Chương trình giao lưu diễn ra từ 14h chiều nay, 23/12/2015 tại tòa soạn báo Tiền Phong. Các chuyên gia khách mời gồm:
- Ông Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế
- Ông Bùi Công Toàn – Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương
Các khách mời sẽ trả lời câu hỏi của bạn đọc về những nội dung sau:
- Tìm hiểu những quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế, những kênh thông tin như đường dây nóng, hòm thư góp ý… để người dân kịp thời phản ánh khi gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh.
- Kết quả bước đầu triển khai tại các bệnh viện, việc hưởng ứng, ứng dụng của các đơn vị y tế, đội ngũ nhân viên y tế trong hoạt động đổi mới, những thuận lợi, khó khăn của các cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ đổi mới, hướng khắc phục và định hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm tải bệnh viện thông qua Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 và thực hiện Quyết định số 14 của Thủ tướng Chính phủ…
- Những hiệu quả người dân được hưởng lợi trong khám chữa bệnh ở tuyến dưới trong thời gian thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816.
- Trả lời những câu hỏi của độc giả liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh…
Trân trọng kính mời bạn đọc đặt câu hỏi cho các vị chuyên gia, khách mời qua ô cửa sổ bên dưới. Trân trọng cảm ơn.
Buổi giao lưu trực tuyến bắt đầu
DANH SÁCH KHÁCH MỜI
-
TS Phạm Văn Tác, Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế
Vụ trưởng Vụ Tổ chức, Bộ Y tế
-
Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương
Để tuyên truyền sâu rộng về ý thức, trách nhiệm cán bộ y tế, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế, Báo Tiền Phong tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: Ngành y đổi mới để người bệnh hài lòng.
Chương trình giao lưu diễn ra từ 14h chiều nay, 23/12/2015 tại tòa soạn báo Tiền Phong. Các chuyên gia khách mời gồm:
- TS Phạm Văn Tác – Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Y tế
- PGS-TS Bùi Công Toàn – Phó Giám đốc Bệnh viện K Trung ương
Các khách mời sẽ trả lời câu hỏi của bạn đọc về những nội dung sau:
- Tìm hiểu những quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế, những kênh thông tin như đường dây nóng, hòm thư góp ý… để người dân kịp thời phản ánh khi gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh.
- Kết quả bước đầu triển khai tại các bệnh viện, việc hưởng ứng, ứng dụng của các đơn vị y tế, đội ngũ nhân viên y tế trong hoạt động đổi mới, những thuận lợi, khó khăn của các cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ đổi mới, hướng khắc phục và định hướng hoạt động trong thời gian tới.
- Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm tải bệnh viện thông qua Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 và thực hiện Quyết định số 14 của Thủ tướng Chính phủ…
- Những hiệu quả người dân được hưởng lợi trong khám chữa bệnh ở tuyến dưới trong thời gian thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816.
- Trả lời những câu hỏi của độc giả liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh…
Trân trọng kính mời bạn đọc đặt câu hỏi cho các vị chuyên gia, khách mời qua ô cửa sổ bên dưới. Trân trọng cảm ơn.
-----
Mở đầu cuộc giao lưu, nhà báo Lê Xuân Sơn - Tổng Biên tập báo Tiền Phong phát biểu:
Kính thưa các vị khách mời.
Kính thưa bạn đọc.
Năm 2015, vấn đề nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và giảm quá tải bệnh viện được coi là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của ngành y tế. Bộ Y tế đã có nhiều nỗ lực, giải pháp, đột phá chiến lược về cơ sở hạ tầng, công nghệ, nhân lực, mà đặc biệt trong công tác khám, chữa bệnh nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ y tế và phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ y tế. Tháng 6/2015, Bộ Y tế đã ban hành Kế hoạch đổi mới phong cách, thái độ phục vụ hướng tới sự hài lòng của người bệnh, sau hàng loạt giải pháp quyết liệt nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, giảm tải bệnh viện.
Nhờ các giải pháp và nỗ lực như vậy, ngành Y tế đã đạt được nhiều thành tựu, tiến bộ quan trọng. Bên cạnh đó, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại, nhiều việc phải giải quyết.
Để thông tin cặn kẽ hơn nữa tới bạn đọc những việc đã làm, đang làm của bộ Y tế hướng tới đạt được những mục tiêu, nhiệm vụ nói trên, đồng thời tuyên truyền sâu rộng về ý thức, trách nhiệm cán bộ y tế, cũng như quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tiếp cận dịch vụ y tế, hôm nay, Báo Tiền Phong tổ chức cuộc giao lưu trực tuyến với chủ đề: Ngành Y đổi mới để người bệnh hài lòng. Cuộc giao lưu có sự tham gia của các vị khách mời là các cán bộ làm công tác quản lý cảu Bộ và trực tiếp tổ chức việc khám chữa bệnh tại bệnh viện.
Cuộc giao lưu trực tuyến này là dịp để bạn đọc và các chuyên gia khách mời cùng chia sẻ, trao đổi về những vấn đề liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh hiện nay. Qua đây, bạn đọc có thể biết được phương hướng và các giải pháp của ngành Y để nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh; tìm hiểu những quyền lợi và trách nhiệm của người dân khi tiếp cận các dịch vụ y tế, những kênh thông tin như đường dây nóng, hòm thư góp ý… để người dân kịp thời phản ánh khi gặp khó khăn trong quá trình khám chữa bệnh; Những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện mục tiêu giảm tải bệnh viện thông qua Đề án Bệnh viện vệ tinh, Đề án 1816 và thực hiện Quyết định số 14 của Thủ tướng Chính phủ; Những hiệu quả người dân được hưởng lợi trong khám chữa bệnh ở tuyến dưới trong thời gian thực hiện Đề án Bệnh viện vệ tinh và Đề án 1816…
Trân trọng kính mời bạn đọc và các vị chuyên gia, khách mời cùng bắt đầu cuộc giao lưu trực tuyến.
