Giải mã sức mạnh tên lửa hành trình của 'tam quốc'

TPO - Tên lửa CJ-10 của Trung Quốc, Babur của Pakistan, Nirbhay của Ấn Độ, đều là những "vũ khí tối thượng" của ba quốc gia kể trên. Tuy nhiên, sức mạnh thực sự của từng loại tên lửa này ra sao?  

Giải mã sức mạnh tên lửa hành trình của 'tam quốc' ảnh 1 So sánh ba loại tên lửa

CJ-10: Trung Quốc lần đầu ra mắt tên lửa hành trình CJ-10 tại Lễ duyệt binh năm 2009. CJ-10 hay còn gọi là Trường Kiếm được cho là bản copy tên lửa hành trình đối không Kh-55 của Liên Xô. Được biết, loại tên lửa này có thể tiêu diệt mục tiêu cách xa 2.500 km.

Trong khi các chuyên gia quân sự của Trung Quốc khẳng định tên lửa CJ-10 có tốc độ siêu âm, thì giới quân sự nước ngoài tỏ ra hoài nghi về điều nay.

Dựa vào những hình ảnh được công bố của CJ-10, các chuyên gia quân sự nước ngoài cho rằng tên lửa này không có cơ cấu khí động lực để đảm bảo tốc độ siêu âm từ khi phóng đến khi tới mục tiêu. Giới phân tích quân sự phương Tây cũng cho rằng, các tên lửa hành trình tấn công mặt đất sử dụng động cơ tua bin phản lực nên rất khó đạt được tốc độ siêu âm.

Ngoài ra, nếu bay với tốc độ siêu âm trong tầng khí quyển rất khó để bất kỳ loại tên lửa nào đạt tầm xa hàng ngàn km vì vấn đề lực cản không khí và nhiên liệu..

Babur: Babur Mk1 có tầm xa chính thức chỉ 500 km, còn Barbur Mk2 là 700 km. Hiện Pakistan vẫn đang phát triển phiên bản tên lửa này có tầm xa 1.000 km.

Các tên lửa hành trình Pakistan được phát triển từ gần một thập kỷ trước, với cơ cấu khí động lực dựa trên những phiên bản Tomahawk đời cũ của Mỹ. Điều này đặt ra nghi vấn về năng lực công nghệ của chúng ở thời điểm hiện tại và trong tác chiến tương lai.

Pakistan có thể là đã là nước đầu tiên trong ba nước (Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan) ra mắt các tên lửa có tốc độ cận âm. Nhưng hiện thời họ đang bị tụt lại trong cuộc đua so với các công nghệ tiên tiến được áp dụng trên tên lửa siêu âm Nirbhay của Ấn Độ, cũng như CJ-10 của Trung Quốc.

Nirbhay: Tên lửa hành trình cận âm đầu tiên của Ấn Độ có tầm bắn 1.050 km. Các báo cáo cũng xác nhận khả năng bay lắt léo của Nirbhay.

 "Việc phát triển thành công tên lửa hành trình Nirbhay sẽ lấy đầy khoảng trống quan trọng trong khả năng tham chiến của lực lượng vũ trang chúng tôi", một quan chức của  Cơ quan Nghiên cứu phát triển quốc phòng Ấn Độ (DRDO) tuyên bố sau cuộc thử nghiệm tên lửa này vào trung tuần tháng 10 vừa qua.

Cũng theo DRDO, tại cuộc thử nghiệm kể trên, tên lửa Nirbhay đã đạt được độ chính xác cực cao, hơn 10m (bán kính lệch mục tiêu hơn 10m).

DRDO sẽ phát triển các tên lửa Nirbhay có tầm bắn xa hơn trong tương lai. Hiện họ đang phát triển hai phiên bản đối không của Nirbhay, một có tầm xa 1.500 km, và một có tầm xa 700 km để trang bị cho các chiến đấu cơ trong Không quân Ấn Độ.

Theo Theo IDRW
MỚI - NÓNG