TPO - Ngay sau khi được phân bổ công suất và có cơ chế khuyến khích triển khai điện mặt trời mái nhà, Sở Công Thương TPHCM sẽ triển khai thực hiện lắp đặt hệ thống điện mặt trời trên địa bàn thành phố.
TPO - Sở Công Thương Khánh Hòa đã bất ngờ thu hồi công văn cung cấp thông tin cho Báo Tiền Phong liên quan đến việc kiểm điểm cán bộ có sai phạm trong việc thực hiện các dự án điện mặt trời (ĐMT) trên địa bàn tỉnh này.
TPO - UBND huyện Krông Nô (tỉnh Đắk Nông) chỉ đạo chấn chỉnh các trang trại nông nghiệp “vẽ” dự án rất hoành tráng nhưng chỉ tập trung sản xuất điện mặt trời. Trường hợp cố tình vi phạm, UBND huyện sẽ xử lý nghiêm, thậm chí thu hồi dự án.
TP - Theo đề nghị của Thanh tra Chính phủ, CQĐT Bộ Công an đã tiếp nhận hồ sơ để điều tra việc Bộ Công Thương phê duyệt bổ sung và tham mưu Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung 154 dự án điện mặt trời với tổng công suất 13.837 MW không có căn cứ, cơ sở pháp lý về quy hoạch và 8 vụ việc liên quan dự án điện có sai phạm khác.
TPO - Sau 3 năm vận hành thương mại bán điện cho Tập đoàn Điện lực Việt Nam, dự án điện mặt trời (ĐMT) Trung Sơn đã được cơ quan chức năng địa phương ở Khánh Hòa ký văn bản nghiệm thu.
TPO - Đoàn giám sát kiến nghị, trong năm 2023, làm rõ nguyên nhân gây ra khoản lỗ của các tập đoàn/tổng công ty nhà nước phát triển năng lượng trong thời gian vừa qua.
TPO - Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an có công văn gửi UBND tỉnh Bình Thuận yêu cầu cung cấp chứng cứ, tài liệu liên quan việc lập, thẩm định và phê duyệt bổ sung các dự án điện mặt trời nối lưới tại tỉnh vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia và Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương giai đoạn 2016 - 2020.
TPO - Cơ quan An ninh Điều tra Bộ Công an đã yêu cầu tỉnh Khánh Hòa cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến các dự án điện mặt trời (ĐMT) trên địa bàn tỉnh này. Trước đó, Kiểm toán Nhà nước và Thanh tra Chính phủ cũng đã phát hiện nhiều vi phạm trong việc xây dựng các dự án ĐMT tại Khánh Hòa.
TP - Sau quyết định đầu tư kéo điện lưới chồng lên dự án điện mặt trời tại 2 xã Tân Trạch, Thượng Trạch (Bố Trạch), mới đây UBND tỉnh Quảng Bình tiếp tục ra quyết định kéo điện lưới chồng lên dự án điện mặt trời ở vùng Lòm, xã Trọng Hóa (Minh Hóa). Trong lúc đó, dự án điện mặt trời có vốn vay từ Chính phủ Hàn Quốc đầu tư tại các địa phương này chưa được quyết toán.
TP - Đại diện Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cho rằng, thực tế phải ghi nhận, rất nhiều nhà đầu tư điện gió, điện mặt trời không có kinh nghiệm, đặc biệt là về hạ tầng điện. Trong số các dự án đang triển khai đã có vi phạm nên bản thân địa phương và các cơ quan quản lý không thể bỏ qua các sai phạm đó để nghiệm thu cho dự án.
TPO - Sau khi UBND tỉnh Ninh Thuận cùng chủ đầu tư dự án điện mặt trời 450 MW lớn nhất Ninh Thuận gửi đơn tới Thủ tướng về việc dừng huy động phần công suất 172,12 MW khi chưa có cơ chế giá, Bộ Công Thương vừa tiết lộ lý do gây sốc khi không ra văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu công trình Nhà máy Điện mặt trời Trung Nam xuất phát từ việc chủ đầu tư thi công dự án không đúng thiết kế được thẩm định.
TPO - Sở Công thương Ninh Thuận sẽ đề xuất UBND tỉnh này thanh tra các sai phạm liên quan đến các dự án điện mặt trời sau khi có kết luận kiểm toán. Trong khi đó, Công ty Điện lực Ninh Thuận cho biết đã khắc phục những vi phạm về phát triển điện mặt trời mái nhà.
TP - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) phát hiện nhiều dự án điện mặt trời ở các tỉnh Khánh Hòa, Lâm Đồng, Ninh Thuận và Phú Yên vi phạm quy hoạch, chồng lấn đất rừng. Trong đó, có nhiều dự án hòa lưới điện quốc gia khi chưa được nghiệm thu.
