GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên

Ảnh: Trường Phong
Ảnh: Trường Phong
TPO - 3 thủ khoa 'đất học' có hoàn cảnh gia đình khó khăn chia sẻ cùng bạn đọc cả nước cách thức vượt qua khó khăn để học giỏi ở bậc học phổ thông. Đồng thời các chuyên gia giáo dục cùng trao đổi về phương pháp dạy và học trong môi trường mới.    
Giao lưu 3 thủ khoa

Nhấn F5 để cập nhật nội dung mới nhất

12/07/2017 09:31

3 thủ khoa 'đất học' có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ chia sẻ cùng bạn đọc cả nước cách thức vượt qua khó khăn để học giỏi ở bậc học phổ thông. Đồng thời các chuyên giáo dục sẽ cùng trao đổi về phương pháp dạy và học trong môi trường mới. 

12/07/2017 09:39

Mở đầu buổi giao lưu, Nhà báo Việt Hùng, Phó Tổng thư ký tòa soạn đã có lời phát biểu, giới thiệu chương trình buổi giao lưu. Theo Nhà báo Việt Hùng: Năm nào cũng vậy cứ vào mùa tuyển sinh Đại học, lại xuất hiện thêm nhiều tấm gương thủ khoa nghèo học giỏi, góp phần tô sáng thêm truyền thống hiếu học tự ngàn đời của dân tộc.

Ngoài sự có mặt của các thủ khoa nghèo, buổi giao lưu trực tuyến trên Tiền Phong Online còn có sự tham gia của các chuyên gia đào tạo đến từ các trường đại học hàng đầu Việt Nam, nơi từng đón nhận nhiều thủ khoa đầu vào của cả nước theo học.

12/07/2017 09:49

Theo Nhà báo Việt Hùng, báo chí nói rất nhiều gương học sinh đạt số điểm tuyệt đối dù hoàn cảnh rất khó khăn thuộc. Minh chứng thuyết phục nhất truyền thống hiếu học ngàn đời được vun đắp. 10 năm nay, báo Tiền Phong theo sát những thủ khoa nghèo vượt khó và thành truyền thống của báo Tiền Phong, có chuyên mục Nâng bước thủ khoa không nằm ngoài ý nghĩa đó có 3 thủ khoa: 3 thủ khoa 'đất học' có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ chia sẻ cùng bạn đọc cả nước cách thức vượt qua khó khăn để học giỏi ở bậc học phổ thông. Đồng thời các chuyên giáo dục sẽ cùng trao đổi về phương pháp dạy và học trong môi trường mới.

3 tân thủ khoa có hoàn cảnh đặc biệt - học tập xuất sắc gồm: 1. ‎Thủ khoa Thanh Hóa : Lê Hữu Hiếu 30 điểm khối B (SN 1999) lớp 12A1, Trường THPT Yên Định 1 (huyện Yên Định, Thanh Hoá) 3 thủ khoa đạt được thành tích như ngày hôm nay đều phải bươn chải để có thể ngồi trên ghế nhà trường.

Chúng tôi cũng mời các chuyên gia, nơi đón nhận rất nhiều thủ khoa của cả nước đến theo học để trao đổi gồm: TS Nguyễn Xuân Tùng, Phó phòng Đào tạo ĐH, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội; TS Lê Việt Thủy, Phó phòng đào tạo ĐH, trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội.

Thật bất ngờ khi ông Lê Anh Sáng, Giám đốc công ty TNHH Thương mại Sáng Hà khi biết đến buổi giao lưu đã trực tiếp đến Tòa soạn để tặng các thủ khoa suất học bổng.

Các thủ khoa sẽ chia sẻ những kinh nghiệm đạt điểm cao, những kết quả rất thành công như hôm nay. Các nhà quản lý giáo dục ở trường ĐH hàng đầu của các nước sẽ là những trường tiếp nhận nhiều thủ khoa bàn về phương pháp học hiểu quả để đạt thành tích cao như phổ thông.

12/07/2017 09:56

 
GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 1 Ông Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong 

Ông Phùng Công Sưởng, Phó Tổng biên tập báo Tiền Phong phát biểu, hàng năm báo Tiền Phong đều đi tìm những gương phấn đấu học tập, hoàn cảnh khó khăn để hỗ trợ, giúp đỡ các em.

Cuộc giao lưu hôm nay một mặt động viên tinh thần các em hiếu học, mặt khác là hỗ trợ, là hành tranh nhỏ đầy ý nghĩ mong các em vững bước trên chặng đường tiếp theo.