-----
Thưa các bạn, trong 2 tiếng vừa qua, chúng ta đã được trao đổi rất nhiều vấn đề liên quan đến chủ đề đang khá nóng dư luận hiện nay: "Ngành y tế đổi mới để người bệnh hài lòng". Chương trình nhận được rất nhiều câu hỏi của độc giả, tuy nhiên, do thời lượng có hạn, chúng tôi xin trở lại vào chương trình giao lưu trực tuyến lần sau.
Xin trân trọng cảm ơn các vị khách mời đã đến tham dự chương trình và giải đáp các thắc mắc cho độc giả báo Điện tử Tiền Phong.- 1. Thời gian: Thứ tư, ngày 23/12/2015 - 00:51
- 2. Địa điểm: Trụ sở Báo Tiền Phong
Thưa ông, một vấn đề nhức nhối thời gian qua là tình trạng người nhà bệnh nhân, thậm chí là côn đồ hành hung, tấn công bác sĩ, nhân viên y tế. Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện mới đề cập và xử lý vấn đề trên như thế nào?
Trong thời gian gần đây, các phương tiện thông tin đại chúng đã công tâm, khách quan đưa những thông tin về một số vụ việc xảy ra trong bệnh viện như người nhà hoặc bệnh nhân đánh thầy thuốc như bệnh viện Việt - Tiệp Hải Phòng. Người bệnh và người nhà người bệnh khi đến bệnh viện do bệnh tật nên chắc chắn có nhiều bức xúc, do đó cũng mong muốn người bệnh và người nhà người bệnh hết sức bình tĩnh để cán bộ y tế chăm sóc.
Mặt khác, chúng tôi cũng đề nghị các cấp, chính quyền chỉ đạo và đặc biệt là các cơ quan công an giúp đỡ, bảo vệ cán bộ y tế khi họ đang thực thi nhiệm vụ cứu chữa người bệnh. Chúng tôi cũng đề nghị cán bộ y tế hết sức bình tĩnh vì sức khỏe của người bệnh và cố gắng chăm sóc tốt cho người bệnh. Bên cạnh đó, có cách ứng xử phù hợp trong các điều kiện thực tế để một mặt vẫn chăm sóc được bệnh nhân, một mặt vẫn bảo đảm được an ninh trật tự trong bệnh viện và bảo vệ cá nhân mình.
Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện gồm 83 tiêu chí tập trung chủ yếu vào đánh giá chất lượng bệnh viện để phục vụ tốt nhất cho người dân, người bệnh khi đến bệnh viện.
Thưa ông, một thực tế đã tồn tại từ lâu đó là bệnh nhân luôn có xu hướng khám chữa bệnh ở các bệnh viện lớn, bệnh viện trung tâm ở tỉnh, thành phố chứ không chịu khám ở bệnh viện địa phương, dù hiện tại cơ sở vật chất, trình độ bác sĩ ở địa phương đã được cải thiện nâng cao rất nhiều. Xin ông cho biết cần có chiến lược truyền thông tới các vùng nông thôn thế nào để bệnh nhân không đổ dồn ra bệnh viện lớn?
Đứng trước tình trạng này, Chính phủ đã chỉ đạo theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế, hình thành các bệnh viện vệ tinh của các bệnh viện TƯ. Ví dụ như bệnh viện Ninh Bình, bệnh viện Nghệ An....v...v... là vệ tinh của bệnh viện Việt Đức, bệnh viện Bạch Mai, bệnh viện K để mục tiêu tăng cường năng lực cho tuyến dưới và thực tế hiện nay, nhiều bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến huyện cũng đã làm tốt công tác khám chữa bệnh.
Như vậy, một mặt chúng ta phải làm tốt những kĩ thuật về y học để người dân yên tâm, một mặt cũng phải đối mới phong cách, thái độ để người dân hài lòng. Và thông qua đó, phải tuyên truyền để người dân biết phòng bệnh và hiểu được những bệnh bắt buộc phải đi tuyến trên, còn lại có thể khám chữa bệnh tại cơ sở. Đồng thời, đề nghị Chính phủ tăng cường đồng bộ hệ thống y tế cơ sở cả về cơ sở vật chất, trang thiết bị và con người một cách hợp lý theo mô hình bệnh tật và số lượng dân cư của từng khu vực.
Qua buổi giao lưu trực tuyến hôm nay, bộ Y tế cũng trân trọng cảm ơn các phương tiện thông tin đại chúng đã đồng hành với ngành y tế để giúp người bệnh hiểu và tự chăm sóc sức khỏe cho mình, góp phần vào chủ trương: mọi người dân đều được chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khỏe.
Chúng tôi cũng mong muốn các phương tiện thông tin đại chúng tiếp tục đồng hành để giúp cho người dân hiểu hơn nữa và yên tâm chăm sóc sức khỏe ở những cơ sở gần nhất mà mình đã đến và thấy đảm bảo.
Thưa ông, tôi thấy chất lượng nhà vệ sinh ở các bệnh viện quá kém, thậm chí còn rất mất vệ sinh. Bộ Y tế có chính sách gì để nâng cao chất lượng nhu cầu tối thiểu này hay không?
Quan điểm của Bộ Y tế là xây dựng bệnh viện không những xanh - sạch mà còn phải đẹp, đủ tiện nghi, phù hợp với mô hình bệnh tật ở từng địa phương. Do đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ theo phân cấp quản lý cần có chỉ đạo Sở Y tế và các bệnh viện nghiên cứu và yêu cầu ngay từ khi thiết kế bệnh viện và trong quá trình vận hành bệnh viện cần có sự duy tu bảo dưỡng để duy trì hoạt động bệnh viện tốt nhất. Như vậy, nếu như tác giả câu hỏi thấy ở bệnh viện nào còn quá mất vệ sinh thì cần phản ánh, góp ý trực tiếp hoặc gửi thư góp ý qua Hộp thư góp ý để được nghiên cứu và sửa chữa kịp thời.
