Giới chức quân sự Mỹ - Ukraine 'bằng mặt nhưng không bằng lòng'

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Tờ New York Times tiết lộ, Mỹ từng tỏ ra tức giận khi lực lượng Ukraine đánh chìm tàu tuần dương tên lửa Moskva - soái hạm của Hạm đội Biển Đen Nga - vào ngày 14/4/2022.

Bài báo lưu ý rằng vào giữa tháng 4/2022, các sĩ quan hải quân Mỹ và Ukraine đang tiến hành trinh sát thường lệ thì có điều gì đó bất ngờ xuất hiện trên màn hình radar. Quân đội Mỹ nhanh chóng nhận ra đó là tàu Moskva. Không lâu sau, con tàu bị lực lượng Ukraine đánh chìm.

Giới chức quân sự Mỹ - Ukraine 'bằng mặt nhưng không bằng lòng' ảnh 1

Khói bốc lên từ tàu Moskva. (Ảnh: X)

Kiev coi đây là một chiến thắng vang dội. Nhưng sự việc này cũng phản ánh tình trạng bất ổn trong mối quan hệ Ukraine - Mỹ vào những tuần đầu tiên của cuộc xung đột.

Mỹ tức giận vì Ukraine không thông báo trước khi tiến hành vụ tấn công. Họ ngạc nhiên vì Ukraine sở hữu tên lửa có khả năng bắn trúng tàu Nga, và hoảng loạn vì chính quyền Tổng thống Joe Biden không có ý định cho phép người Ukraine tấn công một biểu tượng của sức mạnh Nga như vậy.

Sự bất hoà âm ỉ

Tờ New York Times cũng đề cập đến mối quan hệ phức tạp giữa các chỉ huy quân sự của Ukraine và Mỹ.

Khi các tướng lĩnh Mỹ đề xuất hỗ trợ ngay sau khi xung đột bùng phát, họ đã vấp phải sự ngờ vực đáng kể từ Ukraine.

"Chúng tôi đang chiến đấu với Nga. Các ông thì không. Tại sao chúng tôi phải nghe lời các ông?”, Tư lệnh Lực lượng Lục quân Ukraine khi đó - ông Oleksandr Syrskyi - được cho là đã nói như vậy trong cuộc gặp đầu tiên với phía Mỹ.

Tuy nhiên, ông Syrskyi đã nhanh chóng thay đổi suy nghĩ, khi nhận ra rằng Mỹ có thể cung cấp những thông tin tình báo trên chiến trường mà cấp dưới của ông không bao giờ có thể tự mình có được.

Tình hình càng trở nên phức tạp do mối quan hệ căng thẳng giữa Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine khi đó là ông Valerii Zaluzhnyi và Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ Mark A. Milley.

Trong các cuộc điện thoại, Tướng Milley thường đặt câu hỏi về yêu cầu cung cấp vũ khí của Ukraine, hoặc đưa ra lời khuyên dựa trên thông tin tình báo vệ tinh của Lầu Năm Góc. Những cuộc trò chuyện này thường kéo theo sự im lặng, và đôi khi ông Zaluzhnyi quyết định phớt lờ các cuộc gọi từ Mỹ.

Giới chức quân sự Mỹ - Ukraine 'bằng mặt nhưng không bằng lòng' ảnh 2

Ông Valerii Zaluzhnyi (trái) và ông Mark Milley (phải). (Ảnh: Euro Maidan)

Vi phạm lòng tin

Về chiến dịch của Ukraine ở tỉnh Kursk của Nga, phía Mỹ coi đây là hành vi vi phạm lòng tin, nhưng vẫn tiếp tục hỗ trợ Kiev để ngăn chặn cái chết của hàng nghìn binh sĩ Ukraine.

Tờ New York Times cho biết, lực lượng Ukraine đã bị kéo căng một cách nguy hiểm ở các mặt trận phía bắc và phía đông vào mùa hè năm 2024. Tuy nhiên, ông Oleksandr Syrskyi - Tổng tư lệnh Lực lượng vũ trang Ukraine - liên tục nói với người Mỹ rằng "Tôi cần một chiến thắng".