Các em hôm nay là những thủ khoa đầu vào, là tấm gương vượt khó vươn lên, các em xứng đáng được tôn vinh.

Cuộc giao lưu hôm nay nhằm chia sẻ quá trình học tập phấn đấu, kinh nghiệm cuộc sống để giành kết quả tốt, có thể lan tỏa cho thế hệ trẻ, cùng nhau vượt qua thử thách để chinh phục những đỉnh cao mới.

Mong muốn các em đóng góp sức mình cho đất nước, gia đình và chính các em. Chúc các thầy sức khỏe dồi dào, các thủ khoa giành nhiều kết quả tốt hơn nữa trong giai đoạn sắp tới.

12/07/2017 10:02

Mở đầu buổi giao lưu, em Lê Hữu Hiếu, chàng trai đến từ lớp 12A1, trường THPT Yên Định 1 (huyện Yên Định) - trở thành một trong 4 thí sinh của tỉnh Thanh Hóa đạt 3 điểm 10 tuyệt đối (Toán 10, Hóa 10, Sinh 10) đã có những chia sẻ bất ngờ.
GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 2

Hiếu nói: từ nhỏ em đã xác định con đường duy nhất đi đến thành công là học tập. Em luôn đam mê học tập và tích lũy kiến thức mỗi ngày. Trong quá trình học tập, em được bạn bè và thầy cô giúp đỡ tận tình.

Tự học là yếu tố quyết định, em không ôn thi ở đâu. Khi có đáp án, em đối chiếu thì đã biết là mình đạt được số điểm tuyệt đối nhưng không dám nói với ai thì sợ sai sót. Đến lúc nhận được kết quả thì rất vui mừng. Người đầu tiên em thông báo là mẹ.

Bố mẹ em đều làm ruộng, nhà có 5 sào. Mỗi dịp hè, năm lớp 10 và 11, em có theo bố ra Hà Nội làm ở công trường. Điều kiện khó khăn nhưngcũng phải khắc phục. Thu nhập mỗi người 100 ngàn/ngày công trừ ăn uống. Mỗi năm làm 15 ngày, sau đó em lại về quê học bình thường. Em đi làm chủ yếu để trang trải chi phí đóng học đầu năm.

12/07/2017 10:11

Trong khi đó, Hồ Phi Khánh đạt 30 điểm khối B, học sinh lớp 12A1, trường THPT Hoàng Mai (TX Hoàng Mai, Nghệ An) – thí sinh đạt 30 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 cho hay: em chủ yếu tự học vì hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện đi học thêm. Có một thời gian, bố mẹ em đi làm thuê ở Đắk Lắk, em sống cùng ông nội khoảng 3-4 năm.

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 3

Hồ Phi Khanh

Trong quá trình học tập, em chủ yếu tập trung vào hai môn Toán và Hóa, còn môn Sinh học, em chỉ tập trung ôn luyện vào những tháng cuối cùng trước kì thi. 

Có mặt trong buổi giao lưu, bố của em Khánh nói đạt được thành tích tuyệt đối trong kỳ thi THPT Quốc gia 2017 chủ yếu nhờ vào năng lực của Khánh, bởi hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện để hỗ trợ việc học tập cho con.

12/07/2017 10:18

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 4 Lưu Văn Hiện .

Lưu Văn Hiện, HS lớp 12A1, trường THPT Hải Hậu A đã trở thành thủ khoa khối A của tỉnh Nam Định khi đạt 29.3 điểm (chưa cộng điểm khu vực). Nhà thuộc hộ cận nghèo, bố đau yếu triền miên, mẹ làm ruộng nuôi cả gia đình, bởi thế con đường đến giảng đường của chàng thủ khoa nghèo thành Nam còn rất nhiều gian nan, vất vả ở phía trước…

Em sẽ chọn ngành tự động Bách Khoa HN chứ?

Em sẽ chọn ngành này vì đó là ngành em yêu thích từ bé. Đó là ngành của tương lai, em nghĩ sẽ có nhiều cơ hội để em phát triển trong tương lai.

12/07/2017 10:32

Chia sẻ kế hoạch, dự định học tập của mình, làm gì để trang trải chi phí học hành? Lưu Văn Hiện cho hay, em sẽ kiếm được học bổng để chi tiêu cho ăn học. Lâu dài đi làm thêm ở gần trường, gần nơi trọ. Em có thể đi gia sư. Mong muốn lớn nhất nói và viết thành thạo tiếng Anh cho các công ty nước ngoài. Em mong muốn là kĩ sư phần mềm. Em nghĩ 20 triệu/năm có đủ cho ăn học được không? (cười!)

