Nhưng bất ngờ hơn, theo một nghiên cứu gần đây cho biết sữa chua có thể điều chị bệnh trầm cảm.
Sữa chua có chứa vi khuẩn lactobacillus - một loại vi khuẩn “thân thiện”, chúng sống trong cơ thể bạn nhưng không gây bệnh, hay vi khuẩn probiotic- là lợi khuẩn hoặc nấm men khi được đưa vào cơ thể sẽ có nhiều tác động tích cực không chỉ với hệ tiêu hóa.
Sau khi thí nghiệm trên chuột, kết quả cho thấy lợi khuẩn này giúp làm giảm áp huyết, căng thẳng và trầm cảm.
Đồng thời, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra vi khuẩn probiotic có trong sữa chua cũng giúp làm giảm tốc độ chuyển hóa trong máu liên quan đến đến chứng trầm cảm.
Kết quả thí nghiệm cũng cho thấy lượng lactobacillus trong đường ruột ảnh hưởng đến tốc độ trao đổi chất trong máu được gọi là kynurenine - chất có thể đo được ở những bệnh nhân bị bệnh thần kinh, khi lượng lactobacillus trong đường ruột giảm thì nồng độ chất kynurenine sẽ tăng lên dẫn đến căng thẳng, vì vậy nó cũng góp phần quan trọng làm giảm chứng trầm cảm.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Đại học Y Virginia (Mỹ) cho biết, những vi sinh vật trong ruột mà chúng ta đã nghiên cứu có thể giúp ta điều trị bệnh tâm thần theo cách tự nhiên, thay vì sử dụng các chất kích thích khác.
Tiến sĩ Alban Gaultier, nhà nghiên cứu hàng đầu nói rằng: “Chúng tôi thực sự hy vọng nghiên cứu về vi sinh vật này sẽ giúp ích chữa bệnh mà không gặp phải tác dụng phụ, hay phải sử dụng với những loại thuốc phức tạp khác”.
“Sẽ thật tuyệt nếu bạn có thể thay đổi một chút về chế độ ăn uống hàng ngày để có được những lợi khuẩn đi vào cơ thể giúp bạn khỏe mạnh và một tâm trạng ổn định, tích cực hơn”.
Có thể bạn chưa biết, trầm cảm là một trong những bệnh tâm thần phổ biến nhất ở Mỹ. Có đến hơn 7% dân số đã và đang phải đối mặt với chứng trầm cảm.
Theo Tiến sĩ Gaultier: "Đây thực sự là một vấn đề lớn mà cần có một biện pháp chữa trị phù hợp để tránh những tác dụng phụ không mong muốn".
Vai trò của những vi sinh vật trong đường ruột đã thu hút sự quan tâm chú ý của rất nhiều các nhà nghiên cứu đang nghiên cứu về bệnh trầm cảm và nhiều loại bệnh khác cả về thể chất lẫn tinh thần.
Tiến sĩ Gaultier thuộc khoa khoa học thần kinh của trung tâm nghiên cứu não bộ UVA và trung tâm nghiên cứu miễn dịch cho não và hệ thần kinh đã từng suy nghĩ về việc liệu ông có thể tìm ra mối liên hệ cụ thể giữa chứng trầm cảm và tình trạng đường ruột.
Theo Ông: "Khi bạn bị căng thẳng trong một thời gian dài thì sẽ rất dễ dẫn đến bệnh trầm cảm”.
"Và câu hỏi mà chúng tôi đặt ra là, vi khuẩn có liên quan đến chứng trầm cảm không?”. Và câu trả lời là có.
Nhìn vào thành phần microbiome (một hệ sinh thái gồm các vi khuẩn, thực khuẩn thể, nấm, động vật nguyên sinh và virus có lợi) có chứa trong ruột trước và sau trên chuột thí nghiệm, nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Gaultier nhận thấy một thay đổi lớn đó là lượng lactobacillus giảm đáng kể.
Sau khi lượng lactobacillus trong ruột được nhận thấy đã giảm đáng kể so với ban đầu thì dấu hiệu trầm cảm cũng xuất hiện. Tiếp tục cho một lượng lactobacillus vào thức ăn của chuột thì kết quả cho thấy chúng đã trở lại bình thường.
Tiến sĩ Gaultier cho biết: "Chỉ cần một loại lactobacillus cũng có thể làm ảnh hưởng đến tâm trạng. "
Ông và nhóm nghiên cứu sau đó đã quyết định đi sâu hơn nghiên cứu về cơ chế làm ảnh hưởng đến tình trạng do vi khuẩn gây ra.
Nhà nghiên cứu TS. Ioana Marin, một nghiên cứu sinh giải thích rằng: "Đây là sự thay đổi có tính nhất quán mà chúng tôi đã thấy qua các thí nghiệm khác nhau và các thiết lập khác nhau mà chúng tôi gọi đó là cơ chế hoạt động của vi sinh vật”.
"Đây là một sự thay đổi có tính nhất quán. Chúng tôi thấy nồng độ lactobacillus thay đổi ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của những chú chuột thí nghiệm".
Tiến sĩ Gaultier đã cẩn thận đặt tên các triệu chứng thấy ở chuột là "hành vi trầm cảm" hoặc "hành vi tuyệt vọng", vì chuột không thể giao tiếp và nói rằng chúng đang cảm thấy chán nản.
Những triệu chứng này được mọi người công nhận rộng rãi là mẫu thí nghiệm thể hiện sự trầm cảm rõ nhất trên động vật mà không phải là trên người.
Dựa trên những phát hiện mới, tiến sĩ Gaultier dự định bắt đầu nghiên cứu tác động của lactobacillus ở người ngay khi có điều kiện.
Ông dự định kiểm tra tác động của lactobacillus đối với trầm cảm ở bệnh nhân đa xơ cứng (một chứng rối loạn não bộ và tủy sống) loại bệnh mà bị ảnh hưởng bởi sự rối loạn lactobacillus.
Lượng lactobacillus được dùng để thí nghiệm với chuột cũng giống với lượng dùng để thí nghiệm với người và dự đoán sẽ cho kết quả giống nhau.
Các nhà nghiên cứu cảnh báo rằng không nên chỉ sử dụng sữa chua để điều trị tách biệt. Mặc dù việc ăn sữa chua không hề có hại đối với những người mắc chứng bệnh trầm cảm, tuy nhiên không nên từ bỏ liệu pháp điều trị đang sử dụng chữa bệnh trầm cảm mà chưa có sự đồng ý của bác sĩ.