trưởng ở trẻ có nguy cơ thiếu dinh dưỡng. Hơn nữa, việc can thiệp dinh dưỡng này còn làm tăng tiêu thụ các loại thức ăn đa dạng hơn, bao gồm hoa quả, rau và các thức ăn giàu protein.
Sản phẩm dinh dưỡng bổ sung sử dụng trong nghiên cứu là PediaSure do Abbott Nutrition nghiên cứu và sản xuất. Kết quả nghiên cứu đã được công nhận trên các tạp chí khoa học uy tín là tạp chí Khoa học Dinh dưỡng (Journal of Nutritional Science), tạp chí Dinh dưỡng con người và Tiết chế (Journal of Human Nutrition & Dietetics). Cho đến nay, PediaSure là sản phẩm duy nhất tại Việt Nam có kết quả nghiên cứu được đăng tải trên tạp chí Khoa học Dinh dưỡng và là sản phẩm số 1 được các bác sỹ nhi khoa Hoa Kỳ khuyên dùng. Những kết quả nghiên cứu này cũng đã được công bố tại Hội thảo khoa học “Giải pháp dinh dưỡng đã được nghiên cứu lâm sàng giúp tăng trưởng khỏe mạnh và ăn uống đa dạng ở trẻ em có trở ngại về tăng trưởng” do Hiệp hội Nhi khoa Việt Nam và công ty chăm sóc sức khỏe toàn cầu Abbott phối hợp tổ chức.
Tiến sĩ Li Fei, bộ phận Nghiên cứu và Phát triển, Trung tâm châu Á Thái Bình Dương, Abbott Nutrition cho biết: “Bổ sung dinh dưỡng đường uống kéo dài, như PediaSure, giúp tăng đa dạng thức ăn, lấp đầy các khoảng trống dinh dưỡng và cải thiện tình trạng dinh dưỡng chung. Đồng thời, nó cũng hỗ trợ tăng tiêu thụ năng lượng và các dưỡng chất chủ yếu để tăng trưởng vốn được biết là thiếu ở nhiều trẻ em châu Á, như canxi, sắt, vitamin A và C”.