12/07/2017 10:34

Lê Hữu Hiếu tâm sự, em dự định đăng kí ngành bác sĩ Đa khoa, ĐH Y dược TP.Hồ Chí Minh. Dự định ban đầu là cố gắng học tập để trở thành bác sĩ giỏi. Vốn tiếng Anh của em giờ khá kém, cần trau dồi để phục vụ cho công việc sau này. Sau này em cũng sẽ cố gắng đi làm thêm để trang trải chi phí cho 6 năm học trường Y.

12/07/2017 10:44

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 5 Ông Lê Anh Sáng, Giám đốc công ty TNHH Thương mại Sáng Hà tặng quà cho các thủ khoa. Ảnh Trường Phong
GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 6 Ba Thủ khoa giao lưu sáng nay: Khánh-Hiếu-Hiện (từ trái sang)
1. Thủ khoa Nghệ An: Hồ Phi Khánh 30 đ khối B, học sinh lớp 12A1, 
trường THPT Hoàng Mai (TX Hoàng Mai, Nghệ An) – thí sinh đạt 30 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2017 –. Hồ Phi Khánh. Địa chỉ: Khối Quang Trung, Phường Quỳnh Dị, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An. 

2. ‎Thủ khoa Thanh Hóa: Lê Hữu Hiếu 30 đ khối B(SN 1999) lớp 12A1, Trường THPT Yên Định 1 (huyện Yên Định, Thanh Hoá) . Địa chỉ: Châu thôn 2, xã Yên Lạc, Huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa.

3. Thủ khoa Nam Định: ‎Lưu Văn Hiện, thủ khoa khối A của Nam Định với 29,3 điểm. Học sinh trường thpt hải hậu A, Nam Định. Địa chỉ: xóm 9, xã Xuân Hòa, Huyện Xuân Trưởng, tỉnh Nam Định. 

12/07/2017 10:46

12/07/2017 10:55

Nhà báo Việt Hùng hỏi ông Nguyễn Xuân Tùng – ĐH Bách khoa Hà Nội. Xin ông cho biết thống kê, nhận định định tính về kết quả thi, đồng thời đưa ra cho các Thủ khoa những lời khuyên về phương pháp học?

TS Nguyễn Xuân Tùng: Tôi tham gia công tác quản lý đào tạo, cũng là một người thầy trực tiếp giảng dạy tại ĐH Bách khoa. Hàng năm nhà trường đón nhận rất nhiều học sinh là Thủ khoa và có điểm cao. Những em sinh viên đó có nền tảng kiến thức cấp 3 rất tốt nên khi vào trường, các em bắt nhịp khá nhanh.

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 8 TS Nguyễn Xuân Tùng, Phó phòng Đào tạo ĐH, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

Bản thân tôi là người thầy, cảm thấy rất thích khi được đào tạo các em vì trao đổi với các em rất dễ dàng. Sau đó các em thường thi thêm hệ Kĩ sư tài năng của trường. Đây là hệ đào tạo ra những người có tài. Kì thi đầu vào rất khó vì chúng tôi muốn lọc ra những người có kiến thức nền tảng rất tốt. Đó là cơ hội và cũng là thách thức đối với các em. Tôi cũng là cựu sinh viên ĐH Bách khoa Hà Nội và cũng là người làm công tác đào tạo.

Tôi thấy rằng để có thể trở thành một sinh viên xuất sắc, các em cần thay đổi suy nghĩ và tư duy đối với việc học tập. Vì việc học cấp 3 và học ĐH rất khác. Ở ĐH, các em cần nâng cao tính tự chủ, qua nhiều khía cạnh.

Trước hết, ở cấp 3 các em học theo chương trình có sẵn. Nhưng ĐH chủ yếu đào tạo theo học chế tín chỉ. Các em có thể lựa chọn chương trình học tập cho mình, học nhiều để tốt nghiệp sớm hơn hoặc học lại để cải thiện điểm.

Kế hoạch học tập của các em có thể tự điều chỉnh và lựa chọn. Các em cần làm quen với việc này, không thể ngồi một chỗ và chờ đợi. Các em phải chủ động tìm hiểu, gặp thầy cô và trao đổi với anh chị khóa trước. Ở cấp 3, thầy cô giáo vừa là người giảng dạy, vừa là người kèm cặp. Thậm chí chúng ta còn có học bạ để trao đổi với gia đình. Ở ĐH, giáo viên không phải người kém cặp mà là người hướng dẫn các em tiếp cận kiến thức.

