1. Quan họ có từ thế kỳ nào?
-
icon
17
-
icon
16
-
icon
18
B là đáp án đúng. Dân ca Quan họ là loại hình văn hóa phi vật thể. Theo các nhà nghiên cứu văn hóa, Quan họ có từ thế kỷ 17, bắt nguồn từ tục kết chạ giữa các làng xóm. Về mặt sáng tạo nghệ thuật dân ca Quan họ được coi là đỉnh cao của nghệ thuật thi ca. Bắc Ninh có 44 làng Quan họ gốc, đến nay còn gần 30 làng duy trì được lối chơi văn hóa Quan họ. Tên gọi “quan họ” có từ rất xa xưa, không ai biết chính xác vì sao lại có tên gọi này. Có rất nhiều giả thuyết lý giải nhưng cho đến nay chưa có giả thuyết nào có đủ tính thuyết phục.Có giả thuyết cho rằng “quan họ” là thể loại âm nhạc của “họ nhà quan” nên được gọi là “quan họ” (khác với các thể loại dân ca khác, quan họ không được sinh ra từ tầng lớp nhân dân lao động, mà được sinh ra từ tầng lớp trung lưu nông thôn). Cũng có truyền thuyết cho rằng, có một ông quan cưỡi ngựa đi qua làng Diềm Xá (xã Hòa Long, huyện Yên Phong), gặp một cô gái đang hát điệu dân ca. Ông quan dừng ngựa lại (họ) để nghe, mê tiếng hát và đặt tên là làn điệu quan họ. Nội dung chính trong buổi hát Quan họ thường là khi hai bên nam – bọn Quan họ nam và nữ – bọn Quan họ nữ hát đối nhau. Đứng đầu mỗi bọn Quan họ là liền anh, bên nữ gọi là liền chị. Các câu hát có thể được chuẩn bị sẵn, nhưng ra đến khi đối đáp nhau thì thường dựa trên khả năng ứng biến của hai bên.
2. Trang phục áo của liền Anh khi hát quan họ gồm những gì?
-
icon
Cả hai ý trên
-
icon
Áo lụa
-
icon
Áo The
C là đáp án đúng. Trong hát quan họ trai thường mặc trang phục áo lụa, áo the, quần sớ, khăn xếp; nữ thì mặc mớ bảy mớ ba, áo tứ thân nhiều điều, nhiều tía, yếm xẻ con nhạn, thắt lưng hoa đào, hoa lý, đeo khuyên vàng xà tích. Khi hát ngoài trời thì nam thường che ô còn nữ che nón thúng quai thao để tăng thêm vẻ lịch sự, duyên dáng.
3. Làn điệu quan họ có bao nhiều giọng?
-
icon
4
-
icon
3
-
icon
5
B là đáp án đúng. Quan họ rất phong phú về làn điệu: la rằng, đường bạn kim loan, cây gạo, giã bạn, hừ la, la hới, tình tang, cái ả, lên núi, xuồng song, cái hồ, gió mát trăng thanh, tứ quý,… Một cuộc hát quan họ hay một canh hát bao giờ cũng có ba chặng. Chặng mở đầu thuộc về giọng lề lối, hát chừng mười bài giọng lề lối họ chuyển sang giọng sổng để vào chặng giữa, các bài ở chặng giữa là ở giọng vặt, chặng cuối là giọng giã bạn. Giọng lề lối: Đây là giọng hát mở đầu, được diễn xướng với tốc độ chậm, nhiều luyến láy, nhiều tiếng đệm. Đôi lúc nhịp phách không rõ ràng, âm điệu thường ở âm khu thấp tầm cữ hẹp, ví dụ như các bài: Hừ la, Cây gạo, Tình tang, Cái ới cái ả… Giọng sổng: Là giọng chuyển tiếp từ giọng lề lối sang giọng vặt. Ngoài chức năng nối giữa hai phần nó còn là tiêu đề cho sự phát triển khá độc đáo của hát quan họ. Giọng sổng với tính chất khoan thai mực thước nên có ảnh hưởng tới những giai điệu tiếp theo ở giọng vặt. Giọng vặt: Là các giọng thuộc phần chính của buổi ca hát. Có thể nói tính chất nghệ thuật của quan họ được thể hiện rõ ở giọng này. Âm nhạc ngắn gọn, bố cục chặt chẽ, tiết tấu linh hoạt chứ không đơn giản như giọng lề lối. Nội dung lời ca khá phong phú, số lượng bài bản tương đối nhiều. Ví dụ như các bài: Trống cơm, Qua cầu gió bay, Tương phùng – tương ngộ, Ngồi tựa mạn thuyền, 36 thứ chim… Giọng giã bạn: Là giọng hát trước lúc chia tay. Số lượng bài bản ở giọng giã bạn không nhiều nhưng chất lượng nghệ thuật của các bài ở giọng này khá cao. Chủ đề chính của giọng này là tiễn biệt. Vì vậy giai điệu thường buồn, nhưng rất mặn nồng đắm say như tình cảm nhớ thương của các liền anh liền chị quan họ. Ví dụ như các bài: Người ở đừng về, Chuông vàng gác cửa tam quan, Kẻ bắc người nam, Chia rẽ đôi nơi, Con nhện giăng mùng