Thưa ông, việc triển khai thực hiện bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện trong thực tế như thế nào? Có những vướng mắc gì? Với các bệnh viện không đáp ứng đủ các tiêu chí chất lượng mới ban hành thì sẽ xử lý thế nào?
Theo tôi đây là câu hỏi lớn, có lẽ chúng ta chỉ tập trung vào tinh thần thái độ. Còn những tiêu chuẩn khác liên quan đến nhiều lĩnh vực như xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị, bảo hiểm y tế... Việc giải quyết những vấn đề lớn này đòi hỏi những giải pháp tổng thế nhiều khi mang tính vĩ mô.
Với Bộ 83 tiêu chí, hầu hết bệnh viên K đã thực hiện được những vấn đề cơ bản, còn một số vấn đề khác bệnh viện vẫn đang dần khắc phục trên cơ sở tổng thể, hài hòa, cần ưu tiên tập trung giải quyết những việc cấp bách trước như bố trí lại hệ thống phòng khám bệnh, hệ thống thanh toán viện phí, đặc biệt là bảo hiểm y tế, hệ thống phát số, gọi số điện tử, đặc biệt nhất là mở rộng hệ thống công nghệ thông tin trong quản lý bệnh viện.
Tôi muốn đặt câu hỏi: Bệnh nhân đi khám theo bảo hiểm thường phải xếp hàng rất lâu để xếp sổ y bạ, làm các thủ tục giấy tờ khá phức tạp. Hiện nay, internet phát triển như vũ bão, vậy bệnh viện có kế hoạch nào để số hóa việc làm thủ tục giấy tờ tái khám không, nhằm tiết kiệm thời gian cũng như đỡ mệt mỏi cho các bệnh nhân?
Rất may mắn tôi là cán bộ phụ trách toàn bộ hệ thống công nghệ thông tin của bệnh viện. Vấn đề không đơn giản như ta nghĩ:
1, Trang bị một hệ thống đồng bộ nối mạng cho cả ba cơ sở rất đắt tiền, không đơn giản như ta nghĩ là có cái máy tính là có thể làm được.
2, Hệ thống này phải truy cập được vào bảo hiểm y tế của cả nước vì bệnh K là bệnh viện trung ương tuyến cuối nhận bệnh nhân ung bướu của cả nước.
3, Có hệ thống kiểm tra các thông tin về bảo hiểm y tế
4, Có hệ thống quản lý bệnh viện. Đây là hệ thống rất đắt tiền, ngoài trang bị, một phần mềm phải hoàn toàn phù hợp với tổ chức y tế của Việt Nam. Ta không thể sử dụng được phần mềm của nước ngoài mặc dù rất hiện đại vào điều kiện Việt Nam được. Như vậy, nếu muốn có một hệ thống mạng kết nối đầy đủ, cung cấp đầy đủ các thông tin của người bệnh phải tốn nhiều triệu đô la mới đủ. Hiện nay Bộ Y tế đã có chủ trương thiết lập hệ thống telemedicine cho các bệnh viện trung ương, bệnh viện tỉnh mỗi bệnh viện khoảng 25 tỷ nhưng đó mới chỉ đủ tiền để mua phần cứng.
5, Rất may mắn cách đây 2 tuần Bộ Y tế đã có cuộc họp liên ngành dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chúng tôi đã nhận được lời hứa trong thời gian tới, tất cả các bệnh viện sẽ được trang bị đầy đủ phần mềm để thanh toán bảo hiểm y tế. Đó là điều rất mừng đối với bệnh viện K vì có lẽ chưa có bệnh viện nào thanh toán nhiều tiền thuốc thời gian điều trị kéo dài như tại bệnh viện K.
Một vấn đề đang rất "nóng" là rất nhiều bậc phụ huynh ở các vùng sâu vùng xa không hề có khái niệm tiêm vắc xin hoặc biết nhưng từ chối tiêm vắc xin cho con vì nhiều lý do. Vậy theo ông, cần làm gì để họ hiểu được tầm quan trọng của việc đưa trẻ đi tiêm vắc xin?
Trước hết, phải tuyên truyền bằng nhiều hình thức khác nhau, bằng nhiều thứ tiếng khác nhau tùy thuộc vào dân tộc, phong tục tập quán của từng vùng miền để các phụ huynh, nhất là phụ huynh ở vùng sâu vùng xa hiểu rõ lợi ích của việc tiêm vắc xin (phòng được rất nhiều bệnh cho con họ).
Ngành y tế cần tiếp tục làm việc với các cơ sở y tế, các địa phương để tăng cường các buổi gặp gỡ, trao đổi trực tiếp với phụ huynh cũng như chính quyền các cấp để tăng cường giúp cho phụ huynh yên tâm đưa con đi tiêm vắc xin. Đồng thời, ngành y tế cũng thực hiện nghiêm ngặt quá trình bảo quản, vận chuyển và quy trình tiêm vắc xin cho đúng để người dân yên tâm khi đưa con đến các cơ sở y tế tiêm vắc xin.
Mặc khác, chúng tôi mong muốn các cấp ủy Đảng, chính quyền chỉ đạo ngành y tế các cấp ở địa phương tiếp xúc gặp gỡ các chức sắc tôn giáo, các già làng trưởng bản, những người có uy tín ở cộng đồng tuyên truyền, giải thích và hỗ trợ cho cán bộ y tế để thực hiện tiêm vắc xin cho trẻ.
