"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét

Trại rắn Đồng Tâm (Tiền Giang) hiện nuôi 100 rắn hổ mang chúa, trong đó có 4 con dài trên 3 mét, nặng hơn 10 kg. Có con rất hung dữ, thấy người là phùng mang đe dọa, tấn công.
"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 1

Con hổ mang chúa 15 tuổi, nặng 12 kg, dài gần 4 mét đang được nuôi dưỡng tại trại rắn Đồng Tâm (xã Bình Đức, huyện Châu Thành, Tiền Giang). Nhiều du khách đến tham quan đều giật mình, có người không dám đến gần vì chưa bao giờ thấy con rắn nào to như trăn.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 2

Theo Trung tá Vũ Ngọc Lương - bác sĩ chuyên khoa 1, chuyên nghiên cứu về rắn độc của trại Đồng Tâm - hổ mang chúa đã 15 tuổi này là con rắn lớn nhất và cũng là "viên ngọc" của trại hiện nay. Do đã lớn tuổi, hổ mang chúa ít hoạt động, thường nằm một chỗ nên nhiều nơi trên cơ thể có... rêu bám.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 3

So với hổ mang chúa bị người dân Đồng Tháp bắt được và đưa về trại vừa qua, con này to gấp đôi và dài hơn 70 cm. Loài này (trừ con hổ chúa Đồng Tháp đang bị thương) đều được cho ăn 2 lần/tuần, lượng thức ăn bằng 20% cân nặng của chúng (khoảng 2,4 kg rắn mồi).

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 4

Con hổ mang chúa lớn thứ 2 của trại Đồng Tâm hiện được 13 tuổi, nặng 11 kg, dài 3,5 m. Các chuyên gia tại đây nuôi ấp nó từ cặp rắn bố mẹ.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 5

Hổ mang chúa này khá linh hoạt và phản ứng rất nhanh với những tiếng động phát ra gần chuồng. Các con rắn hổ mang chúa ở đây đều đang trong thời gian cho nọc, trung bình 3 tháng/lần. Nọc của chúng rất quý, dùng sản xuất huyết thanh trị rắn cắn và điều chế các loại thuốc khác.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 6

Là loài rắn có độc lớn nhất thế giới lại có khả năng di chuyển cực nhanh nên chúng còn được gọi là rắn hổ mây. Mỗi khi có người tới gần, hổ mang chúa phát ra tiếng "hú" đe dọa khiến nhiều người hoảng sợ. 

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 7

"Quậy" nhất trại Đồng Tâm là hổ mang chúa vàng này và nó cũng xếp thứ 3 về độ to - dài. Theo chuyên gia rắn Vũ Ngọc Lương, sở dĩ mỗi con hổ mang có màu da khác nhau là do môi trường sống và tính tình, hoạt động. Con nào thường sống ở núi, hang động, ít hoạt động thì màu da đen chì; con nào sống gần sông suối, ao hồ thì sáng hơn.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 8

Con màu vàng này nặng gần 11 kg, dài 3,4 m và đã 12 tuổi. Nó hoạt động liên tục, đặc biệt khi có khách đến gần thì tấn công bất ngờ khiến mọi người hoảng hốt.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 9

Mỗi khi tấn công, hổ mang chúa thu thế, "đứng" cao hơn 1 m rồi bay thẳng đến mục tiêu với tốc độ cực nhanh.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 10

Thức ăn chủ yếu cho hổ mang chúa "khủng" nhất miền Tây này là các loại rắn nhỏ như rắn ráo, bông súng,..

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 11

Còn đây là rắn hổ mang lớn thứ 4 của trại, 10 tuổi, nặng 10 kg, dài 3,3 m.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 12

Trung tá Lương cho biết, rắn hổ mang chúa hơn 2 tuổi, nặng 2 kg thì mới đủ tiêu chuẩn lấy nọc độc.

"Đột nhập' trại rắn, xem hổ mang chúa dài 3 mét ảnh 13

Con này lười vận động hơn các con khác nhưng vẻ mặt lại hung dữ hơn rất nhiều.

Theo Trường Nguyên

Theo Zing
MỚI - NÓNG