Flappy Bird có dễ "đạo"?

Flappy Bird có dễ "đạo"?
Bây giờ, có ít nhất mười bản sao của Flappy Bird trên iOS và Android và ngày càng nhiều trên bảng xếp hạng. Nhưng nếu là một người chơi game, bạn sẽ thấy ngay lập tức sự thua kém chất lượng.

Trong lúc những trang truyền thông tiếng Anh như Forbes và The Verge cho ra lò những bài viết đầy tích cực về hiện tượng Flappy Bird, thì trong các cuộc thảo luận trên Facebook, mạng xã hội yêu thích của người Việt Nam, người ta dễ thấy rằng chủ đề chính xoay quanh Flappy Bird là Nguyễn Hà Đông ăn cắp của Nintendo, rằng anh sẽ bị đánh thuế thu nhập, rằng anh chỉ may mắn, rằng anh không xứng với thành công của mình, và rằng cái Flappy Bird này về cơ bản là vớ vẩn.

1. Ở đâu cũng có hàng nhái và đó không phải là yếu tố dẫn tới thành công

Có nhiều bài viết, cả tiếng Anh và đặc biệt là tiếng Việt, nói rằng Hà Đông đạo ý tưởng từ Piou Piou và Nintendo để cho ra đời Flappy Bird. Facebook nào phải là mạng xã hội đầu tiên? Gangnam Style có phải bài hát châm biếm đi kèm với nhảy nhót đầu tiên? Và liệu iPhone có phải smartphone (điện thoại thông minh) đầu tiên?

Nếu nói rằng thành công Đông có được là nhờ ăn cắp ý tưởng cái ống xanh từ Super Mario của Nintendo thì lại càng phi lý. Hãy hỏi một câu: ống cống xanh có phải lý do mọi người chơi game? Không. Người ta nói về Flappy Bird là nói về cái độ khó của game. Tới thời điểm này, trong những video nói về Flappy Bird, chẳng ai nói gì về mấy cái ống. Thậm chí Nintendo còn phủ nhận mấy tin đồn kiện tụng gần đây.

2. Không dễ “đạo” Flappy Bird

Bây giờ, có ít nhất mười bản sao của Flappy Bird trên iOS và Android và ngày càng nhiều trên bảng xếp hạng. Nhưng nếu bạn là một người chơi game, bạn sẽ thấy ngay lập tức sự thua kém chất lượng.

Thứ nhất, đồ họa của mấy bản sao không bằng Flappy Bird dù Flappy Bird là một game có đồ họa pixel đơn giản của ngày xưa.

Thứ hai, sau hàng trăm ngàn bình luận, Flappy Bird vẫn là một game "bốn sao". Được vậy không phải là dễ. Tất cả những bản sao đều không thể vượt qua được mức ba sao.

Điều thứ ba, cũng là điều quan trọng nhất, yếu tố vật lý trong hàng nhái không khó đến mức hành xác như trong Flappy Bird. Lấy ví dụ game Fly Birdie, một bản sao, với nhạc nền tầm thường và một con chim màu nâu xấu không thể tả, và lối chơi dễ đến chán. Ironpants là bản sao đầu tiên, “ngang tầm” với Flappy Bird. Cha đẻ của nó chính là nhà sáng lập “.GEARS”.

Flappy Bird có dễ "đạo"? ảnh 1
 

3. Hà Đông có cả năng lực lẫn đam mê

Nhìn lướt qua, Flappy Bird là một game... vớ vẩn nhưng không kém phần vui nhộn và tốn ít thời gian để viết code (làm game). Đó không phải là điểm mấu chốt. Hà Đông đã suy nghĩ và quyết định rằng Flappy Bird sẽ thu hút hơn những game tương tự. Lấy một game như Temple Run, ý đồ của nhà làm game là tạo nên một game như thật. Có lẽ Flappy Bird cũng định làm thế, nhưng Hà Đông quyết định: “Không, hãy làm nó khó thật là khó.”

Vậy nên, nếu nói thành công của Flappy Bird chỉ là may mắn thì bạn chỉ thấy được một phần rất nhỏ. Đừng đánh giá thấp sự đơn giản. Đôi khi sự đơn giản tán đổ phức tạp.

4. Cái khó nó ló cái hay

Hãy nhìn sâu hơn vào tính đơn giản và lý do vì sao nó hiệu quả. Eric Fries, đồng sáng lập Xbox, đã nói về vấn đề này rất kỹ trong sự kiện BTIC tại Việt Nam vào năm 2012.