Đường dây nóng của các bệnh viện là nơi người dân phản ánh ý kiến nhưng chính bộ y tế kiểm tra đã thấy hàng loạt đường dây nóng không hoạt động. Xin ông cho biết bộ y tế xử lý việc này thế nào?
Trong thời gian kiểm tra đột xuất vừa qua về đường dây nóng, Bộ Y tế đã phát hiện hơn 300 đường dây nóng không hoạt động và lập tức báo cáo về Bộ trưởng, có công văn yêu cầu bệnh viện phải xem xét và xử lý, yêu cầu duy trì trực đường dây nóng 24/24. Tương tự như vậy, Bộ cũng đã yêu cầu sở y tế 63 tỉnh thành kiện toàn ban chỉ đạo và chỉ đạo việc thường trực đường dây nóng 24/24.
Bộ Y tế cũng đã thống nhất và được đồng chí Bộ trưởng quyết định dùng một đường dây nóng duy nhất từ tổng đài 1900 - 9095 thay vì đường dây nóng của sở, của bệnh viện như trước đây để người dân thuận tiện hơn khi phản ánh sự việc.
Mặt khác, Bộ Y tế cũng kiểm soát sự việc một cách đầy đủ và thường xuyên hơn. Mục tiêu cuối cùng là các ý kiến phản ánh của người dân đều phải được lắng nghe, phản ánh với người có thẩm quyền, chỉ đạo xử lý và tiến hành xử lý theo quy định, đồng thời thông tin lại cho người dân đã gọi điện qua đường dây nóng.
Xin ông cho biết nội dung chính mà người dân thường phản ánh đến đường dây nóng của Bộ Y tế là gì? Bộ giải quyết được bao nhiêu phần trăm thắc mắc của người dân?
Qua đánh giá số cuộc gọi cho nhóm 10 tỉnh/thành phố nhận ý kiến phản ánh năm 2014 và 6 tháng 2015 thì có chiều hướng giảm, nội dung các cuộc gọi phàn nàn về thái độ, phong cách phục vụ của cán bộ y tế cũng giảm nhiều.
Ví dụ, năm 2014 tỉnh Vĩnh Phúc có 255 cuộc gọi thì 6 tháng đầu năm 2015 giảm xuống còn 45 cuộc gọi, tỉnh Thanh Hóa có 320 cuộc gọi trong năm 2014 thì đến 6 tháng đầu năm 2015 giảm xuống còn 116 cuộc gọi; bệnh viện Chợ Rẫy có 520 cuộc gọi trong năm 2014 và đến 6 tháng đầu năm nay giảm xuống còn 192 cuộc gọi.
Tất cả các cuộc gọi đều đã được các cấp của Bộ Y tế, Sở Y tế xử lý và thông tin lại cho người phản ánh. Từ năm 2016, Bộ Y tế công khai trong cả nước một số điện thoại đường dây nóng duy nhất: 1900 - 9095 và người dân nếu đã góp ý với cán bộ y tế mà không tiếp thu thì có thể gọi vào đường dây nóng theo số trên.
Bộ Y tế đã làm việc với Viettel và cuộc gọi sẽ trượt ngay về tỉnh rồi về bệnh viện có bệnh nhân đang phản ánh, buộc cán bộ y tế và lãnh đạo ở đó phải xử lý. Nếu không xử lý, cuộc gọi sẽ quay ngược lại Bộ Y tế, và Bộ sẽ có hình thức xử lý nghiêm khắc hơn và thông báo cho người dân.
Thưa ông, tai biến điều trị xảy ra tại bệnh viện cho bệnh nhân là điều không mong muốn. Hầu hết khi xảy ra sự cố, người nhà bệnh nhân đều mất bình tĩnh, đổ lỗi cho bác sĩ, gây nên những vụ kiện cáo xôn xao dư luận như thời gian vừa qua. Làm cách nào để giảm thiểu, giải quyết những mâu thuẫn này?
Tại bệnh viện K, như chúng ta biết thường bệnh nhân điều trị rất lâu nên giữa người bệnh và nhân viên y tế có phần nào đó đã hiểu nhau, đã có thời gian chia sẻ về bệnh tình của người thân nên ít xảy ra tình trạng bức xúc như trên.
Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp từ các tuyến gửi lên bệnh nhân đã vào tình trạng nặng nên khi phải chuyển về cũng có sự bức xúc. Theo tôi, nếu ta đủ kinh nghiệm giao tiếp (không phải kinh nghiệm về chuyên môn) thì hoàn toàn có thể khắc phục được tình trạng trên.
Để giải quyết vấn đề này, Bộ Y tế đã có văn bản hướng dẫn các bệnh viện về cách ứng xử của nhân viên y tế khi người bệnh của mình gặp tai biến, tử vong nói chung nhằm tạo nên sự chia sẻ sâu sắc đối với người bệnh. Nếu chúng ta thực hiện đúng theo quy định này tôi nghĩ cũng sẽ không có những điều hiểu nhầm và đáng tiếc như vậy.
Thưa ông Phạm Văn Tác, lâu nay vào bệnh viện, bệnh nhân có BHYT bao giờ cũng bị đối xử “ít chu đáo” hơn bệnh nhân bỏ tiền khám dịch vụ. Có phải vì đồng tiền mà bệnh viện có thái độ như vậy?
Tất cả người dân khi có vấn đề về sức khỏe, đến bệnh viện được khám, chẩn đoán xác định bệnh thì đều được điều trị như nhau, phụ thuộc vào mức độ của bệnh tật. Như vậy, việc trả phí dịch vụ thông qua con đường bảo hiểm hay là các con đường khác là cách thanh toán dịch vụ không ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh cho người dân.
