Những công trình đột phá, làm thay đổi diện mạo TPHCM
TPO - Sau 50 năm, diện mạo TPHCM thay đổi hoàn toàn, trở thành một siêu đô thị hiện đại, năng động của cả nước. Đóng góp vào sự phát triển này là hàng loạt dự án bất động sản mang tính biểu tượng, khu đô thị kiểu mẫu, đại lộ thênh thang…
Là cửa ngõ ra vào TPHCM, ngoài Cầu Sài Gòn 1 được xây dựng trước năm 1975, nối đường Điện Biên Phủ (quận Bình Thạnh) với Võ Nguyên Giáp (TP Thủ Đức) thì cầu Sài Gòn 2 được khánh thành vào cuối năm 2023 và song song với cầu Sài Gòn 1. Cầu Sài Gòn 2 dài gần 1 km gồm 30 nhịp được thiết kế có tuổi thọ 100 năm và chịu được động đất cấp 7.
Suốt 50 năm qua, TPHCM đã lần lượt tạo nên những công trình kỷ lục, điển hình như tòa nhà The Landmark 81.
Trực thăng bay tập luyện chuẩn bị cho lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước qua tòa nhà The Landmark 81.
Tại thời điểm khai trương, The Landmark 81 không chỉ trở thành tòa nhà cao nhất Đông Nam Á mà còn đột phá các kỷ lục khác như tầng quan sát cao nhất Việt Nam, căn hộ cao nhất Việt Nam và nhà hàng, quán bar cao nhất Đông Nam Á.
Hệ thống giao thông ở quận Bình Thạnh - cửa ngõ vào TPHCM được xây dựng đồng bộ, hiện đại.
Một góc khu Đông TPHCM chụp từ trực thăng.
Một góc Khu đô thị mới Thủ Thiêm.
Cao ốc sầm uất hai bên bờ sông Sài Gòn.
Một góc quận 1, TPHCM.
Nhiều toà cao ốc chọc trời, hiện đại làm thay đổi diện mạo TPHCM.
TPHCM trở nên đẹp và lộng lẫy hơn.
Đôi bờ sông Sài Gòn hiện đại, sang trọng.
Cầu Thủ Thiêm 2 bắc qua sông Sài Gòn có tổng vốn đầu tư gần 3.100 tỷ đồng, nối liền TP Thủ Đức với quận 1 được đưa vào khai thác vào quý II/2022.
Việc xây dựng cầu Thủ Thiêm 1, cầu Thủ Thiêm 2 giúp việc lưu thông, kết nối từ trung tâm TPHCM với Khu đô thị mới Thủ Thiêm và khu Đông Sài Gòn thuận tiện hơn.
Với khát vọng làm đòn bẩy cho phát triển kinh tế vùng, TPHCM trở thành khu đô thị đáng sống, thu hút đầu tư nước ngoài.
Thủ Thiêm là vùng đất của đầm lầy với tên gọi là xóm Tàu Ô. Cư dân tại Thủ Thiêm những năm sau 1975 chủ yếu sinh sống nhờ vào ruộng đồng nhưng chỉ sau 1 thập niên, mọi thứ đã thay đổi hoàn toàn.
Năm 2007, cầu Thủ Thiêm 1 hoàn thành, cư dân từ quận Bình Thạnh bắt đầu di chuyển dần qua phía quận 2 (giờ là TP Thủ Đức). Đến khi hầm Thủ Thiêm chính thức thông xe, khu vực này bắt đầu bước sang trang mới.
Hàng loạt dự án nhà ở cao cấp mọc lên thần tốc, đường sá được xây mới, mở rộng sạch đẹp… Thủ Thiêm lột xác thành khu "đất vàng".
Không chỉ mang ý nghĩa là tuyến đường xuyên tâm trọng điểm dài nhất TPHCM giúp kết nối trung tâm TPHCM với Thủ Thiêm, giảm tải cho cầu Sài Gòn, công trình đại lộ Đông - Tây còn tạo biến chuyển mạnh về bộ mặt đô thị.