Các dòng game luôn có những điểm tương đồng với nhau. Đặc biệt là dòng game bắn súng góc nhìn thứ nhất. Khác với những game của Atari và Nintendo, từ Pong tới những game phức tạp luyện não (puzzle) cho tới Tetris.

Độ khó của game đạt đến đẳng cấp nghệ thuật và để lại nhiều ấn tượng khó phai. Vì vậy, người chơi buộc phải mày mò tìm nhiều cách khác nhau để “phá đảo” dẫn đến sức sáng tạo của game ngày càng cao. Đây chính là thứ mà Flappy Bird đã làm được. Đừng đánh giá thấp sự đơn giản.

5. Đây là vấn đề nội dung, không phải cuộc đua công nghệ.

Mặc cho những định kiến và sự giản đơn của Flappy Bird, điều quan trọng cần lưu ý là vị trí của nó trong ngành công nghiệp game.

Việc so sánh Flappy Bird với Facebook, Apple hay những công ty công nghệ khác là điều ngớ ngẩn; nhưng lại là thứ mà truyền thông Việt Nam đang làm.

Bản chất của Flappy Bird chỉ là trò chơi. Tức là nếu phải đem Flappy Bird ra so sánh thì Gangnam Style của Psy, những video thị trường, và hiển nhiên là Angry Birds hay Clash of Clans sẽ thích hợp hơn cả.

Đúng là có yếu tố may mắn trong tình huống này. Hà Đông rằng anh cũng không ngờ đến danh tiếng và tiền tài mà game đã mang lại cho anh. Đông có nhiều ý tưởng làm game, và anh đã triển khai ý tưởng đó trong tất cả các game của mình. Điều tương tự cũng đúng với game Rovio, vốn thất bại 50 lần trước khi đặt chân lên được thị trường quốc tế.

Cứ mỗi một thành công như Flappy Bird lại có hàng ngàn, nếu không nói là hàng triệu người thất bại. Tuy nhiên, Rovio có lợi thế của một công ty và cả một đội ngũ đứng đằng sau trò Angry Birds. Giờ đây, họ có thể bán nhượng quyền đồ chơi nhồi bông, hoạt hình, thậm chí cả những series nối tiếp để thu lợi nhuận cho công ty.

Điều đó có nghĩa rằng, đôi khi bạn thành công, thu về một nguồn lợi lớn, sau đó bạn... tịt ngòi. Cũng tương tự như sau cú sút ghi bàn thì chẳng sút được thêm cú nào nữa cả. Chuyện này cũng phổ biến trong nền công nghiệp âm nhạc, nhiều đến mức người ta có cả một danh sách những “ngôi sao xẹt”.

Flappy Bird là một thành công, nhưng liệu “.GEARS” có thể cho ra đời thêm những tựa game mang tầm quốc tế là một câu hỏi đáng để đặt ra. Thậm chí Psy, người có lượng truy cập lớn nhất trên Youtube từ trước tới nay, cũng chưa thể cho ra đời thêm một sản phẩm thành công. Nhưng điều đó không có nghĩa là may mắn hoàn toàn, anh ta có năng lực để thực hiện.

6. Các nhà đầu tư mạo hiểm hiếm khi bỏ tiền vào game vì chúng chỉ “hot” nhất thời

Do bản chất hit-based của các game, các công ty game rất khó để thu hút chú ý hay đầu tư. Những nhà đầu tư mạo hiểm nhìn chung rất thận trọng trong việc bơm vốn vào các công ty game, đặc biệt là với những nhà làm game độc lập, bởi không có gì đảm bảo thành công hay lợi nhuận của game. Trong khi đầu tư cho thương mại điện tử, dịch vụ hậu cần và các công ty sản xuất lại an toàn hơn về mặt lâu dài.

Các nhà đầu tư sẽ ưu tiên tài trợ những game có thể thu hút người chơi bằng nội dung hay bằng cách cung cấp dịch vụ trong game hơn là đầu tư cho những “ngôi sao xẹt”.

Flappy Bird có dễ "đạo"? ảnh 2

7. Flappy Bird thành công không vì chất Việt

Dù tôi tin rằng người Việt Nam có quyền tự hào với thành tích của Flappy Bird, tuy nhiên game lại không thực sự là hit vì người phát triển game là người Việt Nam. Theo nhiều nghĩa, Flappy Bird là một cái gì đó rất đặc biệt trên thế giới, mặc kệ những lời chỉ trích của người Việt Nam. Nói cách khác, nhiều người coi Flappy Bird là dấu hiệu để tin rằng Việt Nam sở hữu một nguồn lực dồi dào các coder và nhà làm game, nhưng lại không đảm bảo nếu phải chạy đường trường.