Giáo viên sẽ hỗ trợ các em khi các em có câu hỏi. Khối lượng kiến thức ĐH khác rất nhiều cấp 3. Ví dụ cấp 3, môn Vật lí học trong 1 năm. Lên ĐH, môn Vật lý 1, Vật lý 2 có thể chỉ học trong 1 học kì mà khối lượng kiến thức gấp đôi. Nếu các em chỉ học theo cách cũ thì sẽ không đủ thời gian để tiếp nhận hoàn toàn kiến thức. Với một học phần, 2 giờ giảng trên lớp yêu cầu các em có 6 giờ chuẩn bị trước tại nhà.

Các em phải đọc trước tài liệu trong thư viện, đọc giáo trình, tham khảo trên mạng Internet (tiếng Việt hoặc tiếng Anh), gặp trực tiếp thầy cô để hỏi... Nhà trường rất sẵn sàng giúp các em. Chính từ việc tự học như vậy mới đào tạo ra một người kĩ sư, có khả năng áp dụng kiến thức, kĩ năng của mình vào công việc, kể cả lĩnh vực mới.

Câu hỏi: Cựu Đại sứ Pháp đánh giá rất cao hệ Kỹ sư tài năng của ĐH Bách khoa. Thi vào khó như thế nào? Tiêu chuẩn đăng kí thi như thế nào?

TS Nguyễn Xuân Tùng: Chương trình này có mục tiêu là đào tạo ra những người có năng lực tư duy tốt. Kì thi nội bộ gồm Toán và Vật lý, không phải thi đại trà. Môn thi khó, sâu hơn và đòi hỏi sinh viên có tư duy cao hơn. Các môn sẽ được thi theo hình thức tự luận. Những em có ngưỡng điểm đạt sẽ được thi vào hệ này.

Các em không phải lo lắng nếu có kiến thức nền tảng tốt, cứ mạnh dạn đăng kí nếu cảm thấy tự tin. Quy mô đào tạo chương trình này sẽ khác.

Lớp học nhỏ, các thầy cô giáo được giảng dạy là người có năng lực chuyên môn cao. Chúng tôi yêu cầu sinh viên thuộc hệ này tham gia nghiên cứu khoa học từ rất sớm, ví dụ tham gia cùng nghiên cứu các công trình, đề tài với các thầy cô.

12/07/2017 11:03

Phát biểu tại buổi giao lưu, TS Lê Việt Thủy, Phó phòng đào tạo ĐH, trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội nói: Đầu tiên xin cảm ơn lời mời của Báo Tiền Phong đến cuộc giao lưu trực tuyến ngày hôm nay. Cũng như trường Bách khoa Hà Nội, tỷ lệ thủ khoa trùng khớp đầu vào và thủ khoa đầu ra hầu như rất hiếm.

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 9 TS Lê Việt Thủy

Thường, những bạn có kết quả đầu vào tốt, sau một vài năm học tiếng Anh, một số sẽ đi du học nước ngoài. Số còn lại học trong nước, khi ra trường dù không đạt thủ khoa đầu ra, nhưng có kết quả tốt. Tuy nhiên, khoảng 10% số thủ khoa đầu vào bị sa sút, thậm chí không ra trường được đúng hạn.

Nguyên nhân chủ yếu do lúc còn học THPT các bạn bị kiểm soát chặt chẽ từ gia đình và nhà trường, nên khi vào ĐH, nhiều bạn có tâm lý xả hơi. Hơn thế, một số bạn bị lôi cuốn bởi những cám dỗ khác như game online…

Muốn học ĐH đạt kết quả cao, sinh viên cần phải có kế hoạch cụ thể, kể cả tự học. Bởi thời gian học ở trường ĐH khác biệt hơn với trường THPT, nên cần có kế hoạch tự học khoa học. Ngoài ra, sinh viên nên tăng cường phản biện với thầy cô giáo trong học tập và đời sống, để nâng cao tư duy và kiến thức.

30-40% là ở thầy cô, còn 60-70% phụ thuộc vào sự nỗ lực của học sinh, đặc biệt chú trọng tiếng Anh. Hơn thế, các bạn nên phát huy các năng khiếu, kỹ năng mềm như ca hát, giao tiếp…

Các bạn có thể học thêm nhiều thứ mà khi còn ở trường cấp ba chưa có cơ hội. Các bạn nên tận dụng thời gian tối đa. Đại học là môi trường tốt nhất để trau dồi kỹ năng và kiến thức.

