Giảm biên chế không xong vì đụng 'con ông cháu cha'

Đó là nhận định của Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá trong phiên thảo luận về thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước sáng 1/11.
Giảm biên chế không xong vì đụng 'con ông cháu cha' ảnh 1

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Khá.

Một trong những khó khăn được đại biểu Nguyễn Thị Khá chỉ ra trong việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước là “một số doanh nghiệp còn mang dáng dấp thời bao cấp, với bộ máy cồng kềnh, thừa thầy, thiếu thợ, đến hẹn lại lên, trong khi muốn giảm biên chế cũng không xong vì đụng đến con ông cháu cha”.

Đại biểu Nguyễn Thị Khá cho rằng, cần tách bạch chức năng quản lý nhà nước với chủ sở hữu, từ đó tránh dựa dẫm, ỷ lại, xin cho; nâng cao tính công khai, minh bạch của hoạt động doanh nghiệp, không tiếp diễn tình trạng lời giả, lỗ thật.

“Đã đến lúc cần phải mạnh dạn cắt đi cái đuôi của nhóm lợi ích. Người đại diện vốn Nhà nước phải là ông chủ thực sự chứ không phải ông chủ hờ, thụ động, chờ đợi, đi xin kế hoạch, xin vốn”, đại biểu Khá đề nghị.

Bà Khá cũng cho rằng, cần làm rõ những gì nhà nước không cần chi phối nắm giữ. DNNN phải là cốt lõi chỉ huy nắm đầu ra để đảm bảo các sản phẩm đáp ứng yêu cầu thị trường. Cái gì xã hội làm được trong khi việc sản xuất công đoạn nào, công việc gì các thành phần kinh tế khác làm được ta huy động vào.

Chốt lại phần phát biểu của mình, nữ đại biểu cho rằng: “Tái cơ cấu kinh tế phải thực sự hơn, phải là 'bình mới, rượu mới'".

Khả năng cân đối NSNN có nhiều khó khăn

Trước đó, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu trình bày Báo cáo của Ủy ban thường vụ Quốc hội về kết quả giám sát việc thực hiện tái cơ cấu nền kinh tế trong lĩnh vực đầu tư công, doanh nghiệp nhà nước và hệ thống ngân hàng theo Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 5 năm 2011-2015.

Theo giám sát của Ủy ban Kinh tế, một số dự án đầu tư công chậm tiến độ, phát sinh chi phí, khả năng phải tăng vốn ở mức cao. Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ.

Một số dự án đầu tư công chậm tiến độ, phát sinh chi phí, khả năng phải tăng vốn ở mức cao. Nhiều dự án, công trình được xây dựng, hoàn thành nhưng chưa khai thác một cách hiệu quả, gây lãng phí không nhỏ.

Ví dụ như việc xây dựng trụ sở làm việc; xây dựng một số cầu mới thay cầu cũ ở Quốc lộ 1 từ Trung Lương đi Mỹ Thuận, Quốc lộ 91 Long Xuyên đi Châu Đốc, cầu cũ dài từ 75m – 200m bắc qua sông, rạch nhỏ lại thay bằng cầu mới dài 500m; một số đường giao thông nội thị, thị xã (thành phố) thuộc tỉnh với quy mô chưa đến 100.000 dân nhưng xây dựng đường với 8 làn xe, 6 làn xe có dải phân cách cứng cây xanh, vườn hoa.

Theo Ủy ban Kinh tế, hạn chế dễ thấy nhất là việc đầu tư từ NSNN vẫn còn tập trung vào một số ngành, lĩnh vực mà khu vực tư nhân sẵn sàng tham gia đầu tư.

Tình trạng đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, tăng tổng mức đầu tư, chất lượng công trình, dự án thấp vẫn chưa được xử lý triệt để. Chưa thực sự chú trọng đến việc phân bổ nguồn lực một cách hợp lý giữa các vùng, ngành, lĩnh vực để tạo sự lan tỏa, làm động lực cho nền kinh tế.

Theo Công Khanh
Theo Zing
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.