TPO - Bộ Công Thương cho biết, ngày 1/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên triệu tập Cục Điều tiết điện lực, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, Vụ pháp chế, Thanh tra Bộ họp khẩn để lập 3 đoàn kiểm tra các dự án điện mặt trời.
TP - Giám đốc Cty lập dự án điện mặt trời trên 247,7 ha rừng tự nhiên cho rằng, tỉnh Đắk Lắk phải khen thưởng cho ông vì có công khám phá, nghiên cứu làm các thủ tục, thiết kế đưa ra quy hoạch có lợi cho tỉnh. Theo đó, nếu dự án được duyệt, chỉ 500MW cũng đem về cho tỉnh ngàn tỷ đồng tiền ngân sách/năm.
TP - Dự án cấp điện bằng năng lượng mặt trời cho các xã vùng sâu, vùng xa chưa có điện lưới của tỉnh Quảng Bình từ vốn vay ODA của Chính phủ Hàn Quốc triển khai 10 năm vẫn chưa hoàn thành. Thay vì kiên quyết xử phạt các nhà thầu làm chậm tiến độ, các ngành tham mưu lại trình văn bản đề nghị UBND tỉnh Quảng Bình tăng vốn cho dự án.
Doanh nghiệp đầu tư dự án điện mặt trời trên mái nhà sẽ hưởng ưu đãi vốn vay tại HDBank với tỷ lệ 70%, thời hạn cho vay 5 năm. Tài sản đảm bảo chính là hệ thống điện mặt trời trên mái nhà với mức tài trợ lên đến 10 tỷ đồng. Ưu đãi này dành cho tất cả các khách hàng doanh nghiệp trên cả nước.
Dự án điện năng lượng mặt trời (Sao Mai Solar PV1) tại ấp An Thạnh, xã An Hảo, huyện Tịnh Biên do Tập đoàn Sao Mai đầu tư đang được thi công để kịp đóng điện trước 30/6/2019. Dự án sẽ hướng đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo, mang lại nguồn sáng đổi đời cho hàng ngàn hộ người Khmer. Sao Mai Group đang cùng chính quyền địa phương tạo lập nền tảng chiến lược phát triển kinh tế xã hội vùng biên giới theo hướng bền vững và nhân văn.
TPO - Ông Nguyễn Văn Dũng – Chủ tịch UBND huyện Phù Mỹ, Bình Định cho biết, người dân xã Mỹ Thắng đã thả 2 người và xe của dự án ra về, sau khi tập trung chặn giữ xe suốt 24 ngày để phản đối dự án điện mặt trời tại địa phương.
TPO - Đến sáng ngày 21/11, hàng chục người dân 4 thôn của xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) vẫn tiếp tục thay phiên nhau chặn giữ xe ô tô chở công binh rà phá bom mìn để phản đối dự án điện mặt trời tại địa phương.
TPO - Đến sáng ngày 12/11, người dân của 4 thôn xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) vẫn tiếp tục thay phiên nhau chặn giữ xe ô tô chở công binh rà phá bom mìn để phản đối dự án điện mặt trời tại địa phương.
Cho rằng doanh nghiệp đưa xe rà phá bom mìn để khảo sát triển khai dự án điện mặt trời tại địa phương, nhiều người dân ở 4 thôn xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, Bình Định) đã chặn xe, yêu cầu chính quyền xã phải cam kết không cho triển khai dự án này.
TPO - Những ngày qua, một số người dân ở các xã thuộc hai huyện Tân Châu và Dương Minh Châu (Tây Ninh) đứng ra phản đối liên quan đến thu hồi đất tại dự án Điện mặt trời ở hồ Dầu Tiếng để đòi tiền đền bù giải phóng mặt bằng.
TP - Đó là khẳng định của ông Trương Văn Quý- Bí thư Chi bộ thôn Châu Trúc (xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) về việc hàng chục người dân trong thôn đến sáng 2/7 vẫn giữ 3 ôtô của đoàn công tác đi khảo sát dự án Nhà máy Điện mặt trời đầm Trà Ổ (từ ngày 28/6), do chưa gặp được lãnh đạo tỉnh về đối thoại, do lo ngại việc xây dựng dự án ảnh hưởng đến sinh kế của họ.
TPO - Đến sáng 2/7, hàng chục người dân địa phương thuộc thôn Châu Trúc (xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) vẫn đang tiếp tục giữ 3 xe ô tô của đoàn công tác đi khảo sát dự án Nhà máy Điện mặt trời đầm Trà Ổ ngày (28/6), do chưa gặp được lãnh đạo tỉnh đối thoại.
TP - Ðến sáng 1/7, người dân thôn Châu Trúc (xã Mỹ Châu, huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Ðịnh, tiếp tục thay phiên nhau canh giữ 3 ô tô của đoàn công tác đi khảo sát dự án Nhà máy Ðiện mặt trời đầm Trà Ổ để chờ lãnh đạo tỉnh xuống đối thoại, giải thích thỏa đáng về dự án này.