12/07/2017 11:08

Hồ Phi Khánh tại buổi giao lưu

12/07/2017 11:12

?????Độc giả Nguyễn Trường Kiên, Hà Nội hỏi: Lê Hữu Hiếu: Sao em chọn đi rọn rác thải để kiếm tiền đóng học? Công việc đó em nhận thấy vất vả không?

Lê Hữu Hiếu: Hè năm lớp 10 và lớp 11 em cùng ông chú ở làng nhận thầu các công trình xây dựng trên Hà Nội lên em đi làm thêm. Công việc khá vất vả, ngày ít nhất 8 tiếng còn lại thường xuyên làm thêm 3-4 tiếng một ngày. Những ngày đầu phải làm quần quật 12 tiếng một ngày khiến em đau nhức, mỏi như. Nhưng nghĩ đến có tiền đóng học em lại cố gắng.

?????Một độc giả khác hỏi: Những cuốn sách trong tủ sách của ông ngoại em về lĩnh vực gì? Khi đọc những cuốn sách đó em cảm thấy thế nào và cho em những gì?

Hồi nhỏ em say mê với những cuốn sách về lịch sử và địa lý trong tủ sách của ông ngoại. Đó là những bài học tinh thần vô giá giúp em có niềm say mê và niềm yêu thích với các môn học khác trong trường.

?????Chân em bị teo lại, có làm khó khăn cho em không

Chân em hiện tại bị teo nhỏ lại nhưng vẫn đi lại được bình thường. Tuy nhiên, nhiều hôm trái gió trở trời là vẫn đau. Chính vì lẽ đó, em chọn ngành y không vì mong muốn chữa bệnh cho bố mẹ nữa mà còn mong muốn cải thiện sức khỏe cho chính mình. Tiền học của em nhờ vào tiền bố đi làm thuê, tiền bán thóc? Có bao giờ tiền học của em bị chậm không và cầm tiền của bố mẹ, em cảm thấy gì?

Em luôn trân trọng tiền bố mẹ cho em tiền đóng học vì em biết đó là đồng tiền mồ hôi nước mắt. Nhiều lần em phải đóng học phí chậm vì phải đợi tiền từ việc đi làm thuê, tiền bán thóc mới có được. Điều đó, càng làm cho em phải cố gắng học hơn nữa.

Em mơ ước thành một bác sĩ giỏi, có tâm trong sáng để chữa bệnh cho mọi người. Ngành Y là ngành rất nhân văn, nó sẽ giúp ích cho em rèn nhiều đức tính tốt cho bản thân.

12/07/2017 11:13

12/07/2017 11:14

????? Ngưỡng điểm chuẩn có cao hơn không, vì năm nay bội thu điểm 10?

TS Nguyễn Xuân Tùng: Điểm chuẩn là câu hỏi rất khó để trả lời chính xác. Những thông tin tôi đưa ra chỉ là phỏng đoán thôi. Điểm cao nhưng trong dải nào. Điểm cao nhưng 7 – 8 nhiều thì không đáng ngại.

Điểm cao nhưng là dài 9 – 10 thì điểm chuẩn sẽ cao. Ngoài ra, điểm chuẩn còn phụ thuộc vào chỉ tiêu ngành mà các em định đăng kí (có biến động không), phụ thuộc vào số lượng các thí sinh đăng kí vào ngành đó.

Theo tôi dự đoán thì điểm chuẩn ĐH Bách khoa HN tăng cao một chút so với năm ngoái, có thể tăng khoảng 0,5, cùng lắm là 1 điểm trên thang 30.

Năm ngoái, các em chỉ được lựa chọn mỗi trường 2 nguyện vọng. Nhưng năm nay Bộ không giới hạn số lượng nguyện vọng các em đăng kí. Ngành gì các em thích và mong muốn thì đăng kí đầu tiên. Các em cứ mạnh dạn.

12/07/2017 11:16

Nhận định về điểm chuẩn năm nay, TS Thủy nói: Tôi nghĩ chắc chắn, các trường top sẽ có mức điểm chuẩn cao hơn năm ngoái. Những ngành điểm cao thì chắc chắn sẽ tiếp tục cao bởi vì đăng ký nguyện vọng năm nay thuận lợi cho thí sinh hơn.