Tuy nhiên, gần đây, Bộ Y tế qua nhiều kênh thông tin như Hộp thư góp ý, đường dây nóng và đặc biệt là Fanpage của Bộ trưởng cũng có người dân kêu ca về sự phiền hà khi thanh toán bảo hiểm, đặc biệt xảy ra ở khu vực thanh toán tài chính.
Chúng tôi cũng đề nghị người dân, người bệnh nếu gặp tình huống như vậy thì góp ý với cán bộ và nếu không tiếp thu thì gọi điện qua đường dây nóng của bộ Y tế theo số: 1900 -9095. Mặt khác, bộ Y tế cũng đề nghị qua buổi giao lưu hôm nay ở báo Tiền Phong, những cơ sở y tế nào còn có tình trạng trên thì cũng cần khẩn trương rút kinh nghiệm và tổ chức thực hiện tốt hơn.
Thưa ông Phạm Văn Tác, nếu nhận thấy bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tốt, bệnh nhân tự nguyện gửi quà, phong bì cho các bác sĩ, điều dưỡng, cấp trên có cấm không?
Trong bản cam kết của cán bộ y tế với Trưởng khoa thì có 7 nội dung:
1. Tham gia đầy đủ các buổi tập huấn kĩ năng giao tiếp, ứng xử.
2. Thân thiện khi tiếp xúc với người bệnh.
3. Sẵn lòng chỉ dẫn, tư vấn, khám chữa bệnh...
4. Không vụ lợi từ người bệnh, người nhà người bệnh; không có hành vi tiêu cực.
5. Thực hiện trang phục y tế theo quy định.
6. Tôn trọng, đoàn kết, sẵn sàng chia sẻ, giúp đỡ đồng nghiệp...
7. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa, Giám đốc BV và trước pháp luật nếu vi phạm các quy định, quy tắc ứng xử.
Như vậy, trong nội dung thứ 4 của bản cam kết đã nêu rất rõ những nội dung mà người cán bộ y tế cần phải hành xử đối với người bệnh theo quy định của bộ Y tế.
Nhân đây tôi cũng cảm ơn lòng tốt của rất nhiều người bệnh đối với cán bộ y tế, chia sẻ, thấu hiểu và thông cảm với những vất vả của cán bộ Y tế. Ngược lại, cũng yêu cầu cán bộ y tế cần sẻ chia, thông cảm với người bệnh như người thân của mình. Đó là tình cảm giữa người thầy thuốc với bệnh nhân từ trước đến nay. Do đó, xã hôi đã tôn vinh và gọi ngành y với danh hiệu đáng tự hào: Người Thầy thuốc.
Thưa ông Bùi Công Toàn, tôi được biết, hiện nay bệnh viện đã thực hiện quy định về trang phục của cán bộ y tế. Vậy xin ông cho biết cụ thể sự thay đổi đó để người bệnh như chúng tôi được rõ hơn?
Một là nữ phải đi dép quai hậu, nam phải đi giày để tránh hình ảnh nhếch nhác, thiếu tin tưởng người thầy thuốc. Đó là điểm lợi cho các nhân viên y tế.
Hai là, trang phục theo đúng vị trí việc làm của mình. Giả sử như nhân viên nhà mổ mặc quần áo xanh, một số nơi quy định y tá điều dưỡng mặc quần áo màu hồng hoặc vàng để giúp cho người bệnh có thể phân biệt một cách rõ ràng vị trí của từng nhiệm vụ. Nhiều người bệnh đến bệnh viện cứ thấy áo trắng nghĩ là bác sỹ nên việc cư xử của một nhân viên cấp dưỡng (cũng mặc áo trắng) đôi khi lại nhầm với cư xử của thầy thuốc, dẫn đến sự hiểu nhầm.
Điều quan trọng nhất ở đây là phải đeo biển đề rõ chức danh vị trí làm việc bao gồm cả nhân viên đến học việc cũng như học viên của các tuyến để từng người một biết rõ vị trí nhiệm vụ. Để cho người bệnh có thể theo dõi được các hành vi của nhân viên y tế mà họ đang tiếp xúc.
Theo tôi đây là câu hỏi rất thú vị, rất thực tế. Ngay sáng nay trong buổi giao ban bệnh viện tôi đã phải nhắc lại với các trưởng khoa hình như có một số vị trí, có một số nhân viên làm việc tại những vị trí nhạy cảm vẫn tiếp tục không đeo biển. Theo tôi đó là có vấn đề. Đề nghị các trưởng khoa về nhắc nhở và kiểm điểm.
Như vậy, thông qua trang phục chúng ta đã hình thành nên một hệ thống kiểm soát lẫn nhau không chỉ người bệnh với thầy thuốc mà còn các thầy thuốc với nhau. Đồng thời tránh hẳn tình trạng cò mồi, tình trạng nhân viên ở các nơi khác đến bệnh viện, đặc biệt là hiện nay xung quanh các bệnh viện có rất nhiều các phòng khám tư họ thường xuyên đến bệnh viện liên hệ công việc cũng như tìm các nguồn người bệnh. Như vậy bằng hệ thống này chúng ta có thể hạn chế được phần lớn các nhầm lẫn có thể xảy ra.
Thưa ông Phạm Văn Tác, ngành y tế đang chuyển từ phục vụ sang dịch vụ. Có ý kiến cho rằng muốn tốt hơn, phải cho nhân viên ngành y hưởng lương theo doanh số chữa bệnh thì phong cách phục vụ sẽ tốt ngay. Điều này đúng không?
Đây là câu hỏi rất hay. Bởi vì thay đổi tư duy chuyển ngành y tế từ phục vụ sang dịch vụ đòi hỏi mỗi cán bộ y tế phải nỗ lực hơn nữa mới có thể phục vụ tốt cho bệnh nhân. Tuy nhiên, để thỏa đáng với phục vụ đó, cán bộ y tế cũng như bất cứ người lao động nào, cũng cần phải được trả tiền công một cách thỏa đáng trong điều kiện kinh tế đất nước.
