Giáo viên mầm non xoay đủ nghề trong đại dịch

0:00 / 0:00
0:00
Cô Nguyễn Thị Bích Thủy trong một giờ dạy trẻ ở Trường Mầm non Trăng Sáng Linh Đàm (Hà Nội)
Cô Nguyễn Thị Bích Thủy trong một giờ dạy trẻ ở Trường Mầm non Trăng Sáng Linh Đàm (Hà Nội)
TP - Dịch COVID-19 khiến các trường mầm non tại Hà Nội đóng cửa từ đầu tháng 5, giáo viên các trường tư thục cũng mất việc từ đó. Nhiều cô giáo đi làm giúp việc gia đình, vào viện chăm người ốm, bán hàng online…

Đầu tháng 8, chị Nguyễn Thu Trà ở quận Hai Bà Trưng (Hà Nội) ngỡ ngàng khi nhận được cuộc điện thoại xin việc của một cô giáo mầm non. “Qua điện thoại, cô tự giới thiệu: Em là giáo viên mầm non mất việc từ tháng 5, muốn xin vào giúp việc cho gia đình. Em có thể trông, dạy trẻ hát, múa, vẽ và làm tất cả việc nhà từ nấu ăn, dọn dẹp, giặt quần áo, lau nhà… Điều bất ngờ, cô giáo chỉ đề xuất mức lương 5 triệu đồng cho cả tuần làm việc từ thứ 2 đến thứ 6”, chị Trà kể.

Cô giáo Đặng Thu Giang, giúp việc cho chị Trà, tâm sự, sau khi mất việc, mất thu nhập hồi đầu tháng 5, cô ở nhà chăm 2 con nhỏ. Những tưởng dịch bệnh chỉ kéo dài 1-2 tháng, không ngờ đến tháng 7 vẫn chưa có hi vọng được đến trường. Chồng cô là lao động tự do, những ngày giãn cách mất hẳn thu nhập. Cả gia đình sống lay lắt, tiêu hết cả số tiền tích cóp lâu nay. Mới đây, con bị ốm phải vào viện khám, không có tiền, cô phải chạy vạy đi vay. Suy đi tính lại, cô nhờ bà ngoại đến trông con. “Đồng nghiệp cùng trường làm đủ nghề như: nhận trông trẻ, bán rau ở chợ, vào bệnh viện nhận chăm sóc bệnh nhân. Công việc chăm bệnh nhân có thu nhập 500.000 đồng/ngày. Mình không ngại vất vả, tuy nhiên môi trường dịch bệnh phức tạp, nhà có con nhỏ nên không dám đến làm”, cô Giang nói.

Mất việc, mắc COVID-19

Dịp 20/11 năm nay, cô Nguyễn Thị Bích Thủy, giáo viên Trường Mầm non Trăng Sáng Linh Đàm (quận Hoàng Mai), không may trở thành F0 phải nhập viện điều trị. Chồng cô vào miền Nam làm thuê và bị mắc kẹt, không có thu nhập. Cô Thủy ở Hà Nội một nách ôm 2 con nhỏ, trong đó con cả 5 tuổi, con thứ 9 tháng. Cô vừa đi dạy vừa chăm con. Đầu tháng 4, mẹ cô Thủy bị tai nạn gãy chân, phải nhập viện điều trị 1 tháng.Đầu tháng 5, dịch COVID-19 ập đến, trường học đóng cửa, nhà trường không có nguồn thu, giáo viên vì thế mất thu nhập.

Bà Hoàng Thanh Hương, Trưởng Phòng Giáo dục mầm non - Sở GD&ĐT Hà Nội, nói rằng, sau dịch, khi hệ thống trường mầm non tư thục khó hồi phục, áp lực tuyển sinh dồn vào trường công lập vốn quá tải.

Cô Thủy đành gửi 2 con nhỏ về quê để đi làm thêm. Ban đầu, cô bán hàng online, nhưng khi kinh doanh khó khăn, cô xin đi đóng hàng ở các kho. Cô ban ngày đi học, đêm đi đóng hàng từ 6 giờ chiều đến 7 giờ sáng hôm sau. Ngày 18/11, cô có kết quả xét nghiệm mắc COVID-19.

Bà Hoàng Thị Phương Thu, Hiệu trưởng Trường Mầm non Trăng Sáng Linh Đàm, bật khóc khi nói về hoàn cảnh của các giáo viên mầm non. Trước dịch, trường có 30 giáo viên, nhân viên, nay có 4-5 người đã xin nghỉ hẳn việc để về quê tìm việc khác. “Điều tôi lo lắng và áp lực nhất là sau đại dịch, giáo viên bỏ nghề, trường rất khó tuyển được lao động mới. Chưa kể, phụ huynh cũng khó khăn, chuyển nhiều học sinh về khối trường công để giảm chi phí”, bà Thu nói.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Bà Rịa - Vũng Tàu căng mình ngăn lửa giữ rừng
Ảnh hưởng của El Nino khiến hơn 28.000 ha rừng ở Bà Rịa – Vũng Tàu đang ở cấp báo động cháy “cực kỳ nguy hiểm” (cấp 5). Người dân, cơ quan chức năng cũng như lực lượng bảo vệ rừng của tỉnh đang trong trạng thái cảnh giác cao, căng mình giữ rừng, không lơ là, chủ quan với lửa.