4. Quan họ được tổ chức UNESCO công nhân là di sản văn hóa phi vật thể vào năm nào?
-
icon
2009
-
icon
2008
-
icon
2010
B là đáp án đúng. Ngày 30 tháng 9 năm 2009, tại kỳ họp lần thứ tư của Ủy ban liên chính phủ Công ước 2 Bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể, Dân ca quan họ đã được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại sau nhã nhạc cung đình Huế, không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên và cùng đợt với ca trù. Đến nay từ 44 làng quan họ gốc, tỉnh Bắc Ninh đã nhân lên thành 329 làng Quan họ mới, trong đó có 41 nghệ nhân dân ca Quan họ. Đối với thôn Viêm Xá, xã Hòa Long, thành phố Bắc Ninh, nơi được coi là Thủy tổ dân ca Quan họ Bắc Ninh đã có nhiều giải pháp khôi phục, bảo tồn dân ca Quan họ, nhất là các bài Quan họ cổ.
5. Hội Lim truyền thống nổi tiếng ở Bắc Ninh được tổ chức ở đâu?
-
icon
Huyện Tiên Du
-
icon
Huyện Thuận Thành
-
icon
Huyện Quế Võ
A là đáp án đúng. Hội Lim được tổ chức ở thị trấn Lim, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Lịch sử Hội Lim được truyền miệng lại với rất nhiều phiên bản khác nhau. Có quan niệm cho rằng: Hội Lim có nguồn gốc từ hội chùa, hội hát, liên quan đến tiếng hát của chàng Trương Chi mà dấu xưa để lại là hình vết dòng sông Tiêu Tương khá rõ ở các làng quê vùng Lim. Giả thuyết này căn cứ vào truyền thuyết Trương Chi – Mỵ Nương. Hội Lim được duy trì trong suốt thế kỷ XIX và nửa đầu thế kỷ XX. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước, hội Lim không được mở trong nhiều thập kỷ cho đến tận những năm sau đổi mới. Không gian lễ hội lấy đồi Lim làm trung tâm, có chùa Lim – nơi thờ ông Hiếu Trung Hầu – người sáng lập tục hát Quan họ và diễn ra tại 3 địa phương bao quanh là: xã Nội Duệ, xã Liên Bão và thị trấn Lim. Hội Lim thường được kéo dài trong khoảng 3 ngày (từ ngày 12 đến 14 tháng Giêng âm lịch hàng năm), trong đó ngày 13 là chính hội với nhiều hoạt động đặc sắc.
