Gen Z hoạch định tài chính: Sớm nhưng làm sao phải đúng?

0:00 / 0:00
0:00
Những người trẻ thế hệ Gen Z quan tâm đến định hướng tư duy tài chính sớm hơn. Cuộc trò chuyện giữa hai thế hệ trong một chương trình đặc biệt có tên “Unitour: Money Hunter” sẽ cho thấy quan điểm về hoạch định tài chính của Gen Z tại Việt Nam.

Tại sao Gen Z lại quan tâm tài chính sớm hơn?

Sự nâng cấp điều kiện sống cộng với mạng xã hội bùng nổ, kỷ nguyên công nghệ số giúp Gen Z dễ dàng tiếp cận các kiến thức kinh tế tài chính một cách thực tế, thay vì trên sách vở như thế hệ trước đó tiếp cận. Khi lướt mạng xã hội hàng ngày, Gen Z cũng dễ dàng bắt gặp những người tài năng, KOL, influencer chia sẻ về câu chuyện kinh doanh, hoạt động đầu tư.

Còn theo nghiên cứu của Bank of America, đại dịch COVID-19 như một cú sốc tác đến thế hệ hệ Gen Z, tương tự những gì Gen Y phải đối mặt với cuộc đại suy thoái cuối năm 2000. Những khó khăn thời đại dịch COVID-19 thôi thúc Gen Z tìm cơ hội tăng thu nhập, theo đuổi ước mơ tự do tài chính. Mục tiêu tài chính của Gen Z dường như đến sớm hơn với thế hệ trước đó Gen Y, Gen X.

Mặc dù tiếp cận sớm, nhưng thực tế không ít người trẻ lại có quan điểm chưa hoàn toàn đúng, thậm chí có phần lệch lạc về câu chuyện tài chính cá nhân? Cuộc giao tiếp giữa các thế hệ xung quanh câu chuyện tiền bạc dưới đây sẽ phần nào cho chúng ta thấy góc nhìn của Gen Z tại Việt Nam?

Gen Z Việt Nam đang nghĩ thế

Trong một chương trình nằm trong chuỗi “Unitour: Money Hunter” được tổ chức tại các trường đại học trên đại bàn Thành phố Hà Nội, các bạn sinh viên sẽ tham gia phần tranh biện với những nhà thông thái. Đây là những người có nhiều năm kinh nghiệm sống, chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, chứng khoán.

Gen Z hoạch định tài chính: Sớm nhưng làm sao phải đúng? ảnh 1

Đơn cử như trong số đầu tiên được tổ chức tại Trường Đại học FPT, các bạn sinh viên được tiếp xúc với các nhà thông thái là ông Phạm Lưu Hưng - Mr.X30, Kinh tế trưởng kiêm Trưởng ban Đào tạo và Phát triển Công ty Chứng khoán SSI, BTV Ngọc Trinh, Nhà báo Hoàng Minh Trí và “Giáo sư Xoay” – Đinh Tiến Dũng.

Cuộc trao đổi giúp những người trẻ thể hiện được quan điểm tài chính của họ đồng thời thu lượm những kiến thức, lời khuyên từ thế hệ đi trước thông qua đối đáp, tranh biện.

Khi được hỏi suy nghĩ về chuyện tiền bạc, Duy Linh đến từ Trường Đại học FPT lựa chọn câu trả lời thích chi tiêu vào những thứ khiến mình thấy vui vẻ bởi điều đó sẽ giúp thỏa mãn về mặt tinh thần và vui vì điều đó.

Duy Linh chia sẻ việc gặp khó khăn trong câu chuyện tiết kiệm “biết mình cần tiết kiệm nhưng không thực hiện được”. Mr. X30 đưa ra lời khuyên cho những người trẻ ngay từ khi còn là sinh viên trên ghế nhà trường. Việc nghĩ rằng không thể tiết kiệm được tức là chi tiêu đã vượt qua thu nhập và giải pháp có thể là đi làm thêm để chi trả cho các khoản.

Góc nhìn của Việt Hoàng - sinh viên Đại học FPT: mục tiêu chính trong chuyện tiền bạc là “có đủ để mua bất cứ thứ gì muốn”, khá giống với quan điểm của Duy Linh.

Từ góc nhìn của Mr. X30, đến bây giờ anh vẫn chưa thể xác định đầy đủ mình muốn thứ gì, vì thế ở lứa tuổi của Việt Hoàng chưa thể xác định được cái gọi là “bất cứ thứ gì” trong tương lai xa hơn. Khó hơn, việc xác định “thế nào là đủ” như BTV Ngọc Trinh đưa ra cũng khá mông lung để định hình một cách chính xác với đại diện Gen Z này.

Trước tình huống trên, Mr. X30 đưa ra lời khuyên để người trẻ tránh việc rơi vào vòng xoáy kiếm tiền để chạy theo những thứ tưởng chừng như mình thích trong ngắn hạn. Ngay cả với vị chuyên gia của SSI cũng gặp phải tình huống không ít lần trong cuộc sống.

Unitour: Money Hunter – Nơi tìm tiếng nói chung của các thế hệ

Cuộc trao đổi ngắn giữa hai thế hệ cho thấy rằng Gen Z đang có góc nhìn khá sớm về tài chính. Quan điểm về tài chính có xu hướng thay đổi theo độ tuổi, điều kiện sống, nên việc khác nhau trong tư duy tài chính là điều không mấy khó hiểu. Nhưng điều đó không có nghĩa rằng “không tìm được tiếng nói chung” ở hai thế hệ. Những lời khuyên của các chuyên gia tài chính, những người từng trải có thể giúp Gen Z định hình đúng đắn hơn trong quan điểm cũng như tư duy tài chính.

Gen Z hoạch định tài chính: Sớm nhưng làm sao phải đúng? ảnh 2

Trong những chương trình tới, chuyên gia của Chứng khoán SSI sẽ tiếp tục đồng hành để đưa ra những chia sẻ, lời khuyên về tài chính cho những bạn trẻ thế hệ Gen Z tại các trường đại học. Trên vai sứ mệnh “người đồng hành”, đội ngũ chuyên gia của SSI sẽ giúp những nhà đầu tư trong tương lai sẽ có góc nhìn tài chính chuẩn mực, xác đáng.

Theo kế hoạch, chuỗi chương trình Unitour: Money Hunter sẽ được tổ chức trong tháng 7 – 9/2023 tại các trường đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội. Chương trình là sự kết hợp của ba yếu tố là tài chính, tranh biện và talkshow. Thông qua màn tranh biện sẽ giúp những người trẻ định hướng tư duy tài chính một cách gần gũi, dễ nhớ theo ngôn ngữ Gen Z.

MỚI - NÓNG