Đối với ngành y tế, cũng giống như những người lao động khác, cán bộ y tế cũng mong muốn mình được lao động và đối xử theo năng lực, công sức mình bỏ ra.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa thầy thuốc - bệnh nhân là một mối quan hệ đặc biệt, kể cả chưa đủ tiền mà người bệnh cần cấp cứu thì bác sĩ vẫn phải cấp cứu. Đó là trách nhiệm, nghĩa vụ của mỗi cán bộ y tế. Nếu họ phục vụ tốt thì chắc chắn các chính sách sẽ được quan tâm cả về vật chất và tinh thần. Về tinh thần thì được tôn vinh là người thầy thuốc, về vật chất, chính sách sẽ trả công thỏa đáng, phù hợp với điều kiện kinh tế đất nước giống như các cụ xưa có nói: "Gái có công, chồng không phụ".
Thưa ông Bùi Công Toàn, bệnh viện đã có những kế hoạch gì để hướng dẫn, đào tạo lại thái độ đội ngũ của mình, hay việc làm này chỉ ở tính chất tuyên truyền?
Rất cám ơn câu hỏi đúng bản chất của vấn đề. Trước hết, bệnh viện K là một trong những bệnh viện đi đầu phong trào này thể hiện bằng những việc làm rất cụ thể, rất bài bản, có tổ chức, hệ thống và đúng quy trình.
1, Bệnh viện đã thành lập ban chỉ đạo bao gồm 24 thành viên, đại đa số là các thành viên của lãnh đạo bệnh viện và các trưởng khoa phòng.
2, Mời giáo viên mở lớp tập huấn cho toàn bộ nhân viên bệnh viện bao gồm cả bảo vệ và lực lượng thường xuyên tiếp xúc với người bệnh, nhân viên vệ sinh. Tổng số học viên cả hai đợt là 976 người. Giáo viên là Phó Giáo sư của Đại học Nhân văn có rất nhiều kinh nghiệm, phân tích rất thực tế. Đó là hành trang rất tốt cho nhân viên y tế khi tiếp xúc với người bệnh.
3: Các nhân viên ký cam kết với trưởng khoa về các nội dung thay đổi thái độ.
4: Các trưởng khoa ký cam kết với Giám đốc bệnh viện và Chủ tịch Công đoàn, chịu trách nhiệm hoàn toàn về tổ chức, thực hiện, giáo dục các nhân viên của mình.
5: Mở hội thảo các chuyên đề, khai thác những khía cạnh khác nhau mang tính thực tiễn, cách giải quyết những tình huống cụ thể, những tình huống khó.
6: Lập ban theo dõi, quản lý giám sát đôn đúc thực hiện nhiệm vụ, phân công rõ trách nhiệm của đường dây nóng, đảm bảo 24/24 đưa vào lịch báo cáo giao ban hàng ngày, lưu giữ tại phòng kế hoạch tổng hợp. Hàng tháng có tổng kết.
7: Lập hòm thư góp ý
8: Có biển thông báo về đường dây nóng của bệnh viện, của Bộ Y tế ở tất cả các vị trí nhiều khả năng xảy ra những bất đồng của người bệnh.
10: Lập ban khen thưởng, kỷ luật chịu trách nhiệm giám sát, giải quyết những ý kiến của đường dây nóng, phản ánh của các khoa phòng ngay lập tức và tổng kết trong từng tháng.
Đây là những nội dung cụ thể chúng tôi đã và đang thực hiện. Ngoài ra, chúng tôi còn có số liệu cụ thể của từng vụ việc, từng ngày, từng tháng và tổng kết hàng tháng trong buổi giao ban các cán bộ chủ chốt của bệnh viện.
Sơ bộ, sau 6 tháng phát động phong trào, các thông số về mối quan hệ giữa người bệnh và thầy thuốc đều được cải thiện rất rõ rệt.
Một vấn đề rất quan trọng nữa là truyền thông, đấy là công cụ để biểu dương những người tốt, phân tích những sai phạm cùng nhau rút ra kinh nghiệm. Chương trình văn nghệ của bệnh viện, đoàn thanh niên cũng tập trung vào chủ đề này.
Thưa ông Phạm Văn Tác, các quy định của Bộ Y tế về thay đổi thái độ phục vụ liệu có tạo áp lực cho nhân viên y tế không? Nếu thay đổi thái độ của nhân viên y tế mà chuyên môn còn hạn chế thì có giải quyết được mọi vấn đề bức xúc hiện nay không?
Tuy nhiên, mỗi cán bộ y tế cũng cần nhận thức rõ rằng, khi đã chuyển đổi tư duy sang cơ thế dịch vụ thì đó không những là trách nhiệm và nghĩa vụ y tế khi bước vào ngành y, mà còn là quyền lợi của cán bộ y tế trong nền kinh tế thị trường. Vì theo chủ trương của cấp trên, giá dịch vụ hướng tới: tính đúng, tính đủ, thu đúng, thu đủ. Và như vậy, bệnh viện nào, người thầy thuốc nào khiến nhiều bệnh nhân hài lòng thì họ sẽ đến khám chữa bệnh và quay trở lại nhiều, như vậy nguồn thu sẽ tăng lên, chất lượng đời sống sẽ tăng lên.
Phong cách, thái độ phục vụ của mỗi cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh là một phần quan trọng trong các hoạt động của ngành y tế. Tuy nhiên, chất lượng phục vụ cũng cực kì quan trọng. Do đó, bác Hồ đã dạy cán bộ y tế phải vừa hồng vừa chuyên.