6. Bắc Ninh có bao nhiêu hệ thống sông lớn?
-
icon
3
-
icon
1
-
icon
2
C là đáp án đúng. Bắc Ninh là tỉnh có diện tích nhỏ nhất Việt Nam (diện tích tự nhiên 823 km2) có 8 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 1 thành phố (Bắc Ninh), 1 thị xã (Từ Sơn) và 6 huyện (Yên Phong, Quế Võ, Tiên Du, Thuận Thành, Gia Bình, Lương Tài). Hiện nay trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh có khoảng 41 lễ hội đáng chú ý trong năm được duy trì. Trong đó có những lễ hội lớn như: hội chùa Dâu, Hội Lim, hội đền Đô, hội đền Bà Chúa Kho. Mạng lưới sông ngòi thuộc tỉnh Bắc Ninh khá dày đặc, mật độ khá cao từ 1,0 – 1,2km/km2 với 3 hệ thống sông lớn chảy qua gồm sông Đuống, sông Cầu, sông Thái Bình. Sông Đuống có chiều dài 67km trong đó 42km nằm trên phạm vi tỉnh Bắc Ninh. Sông Cầu có tổng chiều dài là 289km, trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài khoảng 69km và đồng thời là ranh giới tỉnh giữa Bắc Ninh với Bắc Giang, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 5 tỷ m3. Sông Thái Bình thuộc hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, sông có chiều dài khoảng 93km trong đó đoạn chảy qua tỉnh Bắc Ninh dài 16km, có tổng lưu lượng nước hàng năm khoảng 35,95 tỷ m3. Ngoài ra trên địa bàn tỉnh còn có sông Cà Lồ nằm ở phía Tây của tỉnh
7. Bắc Ninh hiện có mấy cụm du lịch lớn?
-
icon
3
-
icon
4
-
icon
5
A là đáp án đúng. Bắc Ninh hiện có hàng trăm di tích lịch sử văn hóa với nhiều đình, chùa, lễ hội và những làn điệu dân ca Quan họ. Bề dày lịch sử, văn hóa đã tạo cho Bắc Ninh tiềm năng phát triển du lịch văn hóa. Bắc Ninh có 3 khu du lịch là: Khu du lịch văn hoá Quan họ Cổ Mễ (thành phố Bắc Ninh); khu du lịch văn hoá Đền Đầm (thị xã Từ Sơn); khu du lịch văn hoá Phật Tích (huyện Tiên Du). Bên cạnh đó, theo dự kiến sẽ có 3 khu du lịch khác là: Khu du lịch lâm viên Thiên Thai (huyện Gia Bình); khu du lịch văn hoá lịch sử Như Nguyệt (huyện Yên Phong); khu du lịch tâm linh Hàm Long - Núi Dạm (thành phố Bắc Ninh) và lựa chọn 22 điểm di tích quy hoạch phát triển thành điểm du lịch làm động lực cho các tuyến du lịch khép kín, liên hoàn và hấp dẫn trên địa bàn. Trong đó có một số di tích lịch sử - văn hóa tiêu biểu để hình thành các điểm, các tuyến du lịch hấp dẫn như Văn Miếu Bắc Ninh, chùa Phật Tích, lăng Kinh Dương Vương, chùa Dâu, chùa Bút Tháp, đền Đô, đền thờ Lê Văn Thịnh,Chùa Cổ Lũng,Chùa Lim. Ngoài ra, còn có du lịch cộng đồng tại làng gốm Phù Lãng (huyện Quế Võ), làng tương Đình Tổ, khu vực chùa Bút Tháp (huyện Thuận Thành), làng Quan họ Viêm Xá (Thành phố Bắc Ninh) Làng gỗ mĩ nghệ Đồng Kỵ.
