Gió mới Điện Kremlin

Gió mới Điện Kremlin
TP - Những thay đổi lớn và đầy bất ngờ trên chính trường Nga trong mấy ngày vừa qua làm thế giới phải dành một sự quan tâm đặc biệt. Tổng thống Vladimir Putin trong thông điệp gửi tới quốc hội, đã đề xuất một số sửa đổi hiến pháp và  đưa chúng vào một cuộc trưng cầu dân ý.

Duma Quốc gia Nga đã phê chuẩn Mikhail Mishustin giữ chức thủ tướng mới của Nga, thay thế ông Dmitry Medvedev…

Quan điểm của Tổng thống Vladimir Putin và các đảng phái chính trị lớn như Đảng Nước Nga thống nhất, Đảng Dân chủ Tự do, Đảng Cộng sản Liên bang Nga…đều thống nhất: Hiến pháp cần củng cố các nguyên tắc của hệ thống công quyền thống nhất, xây dựng sự tương tác hiệu quả giữa các cơ cấu nhà nước và địa phương.

Ngoài ra, ông Putin đề xuất Duma quốc gia có quyền bỏ phiếu bầu người đứng đầu chính phủ, và sau đó, ông ta sẽ bổ nhiệm tất cả các phó thủ tướng và bộ trưởng.

Dmitry Medvedev từ nhiệm thủ tướng, đổi lại, ông được mời đảm nhận vị trí mới là Phó chủ tịch Hội đồng An ninh, một chức vụ lớn và rất quan trọng, là chỗ dựa tin cậy của Vladimir Putin.

Việc đề xuất sửa đổi một số điểm của hiến pháp và việc chính phủ Nga từ chức hoàn toàn không phải là động thái kỹ thuật, đó hiển nhiên không chỉ là một quyết định lớn, quan trọng về chính trị mà còn là thay đổi cấu trúc chính trị nói chung. Rõ ràng là bằng cách này, các luận điểm được tuyên bố trong thông điệp gửi quốc hội Liên bang mang ý nghĩa hoàn toàn khác. Đây không chỉ là một mong muốn để "thúc đẩy bộ máy cũ", mà đó là một sự thay đổi định dạng.

Nước Nga đang thay đổi mục tiêu và thay đổi đội ngũ, những người sẽ thực hiện chúng trong nhiệm kỳ tới. Tất nhiên cần nhìn vào thành phần của chính quyền trong tương lai, nếu do những người cũ hoặc các quan chức cũ đảm trách, thì sẽ không có gì thay đổi. Bởi vì yêu cầu của Vladimir Putin về ý tưởng mới, về các phương cách mới để giải quyết vấn đề mới của nước Nga, với những khuôn mặt mới là rất cần thiết. Chắc chắn sẽ có một sự thay đổi thực sự về định dạng. Tất nhiên điều này sẽ khiến thông điệp của tổng thống bước sang một cấp độ khác, sẽ là một hành động chính trị thực sự.

Như vậy có thể nói rằng những đề xuất sửa đổi hiến pháp của Tổng thống Putin đưa ra trong thông điệp liên bang cách đây 2 hôm, ngày 15/1 hoàn toàn không phải để dọn đường cho khả năng ông có thể lãnh đạo đất nước mà không phụ thuộc vào nhiệm kỳ.

Những thay đổi lớn về nhân sự và cấu trúc chính phủ mới do tân Thủ tướng Mikhail Mishustin chắc chắn sẽ không tạo ra nguy cơ gây ra xáo trộn lớn ở nước Nga hoặc ảnh hưởng xấu đến nhiều nước liên quan, mà sẽ tạo nên xung lực mới mạnh mẽ, không chỉ về tăng trưởng kinh tế mà còn về an ninh, quốc phòng để Nga vẫn sẽ là cường quốc lớn không chỉ quốc phòng mà còn tiến đến Top 5 kinh tế thế giới.

Có ý kiến cho rằng mô hình lãnh đạo mới của Nga được áp dụng sẽ khiến hệ thống chính trị của Nga sau năm 2024 có thể sẽ giống Trung Quốc, là sai lầm. Nước Nga rộng lớn bậc nhất thế giới, giàu tài nguyên thiên nhiên cũng bậc nhất, một dân tộc thông minh, đoàn kết và yêu tổ quốc sẽ biết cách lựa chọn con đường đi riêng của mình, không cần đi theo ai, giống ai.

Những thay đổi đó sẽ tác động tích cực đến sự hòa bình và ổn định trên thế giới và sẽ nâng quan hệ của Nga với các nước trong đó có Mỹ, EU, Ukraine và nhiều quốc gia khác lên một tầng cao mới. Đó là xu thế không thể đảo ngược.

MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.