Hiện nay ở ĐH Kinh tế Quốc dân, khối A chiếm tỷ lệ cao, năm nay khoảng 60% - 65%. Khối D có xu hướng tăng, chiếm tới 20%. Với phổ điểm năm nay, điểm chuẩn khối A vào các trường top như KTQD không tăng đáng kể, mà tăng nhiều nhất có thể là khối A1 và khối D.

Chiến thuật đăng ký vào KTQD, khoảng 21-22 điểm có cơ hội vào trường. Các bạn nên chọn 3-4 nguyện vọng thì khả năng cao sẽ đạt được mong muốn.

12/07/2017 11:25

TS Nguyễn Xuân Tùng: Thông qua báo chí, chúng tôi đã biết về trường hợp của em Hiện. Chúng tôi biết rằng em muốn vào ĐH Bách khoa HN, ngành Kĩ thuật điều khiển và tự động hóa. Khi nhận được thông tin, Ban Giám Hiệu ĐH Bách khoa HN quyết định trao học bổng toàn phần, miễn 100% toàn bộ học phí chương trình đào tạo đại trà năm đầu tiên cho em Hiện (khoảng 14 đến 15 triệu đồng, tùy ngành học).

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 11 Đại diện trường ĐH Bách Khoa Hà Nội tặng học bổng che em Lưu Văn Hiện 

Các năm sau, em Hiện sẽ tiếp tục đăng kí xét học bổng, và nhà trường sẽ xem xét thành tích học tập để trao học bổng tiếp. Nếu thành tích học tập thực sự xuất sắc, em Hiện còn có thể nhận thêm học bổng dành cho sinh viên tài năng (chiếm tổng số 3% sinh viên của trường, dành cho những sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập và nghiên cứu khoa học, giá trị học bổng lớn).

Đây là chính sách học bổng mới của trường ĐH Bách khoa HN, áp dụng từ năm học 2017 – 2018. Học bổng nhằm tạo điều kiện cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội học tập tại trường, cũng như khuyến khích những sinh viên tài năng phát triển năng lực cá nhân.

Đối với sinh viên khóa mới, điều kiện được xét cấp học bổng Hỗ trợ học tập là gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hạnh kiểm tốt. Những sinh viên đạt thành tích cao trong các kỳ thi Olympic quốc tế, kỳ thi chọn học sinh giỏi THPT Quốc gia, các kỳ thi khoa học kĩ thuật, thể thao, văn nghệ cấp quốc gia và thủ khoa đầu vào các chương trình đào tạo của trường sẽ được xét tặng học bổng Khuyến khích tài năng.

Nhà trường đã xây dựng hệ thống đăng ký xét duyệt học bổng Online và sinh viên khóa mới có thể đăng ký ngay sau khi có kết quả báo trúng tuyển của trường.

12/07/2017 11:26

?????Lưu Văn Hiện: Cô giáo chủ nhiệm của em có nói em luôn lắng nghe cô giáo giảng bài như nuốt từng lời thầy cô? Học với em là một đam mê hay còn vì điều gì khác? Học tập đúng là đam mê của em và vì gia đình khó khăn nên với em xác định việc học càng phải cố gắng hơn để sau này “thoát khổ”. Thích môn Hóa, tại sao em không chọn ngành gì liên quan đến môn học này?

Em thích môn Hóa nhưng em có đam mê ấp ủ rất lâu là kĩ sư phần mềm rồi. Môn Hóa học mới đầu chỉ là để thi đại học còn nghề nghiệp sau này em muốn theo đuổi sẽ là một ngành kĩ thuật mà cụ thể là kĩ sư phần mềm.

Hoàn cảnh gia đình đặc biệt, có bao giờ em nghĩ chọn trường công an hoặc quân đội chưa? Tại sao lại lựa chọn ĐH Bách Khoa khi có nhiều lựa chọn khác?

Em có xem xét những ngành của công an và quân đội rồi nhưng thực sự em thấy không có ngành phù hợp cũng như em thích nên em không đăng ký vào.

Ngay như lúc đầu em nói, em thích trở thành một kĩ sư phần mềm nên vào ĐH Bách Khoa Hà Nội là lựa chọn số 1 của em.

12/07/2017 11:27

?????Lựa chọn y đa khoa Hà Nội, Khánh mong muốn sau này sẽ học ngành gì? Em đã lường hết được những vất vả khi học y chưa?

