Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài

0:00 / 0:00
0:00
TPO - Xác định công tác xóa đói giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm, thời gian qua Ban Chỉ đạo giảm nghèo của tỉnh Bình Thuận đã tập trung huy động mọi nguồn lực trong xã hội bằng tiền, vật tư, ngày công để trợ giúp hộ nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.

Kết quả đạt được

Thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội khác để tập trung nguồn vốn đầu tư cho các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, nhất là những vùng thường xuyên bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Đến nay, 100% người thuộc hộ nghèo, cận nghèo được ngân sách tỉnh hỗ trợ mua thẻ BHYT khám, chữa bệnh. Toàn tỉnh đã thực hiện miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập cho hơn 67.000 đối tượng là học sinh, sinh viên đang học tại các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh.

Thực hiện Quyết định số 33/2015 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đối với hộ nghèo theo chuẩn nghèo tỉnh còn hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà ở cho hộ nghèo có nhà ở ổn định. Nhờ đẩy mạnh thực hiện các chủ trương, chính sách về giảm nghèo bền vững, từ năm 2016 đến nay, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo toàn tỉnh giảm bình quân 0,94%/năm.

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài ảnh 1

Tặng quà cho hộ nghèo ở xã Phan Hiệp.

Mục tiêu giai đoạn tới

Để tiếp tục thực hiện tốt chương trình giảm nghèo bền vững trong thời gian tới, Bình Thuận phấn đấu thực hiện giảm tỷ lệ hộ nghèo giai đoạn 2021 – 2025 bình quân hàng năm từ 0,7 - 1,0%.

Để đạt mục tiêu đó, UBND tỉnh xác định phải tăng cường truyền thông, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của toàn xã hội về mục đích, ý nghĩa, nội dung, giải pháp của chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh (chương trình) nhằm tạo sự đồng thuận, ủng hộ của toàn xã hội, góp phần huy động nguồn lực thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững.

Đồng thời xác định công tác giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và mang tính nhân văn sâu sắc.

Truyền thông về công tác giảm nghèo phải kịp thời, chính xác, đúng quy định của pháp luật và được triển khai sâu rộng từ tỉnh đến cấp cơ sở với nội dung đa dạng, hình thức phong phú, thiết thực, hiệu quả phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi địa phương, cơ sở. Truyền thông về công tác giảm nghèo phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành nắm vững, hiểu rõ các chủ trương, định hướng, cơ chế, chính sách, chương trình giảm nghèo để thực hiện đúng, kịp thời và hiệu quả. Trong đó, chú trọng truyền thông cho nhóm đối tượng hưởng lợi từ chương trình như người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.

Để đạt được mục tiêu đó đòi hỏi các cấp, ngành, địa phương phải tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp. Nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền các cấp và cơ quan, đơn vị trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác truyền thông về chương trình. Đẩy mạnh hiệu quả công tác tuyên truyền, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, tạo sự đồng thuận của toàn xã hội và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu giảm nghèo bền vững. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả truyền thông.

Xây dựng hệ thống và tăng cường các kênh truyền thông tương tác thông qua việc ứng dụng các công nghệ mới về thông tin truyền thông như mạng xã hội, ứng dụng giải trí trên thiết bị thông minh, công nghệ thực tế ảo nhằm nâng cao sự tương tác và tham gia của người dân. Phối hợp với các cơ quan truyền thông, báo chí xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, ấn phẩm truyền thông, tổ chức vận động xã hội, hội thảo, hội nghị, phát thanh, báo viết, báo điện tử về kinh nghiệm, sáng kiến, mô hình giảm nghèo hiệu quả và gương điển hình vươn lên thoát nghèo.

Giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên và lâu dài ảnh 2
Bình Thuận xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, đóng góp tích cực cho phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy tỉnh ưu tiên phát triển du lịch chuyên nghiệp, bền vững, an toàn, gắn với bảo vệ môi trường, giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa, truyền thống dân tộc.

Đồng thời tổ chức các hoạt động về chính sách giảm nghèo ở các cấp, ngành, nhất là cơ sở để tăng cường giải thích về chính sách, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách bằng các hình thức sáng tạo như hội thi, chia sẻ kinh nghiệm giữa các thôn, bản, xã, huyện thực hiện chương trình. Xây dựng, phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo từ tỉnh tới cơ sở, nâng cao năng lực cán bộ các cấp về công tác truyền thông, tuyên truyền về chương trình…

Bên cạnh đó phát triển, tăng cường hoạt động Trang thông tin điện tử về giảm nghèo nhằm phục vụ có hiệu quả công tác chỉ đạo, điều hành của Ban Chỉ đạo tỉnh về Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và UBND tỉnh, cung cấp thông tin tổng hợp về kết quả tổ chức triển khai thực hiện Chương trình, tuyên truyền các chính sách, pháp luật, chủ trương của Đảng và Nhà nước về giảm nghèo đến người dân….

MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây. 
Nữ thần Đài Loan lười biếng
Nữ thần Đài Loan lười biếng
TPO - Quách Bích Đình khiến khán giả mong chờ khi trở lại với show Tỷ tỷ đạp gió rẽ sóng sau thời gian dài tạm ngừng hoạt động nghệ thuật để lo cho gia đình. Tuy nhiên, biểu hiện của nữ diễn viên trong show gây nhiều tranh cãi.