8. Những ngôi chùa nào dưới đây nổi tiếng nhất ở Bắc Ninh?
-
icon
Tất cả các chùa trên
-
icon
Chùa Dâu, Chùa Bút Tháp, Chùa Phật Tích
-
icon
Chùa Tiêu, Chùa Dạm
C là đáp án đúng. Chùa Dâu còn có tên là Diên Ứng, Pháp vân hay Cổ Châu. Đây là một ngôi chùa nằm ở xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh là ngôi chùa xưa nhất Việt Nam, là cái nôi của văn hóa tín ngưỡng Phật Giáo du nhập vào nước ta. Tương truyền truyền thuyết về ngôi chùa nơi có 4 Pháp gắn với truyền thuyết Man Nương, khi có thai với một nhà sư, bà có công lớn trong việc cứu giúp nhân dân ngập lụt nên được thờ cúng ở chùa chính điện. Chùa Bút Tháp nằm ở bên đê sông Đuống, thôn Bút Tháp, xã Đình Tổ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh. Trong chùa nổi bật có thờ tượng Bồ tát Quan Thế Âm thiên thủ thiên nhẫn bằng gỗ lớn nhất Việt Nam. Đây là một quần thể kiến trúc với rất nhiều những kiệt tác được chạm khắc tỉ mỉ, được thiết kế theo hình tháp cao dần lên. Chùa Phật Tích còn được gọi là chùa Vạn Phúc, ngôi chùa nằm phía Nam núi Phật Tích, thuộc xã Phật Tích, huyện Tiên Du, tỉnh Bắc Ninh. Ngôi chùa tương truyền được xây dựng vào thời nhà Lý với kết cấu kiến trúc vô cùng độc đáo. Tượng Phật A di đà làm bằng đá xanh nguyên khối cao 1,85 m, được xem là tượng Phật bằng đá thời Lý cổ nhất miền Bắc. Trên đỉnh núi Phật Tích là bức tượng cao 27 m được chạm khắc tinh xảo. Ngoài ra, ngôi chùa còn sở hữu 5 cặp linh thú bằng đá lớn nhất Việt Nam. Chùa còn có một tòa tháp cao nhiều tầng, là sản phẩm công phu thời Lý vua Lý Thánh Tông xây dựng nay đã được tu bổ. Chùa Tiêu xưa có tên là chùa Lục Tổ, tọa lạc ở sườn núi Tiêu, thuộc xã Tương Giang, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Chùa thuộc hệ phái Bắc tông.Chùa được dựng từ thời Lý. Chùa là nơi tu thiền và giảng pháp của nhiều cao tăng thời Lý, như Thiền sư Vạn Hạnh. Chùa Dạm thuộc xã Nam Sơn, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh là một kiệt tác thời nhà Lý. Ngôi chùa có kiến trúc vô cùng kì vĩ, to lớn với các nền gạch ngói hoa văn nổi những cánh sen được chạm trổ và điêu khắc tỉ mỉ, cẩn thận.
9. Khoảng bao nhiều nho sĩ Bắc Ninh đã giành thứ hạng cao trong các kỳ thi?
-
icon
677
-
icon
675
-
icon
676
C là đáp án đúng. Bắc Ninh nơi có nhiều danh nhân nổi tiểng như: Cao Lỗ Vương, Lý Công Uẩn, Trần Quý, Đặng Thị Phương Dung, Nguyên Phi Ỷ Lan, Đàm Quốc Sư… Suốt chặng đường 825 năm (1075-1901), tham gia thi cử tại nơi cửa khổng, nho sĩ Bắc Ninh đã giành nhiều vị trí hàng đầu cả về số lượng và học vị. "Vùng đất Văn hiến - Vùng đất địa linh nhân kiệt" được mệnh danh là vùng đất khoa bảng với " Một giỏ ông Đồ - Một bồ ông Cống - Một đống ông Nghè - Một bè Tiến sỹ - Một bị Trạng nguyên - Một thuyền Bảng nhãn”, Cùng với Thủ đô Hà Nội, cố đô Huế, Bắc Ninh là địa phương thứ 3 xây dựng văn miếu có tầm cỡ, qui mô, trang trọng. Văn miếu Bắc Ninh nổi tiếng với 677 vị đại khoa, chiếm 1/4 tổng số vị đại khoa của cả nước đã được vinh danh. Văn miếu Bắc Ninh với những trang lịch sử văn hóa, giáo dục còn lưu giữ được cho đến ngày nay là những cứ liệu vô cùng giá trị của nền văn minh ở vùng Kinh Bắc, nơi có thành Luy Lâu cổ, nơi Sỹ Nhiếp lần đầu dạy người Việt học chữ. Chùa Dâu, Chùa Phật Tích là những nơi phát tích của Phật giáo Việt Nam, nơi phát tích vương triều Lý Đền Đô, Chùa Dận... Đền Phụ Quốc - Làng Tam Tảo Bắc Ninh nổi tiếng với các làn điệu quan họ, các làng nghề như làng tranh Đông Hồ, làng gốm Phù Lãng, gỗ mỹ nghệ Đồng Kỵ, rèn sắt Đa Hội, đúc đồng Đại Bái, dệt Hồi Quan. Các di tích lịch sử đáng kể có đền Đô, chùa Phúc Nghiêm Tự (chùa Tổ), đền Phụ Quốc, đình làng Đình Bảng,đình làng Tam Tảo…
Kết quả
Bạn hãy chăm chỉ hơn nhé!
điểm