Em Khánh: Từ đầu, em đã xác định là học khối B, nên em chọn trường y. Nhưng bố em lại muốn em học an ninh, vừa đỡ tốn kém vừa đảm bảo công việc sau này. Hồi tháng 4, em cũng nghe lời bố, hoàn tất đăng ký vào trường an ninh. Tuy nhiên, lúc đó em không chắc chắn với khối A1 và cũng không có niềm yêu thích bằng với khối B, nên dù chỉ còn 2 tháng, em vẫn từ bỏ để thi khối B.

?????Lý do chọn trường ĐH Y Hà Nội?

Thứ nhất, vì em thích học khối B và tự tin nhất vào khối B. Thứ 2, không hiểu vì sao nhưng em cảm thấy mình phù hợp với không khí lành lạnh và tất bật trong bệnh viện.

12/07/2017 11:30

Lê Hữu Hiếu: Được biết, những ngày học THCS, Hiếu xa gia đình để đến huyện khác học tập. Cảm giác của Hiếu những ngày đó như thế nào?

Khi sống xa gia đình, em rất nhớ bố mẹ và các em. Nhưng cũng vì thế mà em tự nhủ phải cố gắng hơn nữa trong học tập. Đó cũng là niềm an ủi của gia đình, để bố mẹ an tâm hơn và đáp lại sự mong mỏi từ những người đặt kì vọng vào em. Bố mẹ có thể không là người kèm em học trong suốt chặng đường vừa qua. Nhưng mẹ hay bố là động lực để em phấn đấu?

Bố mẹ và gia đình chính là nguồn động lực lớn nhất của em. Họ là những người luôn tiếp thêm sức mạnh cho em mỗi khi em gặp khó khăn. Phương pháp tự học của em như thế nào để có thể đạt được điểm cao nhất? Em chủ yếu tự học từ tài liệu sách vở và sự định hướng từ các thầy cô bộ môn.

Em luôn tìm tòi các nguồn tài liệu mới, hay từ mạng Internet và những người bạn của mình. Sự cần cù, cố gắng chăm chỉ, sự quyết tâm theo đuổi các mục tiêu đã đặt ra là những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình học tập. Ngoài thời gian học, Hiếu còn làm việc phụ giúp gia đình.

Đã bao giờ em cảm thấy mình thiệt thòi hơn các bạn khác chưa? Ngoài thời gian học tập, em còn phụ giúp công việc đồng áng của bố mẹ và chỉ bảo các em học tập. Em chưa bao giờ nghĩ mình thiệt thòi hơn các bạn khác. Khó khăn mình phải vượt qua.

Điều đó sẽ giúp mình trở nên trưởng thành và bản lĩnh hơn. Lựa chọn học ngành y, em có lường trước được những khó khăn, vất vả trong thời gian tới không? Em có tìm hiểu và đã biết được những khó khăn vất vả trong việc học ngành Y.

Nhưng em sẽ cố gắng nỗ lực và quyết tâm học tập hơn nữa để trở thành một bác sĩ giỏi, có năng lực. Gia đình cũng rất ủng hộ và định hướng em theo ngành Y. Những khó khăn giúp em tôi luyện bản thân và dần hoàn thiện mình. Đây cũng là những cơ hội dành cho bản thân em.

12/07/2017 11:31

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 13
GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 14 Đại diện Báo Tiền Phong trao hoa và học bổng cho 3 thủ khoa. Ảnh Trường Phong

Buổi giao lưu do Báo Tiền Phong tổ chức diễn ra vào 9g30 -12h sáng ngày 12/7.

Địa điểm Giao lưu tại trụ sở Báo Tiền phong số 15, Hồ Xuân Hương, Hà Nội.

3 tân thủ khoa có hoàn cảnh đặc biệt - học tập xuất sắc gồm:

1. ‎Thủ khoa Thanh Hóa : Lê Hữu Hiếu 30 điểm khối B (SN 1999) lớp 12A1, Trường THPT Yên Định 1 (huyện Yên Định, Thanh Hoá)

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 16

 Em Lê Hữu Hiếu (trái) một trong những thí sinh đạt 3 điểm 10 ở Thanh Hóa đang hướng dẫn em trai ôn tập hè

Lê Hữu Hiếu, chàng trai đến từ lớp 12A1, trường THPT Yên Định 1 (huyện Yên Định) đã trở thành một trong 4 thí sinh của tỉnh Thanh Hóa đạt 3 điểm 10 tuyệt đối (Toán 10, Hóa 10, Sinh 10) trong kỳ thi THPT quốc gia năm nay. Điều ít người biết, cứ vào dịp hè Hiếu lại cùng bố lên Hà Nội làm thuê để kiếm tiền nuôi gia đình. Bố làm phụ hồ, còn Hiếu thì đi dọn rác thải…

Hiếu là anh cả trong gia đình có ba anh em, thuộc hộ cận nghèo. Em gái Hiếu chuẩn bị vào lớp 11, em trai học lớp 7. Bố mẹ Hiếu đều làm nông nghiệp, ốm đau thường xuyên. Lúc nhỏ, trong một tai nạn xảy ra khiến cho chân trái của Hiếu bị teo cơ, ảnh hưởng đến sức khỏe, gây khó khăn trong một số hoạt động.

