EVN đầu tư ngoài ngành gần 3.000 tỷ đồng

EVN đầu tư ngoài ngành gần 3.000 tỷ đồng
TP - Trả lời câu hỏi của phóng viên Tiền Phong về những khoản nợ, lỗ thời gian qua, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng giám đốc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) xác nhận, EVN đang nợ Vinacomin trên 1.000 tỷ đồng, nợ PVN 5.000 tỷ đồng. Hiện khả năng thanh toán của EVN rất khó khăn. Năm nào cũng vậy hầu hết 6 tháng đầu năm là lỗ do phải đổ dầu để chạy nhà máy.

> Lỗ của EVN chia đều cho các đợt tăng giá
> Kích thích tiết kiệm điện
> Độc quyền & thị trường
> Từ 1-6, giá điện theo cơ chế thị trường

Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN
Ông Đinh Quang Tri, Phó tổng giám đốc EVN.

Năm 2010, EVN công bố bị lỗ hơn 8.000 tỷ đồng. Các khoản lỗ này cụ thể như thế nào? Việc tăng giá điện từ 1-3 có đủ bù đắp các khoản lỗ này, thưa ông?

Khoản lỗ 8.000 tỷ đồng năm 2010 của EVN là lỗ thật nên không thể trả ngay các đơn vị. Việc tăng giá điện thì từ 1-4 mới thu nên các dòng tiền tính để hoàn vốn là phải đến cuối năm mới quay về. Chúng tôi thống nhất với lãnh đạo Vinacomin và PVN sẽ ưu tiên trả nợ các hợp đồng mua bán điện với doanh nghiệp có yếu tố nước ngoài như BOT Phú Mỹ 2, Phú Mỹ 3.

Liên quan đến các hợp đồng trả nợ, thanh toán về khí, nhiên liệu thì chúng tôi sẽ phải bảo đảm đủ để cho tất cả các nhà máy EVN đang mua điện có tiền trả cho mua dầu, than, khí và các chi phí đảm bảo vận hành khác.

Còn những khoản liên quan đến lợi nhuận và chi phí cố định, chúng tôi cũng thống nhất sẽ trả thêm tiền lãi. Đây là bài học mà tôi cho rằng việc minh bạch, thị trường hóa phải làm sớm để cho tất cả mọi người hiểu chi phí sản xuất của EVN là bao nhiêu.

Hiện người dân không thể hiểu được sản xuất điện từ các khoản gì, giá thành rẻ lắm. Như trường hợp Điện lực Hiệp Phước, với người nước ngoài, nếu lỗ là họ cắt cấp điện, gây sức ép ngay nhưng với EVN lỗ thì vẫn phải thực hiện. Năm ngoái chúng tôi phải đưa dầu vào đốt để không phải cắt điện tràn lan. Đây là vai trò của doanh nghiệp Nhà nước bắt buộc phải làm.

Như vậy EVN cũng muốn thị trường hóa ngành điện?

Chúng tôi cũng muốn thị trường hóa nhanh. Bản thân EVN cũng không muốn giữ các GENCO (tổng công ty phát điện) làm gì và đã có văn bản gửi Thủ tướng cho phép tách ra và EVN chỉ là người mua điện.

Tuy nhiên, với thị trường tài chính như hiện nay, các GENCO khi tách ra là lập tức không vay được vốn và nguy cơ thiếu điện trong tương lai là hiện hữu. Một loạt các nhà máy EVN đang khởi công giờ tách ra thì các ngân hàng sẽ không cho vay nữa, chưa nói đến các dự án mới càng không thể.

"Hiện nay phần lớn các công ty (đầu tư ngoài ngành) đó chúng tôi đã rút vốn hoặc giảm xuống đúng mức Chính phủ quy định. Trong thời gian tới chúng tôi sẽ dừng, không đầu tư thêm vào bất kỳ doanh nghiệp khác, chỉ có rút vốn."

Chúng tôi xin Thủ tướng thời gian đầu cho các GENCO nằm trong EVN trong thời gian 3 năm. Khi có báo cáo tài chính mạnh lên thì sẽ tách dần ra khỏi EVN. Mục tiêu của chúng ta là đủ điện và giá hợp lý. Còn giá thế nào hợp lý thì chỉ có thị trường mới chỉ ra được. Một mình làm thì không biết có hợp lý hay không. Chúng tôi rất muốn nhiều người cùng làm.

Theo giá trước đây cứ ký mức giá cố định trong 5 -10 năm bằng tiền VND mà không tính tới yếu tố đầu vào thay đổi dẫn đến một loạt công ty không trả nợ được do tỷ giá đã thay đổi rất nhiều. Không điều chỉnh thì các doanh nghiệp này không hoạt động được nữa.

EVN cũng không thể một mình ôm mãi các dự án điện được nữa. Theo tôi, làm điện giờ phải thành phong trào và trách nhiệm của tất cả các nhà đầu tư. 3 tháng đầu năm 2011, tốc độ tăng trưởng điện đã chậm lại, chỉ 10%. Từ thời điểm tăng giá điện 1-3, tăng trưởng điện sinh hoạt chỉ 5%.

Đây là tín hiệu cho thấy người tiêu dùng cũng phải đóng góp vào việc giảm dùng điện. Tôi cho rằng điều đó có tác dụng rất tốt. Chúng tôi là doanh nghiệp duy nhất chỉ muốn càng bán ít hàng được càng tốt vì đỡ phải phát dầu, càng đỡ lỗ.

EVN kêu thiếu vốn nhưng vẫn đầu tư ra ngoài ngành rất nhiều?Hiện EVN đang đầu tư bao nhiêu vào lĩnh vực khác như ngân hàng, bất động sản, viễn thông?

Tổng số đầu tư của EVN ra bên ngoài là dưới 3% trên tổng vốn của EVN tương đương số tiền khoảng gần 3.000 tỷ đồng. Theo Nghị định của Chính phủ cho phép cho các doanh nghiệp đầu tư ngoài lĩnh vực chính tới 30%.

Cảm ơn ông.

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Công nương Nhật Bản qua đời
Công nương Nhật Bản qua đời
TPO - The Japan Times đưa tin Công nương Yuriko của Hoàng gia Nhật Bản vừa qua đời ở tuổi 101 vì bệnh viêm phổi. Bà không xuất hiện trước công chúng kể từ sự kiện chào năm mới 2024. 
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
Giá vàng nhẫn tiếp tục giảm mạnh
TPO - Sáng nay (15/11), giá vàng trong nước tiếp tục giảm mạnh theo giá thế giới. Giá vàng nhẫn giảm từ 500.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng/lượng về mốc 81 - 82 triệu đồng/lượng, tuỳ từng thương hiệu vàng.