"Hồng" nghĩa là có phong cách, thái độ đúng mực để người bệnh hài lòng. "Chuyên" là có kĩ thuật chuyên sâu, có y thuật, y nghiệp tốt thì mới khám, chẩn đoán đúng và điều trị đúng bệnh cho người bệnh. Như vậy, khi được cán bộ y tế có phong cách, thái độ niềm nở đón tiếp, tận tình chăm sóc, chu đáo dặn dò khi ra về, khám - chẩn đoán - điều trị chuẩn xác thì bệnh nhân sẽ sớm khỏi bệnh và sớm ra viện, quay trở lại cộng đồng để lao động phục vụ xã hội.
Thưa ông Bùi Công Toàn, với những bệnh viện lớn, việc cán bộ y tế tiếp xúc với hàng trăm bệnh nhân một ngày cũng dễ khiến họ cáu gắt, giờ lại yêu cầu họ phải ký cam kết, liệu có gây áp lực cho họ không?
Trước hết, ta cần biết nội dụng cam kết tưởng là điều ghê gớm nhưng thực sự lại là những điều rất gần gũi, những điều đã được quy định. Đây chỉ là một dịp để nhấn mạnh lại, để tập trung thực hiện trong giai đoạn trước mắt. Có lẽ Bộ Y tế đã bắt được đúng bệnh là những điều rất hình thức, lại thường xuyên dẫn đến sự hiểu nhầm. Để đạt được những điều cao hơn như chúng ta mong muốn là đạt được sự hài lòng của người bệnh thì đó là những điều tiên quyết phải làm đầu tiên.
Thực tế tại bệnh viện K, khi đưa ra cam kết này đã nhận được sự ủng hộ, đồng lòng của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong bệnh viện. Không chỉ vậy, những lực lượng khác có liên quan đến người bệnh như bảo vệ bệnh viện, vệ sinh viên, hộ lý cũng đều tham gia ký kết với bệnh viện theo những nội dung của chương trình này.
Tôi nghĩ những cam kết này trước hết là để bảo vệ cho cán bộ y tế. Thứ hai là để đồng lòng cùng nhau thực hiện theo hướng thay đổi thái độ vì chung ta biết đã có nhiều bài báo thường xuyên trích dẫn con sâu làm rầu nồi canh, chúng tôi muốn chấm dứt tình trạng trên. Điều này là hoàn toàn thỏa mãn và được các nhân viên y tế đồng lòng ủng hộ.
Thưa ông Phạm Văn Tác, hiện nay ở nhiều bệnh viện vẫn bị người bệnh kêu ca về thái độ phục vụ của một bộ phận y, bác sĩ. Câu hỏi đặt ra là việc đổi mới phong cách thái độ phục vụ của cán bộ y tế vừa được triển khai trong năm nay liệu có phải là chậm so với thực tế?
Bộ trưởng Bộ Y tế quyết định ban hành kế hoạch 2151: đổi mới phong cách thái độ phục vụ, hướng tới sự hài lòng của người bệnh vào thời điểm này là rất phù hợp với thực tiễn và đòi hỏi của người dân. Bên cạnh đó, cũng cần phải đồng bộ với một loạt giải pháp khác như: đổi mới về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị y tế., nguồn nhân lực, có những bác sĩ giỏi về tay nghề, đổi mới về cơ chế hoạt động, cơ chế tài chính của các bệnh viện công lập theo hướng tính đúng, tính đủ, theo lộ trình sẽ từng bước đưa cả tiền lương, phụ cấp quanh lương vào giá dịch vụ y tế. Và như vậy sẽ tăng nguồn thu cho bệnh viện mà không phải sử dụng tiền đầu tư của Nhà nước.
Do đó, khi đổi mới đồng bộ các nội dung nêu trên thì người dân và người bệnh luôn đòi hỏi: chất lượng bệnh viện có tăng không?, thái độ phục vụ của cán bộ y tế có tốt hơn không? Bộ trưởng đã quyết định đổi mới toàn diện phong cách, thái độ cán bộ y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Mục tiêu là giảm tối đa khoảng cách giữa người bệnh với thầy thuốc và đôi bên đều hài lòng. Đó là mong muốn về một xã hội văn minh.
Thưa ông Bùi Công Toàn, bệnh nhân đông, quá tải, môi trường làm việc căng thẳng gây áp lực cho các bác sĩ, bác sĩ căng thẳng thì lại tạo áp lực cho bệnh nhân dẫn đến thái độ ứng xử không tốt. Bệnh viện K Trung ương đã làm gì để giải quyết tình trạng này?
1: Bố trí lại hệ thống phòng khám bệnh, phòng tiếp đón người bệnh
2: Lập hệ thống đường dây nóng, trực tiếp với lãnh đạo bệnh viện và với Bộ Y Tế nhằm giải quyết ngay những bức xúc của người bệnh.
3: Có hệ thống tình nguyện viên tiếp sức cho người bệnh thông qua những hoạt động cụ thể như hướng dẫn khám bệnh, làm các xét nghiệm, giúp đỡ những bệnh nhân có hoàn cảnh đặc biệt để giảm bớt áp lực về tâm lý cho người bệnh.
4: Tăng cường hệ thống công nghệ thông tin như phát số tự động, gọi số tự động để tạo nên sự công bằng, tránh hiểu nhầm, tránh cò mồi, tránh những tác động của bên ngoài ảnh hưởng xấu đến quan hệ giữa người bệnh và bác sỹ.
Thưa ông Phạm Văn Tác, năm 2016, Bộ Y tế sẽ có thêm những giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thu hẹp khoảng cách giữa người bệnh và nhân viên y tế?