8. “GEARS” đã đi tiên phong trong việc làm nên một game truyền cảm hứng cho tất cả công ty mới

Thành công của Flappy Bird là không thể phủ nhận và cả thế giới làm game đều đang học hỏi từ nó. Yếu tố đơn giản, độ khó nhằn khi chơi, đồ họa đơn giản, không chia thành nhiều màn và có tính lây lan cao đang được xem xét kỹ lưỡng và chắc chắn rằng chúng ta sẽ thấy nhiều game như thế trong tương lai gần. Flappy Bird đã trở thành một dòng game mới.

9. “Ném đá” là trò nhõng nhẽo của lũ con nít

Trong những cuộc tranh luận của cộng đồng Facebook Việt luôn có hai phe cãi nhau. Một bên tự hào về Flappy Bird của Việt Nam và vui mừng vì sức lây lan của nó, thậm chí so sánh với Psy hay Justin Bieber. Phe còn lại thì ghen tị với thành công của của Flappy Bird và cho rằng Đông không xứng đáng với thành công đó.

Nhìn chung, nhóm thứ hai đang làm cái việc mà dân ta vẫn gọi là “ném đá”, nghĩa là đánh giá phê bình mà không thèm suy nghĩ thông suốt. Đồng thời, việc “ném đá” là không bình thường, hoàn toàn thể hiện sự thiếu sáng tạo, tính trẻ con và càng ngày càng lỗi thời. Trò “ném đá” quá dễ, chẳng ai cần phải động não khi đi “ném đá”. Thay vì ăn vạ thì hãy nhìn lý do khiến Đông thành công và những yếu tố khiến game trở thành một tuyệt phẩm.

10. Truyền thông Việt đã bỏ quên sự phát triển Twitter

Suốt sự kiện Flappy Bird, trong khi tác giả Nguyễn Hà Đông dùng Twitter làm kênh thông tin với thế giới chứ không phải blog hay Facebook hay thậm chí là trang web của “GEARS”, cũng như là có 40% dân cư mạng ở Việt Nam sử dụng kênh này thì truyền thông Việt lại chẳng đề cập tới chuyện đang xảy ra trên Twitter, mặc dù họ vẫn trích dẫn từ tweet của Đông. Và trớ trêu thay khi Việt Nam lại là quốc gia có tốc độ phát triển Facebook nhanh nhất thế giới, từ 12 triệu người dùng vào tháng Ba năm 2013 lên con số 20 triệu vào tháng trước.

Đã đến lúc cất cánh

Bây giờ, khi Flappy Bird đã không còn trên kho ứng dụng thì nó vẫn là một cú hit lớn đến nỗi người ta đang bán những chiếc iPhone đã qua sử dụng với giá hàng ngàn USD chỉ vì nó có Flappy Bird, và người ta đang đả kích những game làm nhái và ăn theo nó.

Chúng tôi thấy rằng truyền thông đang tò mò về tiềm năng của những nhà làm game độc lập ở Việt Nam. Tất nhiên, nền công nghiệp game ở Việt Nam đã chắc nền vững móng trong suốt thời gian hơn một thập kỉ qua, có những công ty lớn như là VNG chuyên kinh doanh các tựa game Trung Quốc.

Bản thân Việt Nam cũng có những studio làm game như GlassEgg, Colorbox, Divmob, iWin, thậm chí hãng Gameloft cũng có chi nhánh tại đây. Thêm nữa là những trang web game lớn như Gameland.vn hay SohaGame. Do đó, nền công nghiệp game ở Việt Nam vừa có tính bao quát, vừa có tính chuyên sâu, vậy nên một cú hit toàn cầu nữa là điều hoàn toàn có thể. Vậy nên, hãy bình tĩnh lại và tải về những trò chơi mới.

Theo Khánh Phong

Theo Một Thế Giới
MỚI - NÓNG
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
Chu Thanh Huyền đeo vàng trĩu cổ
TPO - Trong ngày trọng đại, Chu Thanh Huyền và Quang Hải được gia đình nhà gái và nhà trai trao tặng nhiều quà cưới. Theo ghi nhận, cặp đôi nhận được những món quà giá trị từ gia đình 2 bên gồm nhiều kiềng vàng và nhẫn.