Từ diện mạo lụp xụp, hàng chục ngàn cư dân sống bám dọc bờ kênh Tàu Hủ - Bến Nghé và hai bên đường Hàm Tử, Trần Văn Kiểu đã được bố trí tái định cư tới nơi ở mới tốt hơn, tiện nghi hơn, đổi lại một tuyến đường mới khang trang, rộng đẹp.
Hiện tại, TPHCM đang tiếp tục nghiên cứu phương án kéo dài tuyến đại lộ này tới Long An, kết nối với cao tốc Trung Lương để tăng liên kết vùng.
Kéo theo đó, hàng loạt dự án mọc lên trên tuyến kênh Tàu Hủ - Bến Nghé.
Năm 1996, Công ty Phú Mỹ Hưng - liên doanh giữa Công ty TNHH MTV Phát triển Công nghiệp Tân Thuận và Tập đoàn CT&D (Đài Loan, Trung Quốc) bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị Phú Mỹ Hưng. Ảnh: PMH.
Từ đây, những nét vẽ đầu tiên của khu đô thị bắt đầu dần hiện thực hóa. Đến tháng 5/2018, Khu đô thị Phú Mỹ từ đầm lầy thành đô thị hiện đại, kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam. Ảnh: PMH.
Bên cạnh khu đô thị Phú Mỹ Hưng, khu Nam Sài Gòn ngày càng phát triển với nhiều khu đô thị, nhà cao tầng hiện đại. Ảnh: PMH.
Khu đô thị Phú Mỹ Hưng là một trong những công trình hiện đại hàng đầu ở TPHCM. Ảnh: PMH.
TPO - Chiều 26/4, tại Nhà văn hóa Thanh Niên, Thành ủy TPHCM đã tổ chức lễ công bố, vinh danh và giao lưu 50 công trình, cụm công trình xây dựng tiêu biểu của thành phố, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
TPO - Những ngày này, khắp các trường, lớp học, các con đường lớn nhỏ dẫn vào bản làng ở huyện miền núi Nghệ An đều được trang hoàng cờ hoa, pano hướng về ngày lễ trọng đại của đất nước.
TPO - Ngày 27/4, Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) – Công an TPHCM đã có thông báo về điều chỉnh giao thông khu vực trung tâm thành phố phục vụ tổ chức hoạt động bắn pháo hoa tầm cao, hưởng ứng chương trình cầu truyền hình Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
TPO - Chiều 26/4, tại Nhà văn hóa Thanh Niên, Thành ủy TPHCM đã tổ chức lễ công bố, vinh danh và giao lưu 50 công trình, cụm công trình xây dựng tiêu biểu của thành phố, nhân kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025).
TPO - Là thành phố cửa ngõ của tỉnh Bình Dương, Dĩ An được đầu tư các dự án giao thông trọng điểm mang tính kết nối đô thị. Sau khi các công trình hoàn thành sẽ hình thành mạng lưới giao thông đồng bộ giữa Bình Dương với TPHCM.
TPO - Dịp lễ 30/4 – 1/5 kéo dài 5 ngày, là cơ hội để các doanh nghiệp đẩy mạnh bán hàng, tăng doanh số. Do đó, rất nhiều chương trình khuyến mãi được tung ra dịp này nhằm kích cầu tiêu dùng. Tuy nhiên, hàng giá rẻ nhưng phải đi liền với chất lượng, sự minh bạch mới được lòng "thượng đế".
TPO - Chiều tối 26/4, người dân TPHCM đổ về bến Bạch Đằng, đường Nguyễn Huệ (Quân 1), đón xem màn trình diễn 3D Mapping và bắn pháo hoa tầm cao kỷ niệm 50 năm ngày đất nước thống nhất.
TPO - Xá lợi Phật sẽ đến Việt Nam bằng chuyên cơ; Trường hợp thứ 3 rơi lầu tử vong tại Vạn Hạnh Mall; Đình chỉ lớp dạy thêm trá hình dưới mác luyện chữ đẹp,... là những thông tin đáng chú ý ở TPHCM trong tuần.