Năm 2016, Bộ trưởng Bộ Y tế đã có chỉ đạo bằng nhiều văn bản. Sáng nay (23/12), tại cơ quan Bộ Y tế đã tổ chức hội nghị tổng kết cải cách hành chính 2015, kế hoạch 2016 và những năm tiếp theo. Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến cũng đã chỉ đạo cần phải đổi mới toàn diện, đồng bộ ở lĩnh vực y tế trong thời gian tới. Trong đó có công tác khám chữa bệnh.
Trước hết phải đổi mới cải cách hành chính, đặc biệt là cải cách thủ tục hành chính trong khám chữa bệnh, như trước đây, quy trình khám bệnh đã rút từ 12 đến 14 bước, xuống còn 4 đến 8 bước thì tiếp tục nghiên cứu và giảm nữa. Thời gian trung bình đã giảm được 48,5 phút/lượt khám bệnh nhưng cũng cần tiếp tục nghiên cứu để giảm nữa nhằm hướng tới sự hài lòng của người bệnh, giảm bớt sự phiền hà và rút ngắn thủ tục hành chính để người bệnh nhanh chóng được khám chữa bệnh khi có nhu cầu đến bệnh viện.
Thứ hai, cần tăng cường đánh giá chất lượng BV thông qua 83 tiêu chí mà Bộ trưởng đã ban hành. Đồng thời phải kiểm soát chặt chẽ công tác chống nhiễm khuẩn, tăng cường dinh dưỡng cho người bệnh. Mặc khác, tăng cường chuyển giao kĩ thuật cao từ tuyến trên xuống tuyến dưới để tăng cường năng lực tuyến dưới, giúp cho người dân đặc biệt là ở vùng sâu vùng xa tiếp cận các dịch vụ y tế cao. Đây cũng là mục tiêu của ngành trong thời gian tới theo chỉ đạo của Đảng, Nhà nước: công bằng, hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe.
Như vậy, hi vọng một loạt các giải pháp của ngành sẽ giúp cho mối quan hệ giữa người thầy thuốc với người dân và người bệnh được gần hơn và giảm khoảng cách càng nhiều càng tốt, hướng tới sự hài lòng của người dân, người bệnh khi đến BV chăm sóc sức khỏe. Đây cũng là mục tiêu Chính phủ chỉ đạo, tăng cường sự hài lòng của người sử dụng các dịch vụ công đối với người cung ứng dịch vụ công, trong đó có ngành y tế.
Thưa ông Bùi Công Toàn, nếu nhận thấy bác sĩ, điều dưỡng chăm sóc tốt, bệnh nhân tự nguyện gửi quà, phong bì cho các bác sĩ, điều dưỡng, cấp trên có cấm không?
Điều này là một trong những tiêu chuẩn cơ bản của đổi mới thái độ. Tại bệnh viện chúng tôi đã có lễ ký cam kết giữa nhân viên với trưởng khoa bao gồm 4 nội dụng chính:
1: Trang phục, biển hiệu đầy đủ đúng quy định.
2: Thái độ hòa nhã, chia sẻ với người bệnh.
3: Không nhận quà biếu của bệnh nhân với bất kỳ hình thức nào.
4: Tôn trọng giờ giấc làm việc, đồng nghiệp.
Tiếp theo đó, các trưởng khoa ký cam đoan với Giám đốc bệnh viện và Chủ tịch Công đoàn chịu trách nhiệm hoàn toàn với các nhân viên của khoa mình trước toàn bệnh viện.
Đồng thời bệnh viện coi đây là một trong những tiêu chuẩn quan trọng của phong trào thi đua trong bệnh viện.
Dù Bộ trưởng Y tế đã ra chỉ thị về việc đội ngũ y bác sĩ tăng cường gần gũi hơn với người bệnh, thay đổi thái độ phục vụ nhưng tại nhiều bệnh viện ở TPHCM, cung cách phục vụ vẫn chưa chuyển biến? Liệu nhân viên y tế đã hiểu được chỉ thị này chưa?
Trong đó, ở TP. Hồ Chí Minh, các cơ sở y tế cũng đã kí cam kết, tập huấn kĩ năng giao tiếp. Do đó, đến thời điểm này, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và sự triển khai của ngành y tế thì nhiều cán bộ y tế đã thực hiện và thay đổi rõ nét thông qua đánh giá của người dân.
Đồng thời, trong tuần vừa qua, Bộ Y tế có cử đoàn thanh tra thứ 8 do Vụ trưởng Vụ Tổ chức làm trưởng đoàn, kiểm tra đột xuất 3 BV: Nhi đồng I, Từ Dũ TP. Hồ Chí Minh và BV Chợ Rẫy. Thì tất cả các cán bộ y tế ở 3 bệnh viện này đã kí cam kết. Do đó, ở đâu đó mà có cán bộ y tế chưa thực hiện đầy đủ thì độc giả cứ phản ánh với Bộ Y tế qua đường dây nóng.
Thưa ông Bùi Công Toàn, khẩu hiệu mà Bộ Y tế đưa ra để mới phong cách ứng xử của cán bộ y tế là: “Người bệnh đến niềm nở- Người bệnh ở tận tình - Người bệnh về dặn dò chu đáo”. Bệnh viện K Trung ương đã và đang làm gì để hiện thực hóa khẩu hiệu này?
Khẩu hiệu vẫn là khẩu hiệu và để biến khẩu hiệu thành hành động cụ thể thì Bộ Y tế đã có chương trình thể hiện bằng các văn bản với mục tiêu đổi mới nhằm hài lòng người bệnh bằng những việc làm cụ thể từ tổ chức đến những hoạt động thanh kiểm tra, giám sát và các buổi tọa đàm theo các chuyên đề của lĩnh vực này dưới các khía cạnh khác nhau và có tổng kết, rút kinh nghiệm. Những nhiệm vụ cụ thể đều được bàn bạc chi tiết, được thảo luận theo chuyên đề và có ban chỉ đạo thực hiện.