2. Thủ khoa Nghệ An : Hồ Phi Khánh 30 đ khối B, học sinh lớp 12A1, trường THPT Hoàng Mai (TX Hoàng Mai, Nghệ An) – thí sinh đạt 30 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2017.

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 17

Hồ Phi Khánh

Hồ Phi Khánh, học sinh lớp 12A1, trường THPT Hoàng Mai (TX Hoàng Mai, Nghệ An) đạt 30 điểm khối B trong kỳ thi THPT quốc gia 2017. Gia đình có 2 chị em, bố làm thợ sửa chữa xe máy, mẹ làm ruộng nên chị em Khánh không có điều kiện học tập tốt như bạn bè .

“Gia đình không khá giả gì, chị gái đang học năm thứ 3, trường Đại học Kinh tế Nghệ An còn em lại cuối cấp nên chi phí gia đình eo hẹp hơn. Ngoài sự chỉ dạy của thầy cô ở trường thì về nhà, em tự tìm thông tin qua sách vở và trên các trang học online.

3. Thủ khoa Nam Định: ‎Lưu Văn Hiện, thủ khoa khối A của Nam Định với 29,3 điểm. Học sinh trường THPT Hải Hậu A, Nam Định.

GIAO LƯU: Thủ khoa ‘đất học’ bật mí bí quyết vượt khó vươn lên ảnh 18

Lưu Văn Hiện 

Trong kỳ thi THPT quốc gia 2017, Lưu Văn Hiện, HS lớp 12A1, trường THPT Hải Hậu A đã trở thành thủ khoa khối A của tỉnh Nam Định khi đạt 29.3 điểm (chưa cộng điểm khu vực).

Nhà thuộc hộ cận nghèo, bố đau yếu triền miên, mẹ làm ruộng nuôi cả gia đình, bởi thế con đường đến giảng đường của chàng thủ khoa nghèo thành Nam còn rất nhiều gian nan, vất vả ở phía trước…

Bên cạnh đó, buổi giao lưu trực tuyến cũng có sự tham gia của các chuyên gia đào tạo đến từ các trường ĐH hàng đầu tại VN, nơi từng đón nhận nhiều thủ khoa đầu vào của cả nước theo học. 

*TS Nguyễn Xuân Tùng, Phó phòng Đào tạo ĐH, trường Đại học Bách Khoa Hà Nội.

*TS Lê Việt Thủy, Phó phòng đào tạo ĐH, trường ĐH Kinh tế Quốc dân Hà Nội

Chuyên gia và những thủ khoa có hoàn cảnh gia đình khó khăn sẽ cùng bạn đọc cả nước tọa đàm về cách thức vượt qua khó khăn để học giỏi ở bậc học phổ thông.

Đồng thời các chuyên gia sẽ cùng trao đổi về phương pháp dạy và học trong môi trường mới - bậc học đại học, lý giải vì sao hiếm có thủ khoa đầu vào đạt được danh hiệu thủ khoa đầu ra sau quá trình học ở bậc ĐH; giải đáp thắc mắc khác của bạn đọc liên quan tới việc chọn ngành nghề, tuyển sinh, điểm chuẩn…

Độc giả có thể đặt câu hỏi đến các thủ khoa và chuyên gia đào tạo qua email: online@baotienphong.com.vn bắt đầu từ bây giờ.

MỚI - NÓNG
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
Sạt lở, ách tắc quốc lộ 19: Khu Quản lý đường bộ ra văn bản ‘nóng’
TPO - “Ban Quản lý dự án 2 chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm trước Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường bộ Việt Nam và pháp luật nếu để xảy ra mất an toàn cho người và phương tiện tham gia giao thông, ùn tắc giao thông mà nguyên nhân không sửa chữa kịp thời hoặc chậm trễ khắc phục các tồn tại của dự án”, văn bản Khu Quản lý đường bộ III nêu.