Hồi tháng 3, Mỹ phát hiện ra rằng tình báo quân sự Ukraine đang bí mật lên kế hoạch cho một chiến dịch trên bộ ở phía tây nam nước Nga. Sau đó, đại diện Cơ quan Tình báo Trung ương Mỹ (CIA) tại Kiev đã cảnh báo ông Kyrylo Budanov - lãnh đạo Cơ quan Tình báo Quốc phòng Ukraine (DIU) - về thực tế là nếu người Ukraine vượt biên giới vào Nga, họ sẽ phải hành động mà không có vũ khí và sự hỗ trợ tình báo của Mỹ.

Đầu tháng 8, Ukraine đã đưa ra một gợi ý bí ẩn rằng có điều gì đó đang xảy ra ở phía bắc. Vào thời điểm đó, Tướng Syrskyi đã hành động: điều quân qua biên giới phía tây nam của Nga vào tỉnh Kursk.

"Đối với người Mỹ, cuộc tấn công là một sự vi phạm lòng tin đáng kể. Không chỉ vì người Ukraine một lần nữa giữ kín thông tin với Mỹ, mà họ đã bí mật vi phạm thỏa thuận, mang thiết bị do liên quân cung cấp vào lãnh thổ Nga", bài báo nêu rõ.

Sau khi chiến dịch của Ukraine ở Kursk bắt đầu, Mỹ có thể dừng hỗ trợ Kiev. Nhưng họ biết điều này "có thể dẫn đến thảm họa”. Binh lính Ukraine ở Kursk sẽ bỏ mạng nếu họ không được bảo vệ bởi tên lửa HIMARS và tình báo Mỹ.

Washington kết luận rằng chiến dịch Kursk là chiến thắng mà giới lãnh đạo Ukraine đã ám chỉ và tìm kiếm từ lâu.

Một trong những mục tiêu của chiến dịch, như Tổng thống Volodymyr Zelensky giải thích với Mỹ, là giành được đòn bẩy, chiếm giữ lãnh thổ Nga, sau đó có thể đổi lấy lãnh thổ Ukraine trong các cuộc đàm phán tương lai.

Theo New York Times
MỚI - NÓNG
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Các gian hàng trên phố đi bộ hồ Ngọc Khánh thường xuyên thưa thớt, kể cả ngày cuối tuần

Vì sao nhiều tuyến phố đi bộ hoạt động cầm chừng?

TP - Sau sự ra mắt thành công của phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm, Hà Nội đã mở thêm nhiều tuyến phố đi bộ nhằm tạo ra không gian văn hóa sáng tạo và dẫn đầu cả nước về số lượng. Tuy nhiên, một số tuyến phố mới sau một thời gian ngắn hoạt động đã rơi vào tình trạng vắng vẻ, không thu hút được người dân và du khách.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.
Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

Vì sao Trung tâm Cứu hộ gấu Bạch Mã vẫn chờ… gấu?

TPO - Trung tâm Cứu hộ gấu Việt Nam (cơ sở II) đặt tại Vườn Quốc gia Bạch Mã (huyện Phú Lộc, TP Huế) được xây dựng nhằm mục đích tiếp nhận, chăm sóc và phục hồi sức khỏe cho hàng trăm cá thể gấu từng bị nuôi nhốt để lấy mật hoặc buôn bán trái phép. Tuy nhiên, sau gần 2 năm hoạt động, trung tâm hiện chỉ mới nuôi dưỡng 8 cá thể gấu.
Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

Về Đất Tổ nghe chuyện cây nghìn năm tuổi

TP - Cây táu ở đền Thiên Cổ, thôn Hương Lan (xã Trưng Vương, TP Việt Trì) có niên đại khoảng 2.100 năm. Tương truyền, cây gắn liền với thời kỳ các vua Hùng dựng nước, mang những giá trị vô giá về văn hóa, tâm linh và truyền thống tôn sư trọng đạo của dân tộc ta.