Các nhà nghiên cứu tìm thấy ngôn từ mà người dùng sử dụng trong các bài viết của mình cho biết họ có cần hỗ trợ sức khỏe tâm thần hoặc điều trị trầm cảm hay không.
Nhóm nghiên cứu do Johannes Eichstaedt dẫn đầu cho biết:"Chúng tôi quan sát thấy rằng, những người có khả năng mắc chứng trầm cảm thường cho thấy một mối bận tâm với bản thân khi họ hay sử dụng đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất".
Nghiên cứu này đã tìm hiểu về 683 trường hợp cấp cứu và yêu cầu được xem trang Facebook của họ. Có tới 114 người đã được chẩn đoán mắc bệnh trầm cảm dựa trên hồ sơ y tế trước đây của họ.
Để có được những gợi ý về trạng thái tinh thần của người bệnh, các nhà nghiên cứu đã kiểm tra bài viết trên Facebook của mỗi bệnh nhân sáu tháng trước khi chẩn đoán về tình trạng trầm cảm của họ.
Các nhà nghiên cứu cũng cho biết: "Chỉ cần xem xét ngôn từ mà người dùng sử dụng mà không cần đến các chẩn đoán tiền sử, chúng tôi có thể xác định bệnh nhân bị trầm cảm với độ chính xác tương tự.
Các bài đăng sử dụng các từ như “Eo ơi”; “Nhớ”,“Ghét”,“Đau”,“Mất mát”,“Khóc”và“Nước mắt” thường được cho là có liên quan tới những người sau này được chẩn đoán bị trầm cảm.
Kể từ khi trầm cảm và tự sát đang gia tăng ở Mỹ, các nền tảng truyền thông xã hội có thể cung cấp một giải pháp khác cho các nhà nghiên cứu để có được cái nhìn sâu sắc về các vấn đề sức khỏe tâm thần.
Facebook, Instagram có chương trình phát hiện người trầm cảm
Facebook bắt đầu chương trình riêng của mình vào năm 2015 cho phép người dùng gắn biểu tượng Cờ vào tài khoản của những người có ý định tự tử. Công ty cũng đã sử dụng các thuật toán thông minh nhân tạo để giúp ngăn chặn các vụ tự tử, nhưng điều đó đã bị giám sát vì vượt quá thẩm quyền.
Vào năm 2017, một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã thông báo rằng Instagram có thể xác định xem mọi người có bị trầm cảm hay không, dựa trên số lượng ảnh đen trắng hoặc các video không có tiếng mà họ chọn đăng.
Tuy nhiên, những phát hiện này làm dấy lên những vấn đề quan trọng về quyền riêng tư về sức khỏe của người dùng.
Các nhà nghiên cứu thừa nhận rằng việc áp dụng thuật toán có thể thay đổi các bài đăng trên truyền thông xã hội thành thông tin sức khỏe cần được bảo vệ.
Cũng theo các nhà nghiên cứu, những người phân tích dữ liệu cần phải nhận ra rằng, người sử dụng mạng xã hội có thể thay đổi những gì họ đăng dựa trên nhận thức của họ về cách thông tin đó có thể được quan sát và sử dụng.
Hiện tại, Facebook cũng đã không đề cập đến sự phát triển của tính năng này trong tương lai gần.