Đợt COVID-19 thứ 4 tại Hà Nội khiến 90% lao động ngành du lịch mất việc

0:00 / 0:00
0:00
Du lịch Thủ đô đang đối mặt với những thử thách chưa từng có. Ảnh minh họa
Du lịch Thủ đô đang đối mặt với những thử thách chưa từng có. Ảnh minh họa
TPO - Sở Du lịch Hà Nội vừa có báo cáo hoạt động du lịch Thủ đô 6 tháng đầu năm, đáng chú ý, số lao động nghỉ việc trong lĩnh vực du lịch lên đến khoảng 90% tổng số lao động tại các doanh nghiệp lữ hành, tương đương với 12.168 người. 

Theo đó, ngành du lịch Hà Nội bị ảnh hưởng, thiệt hại rất lớn do tác động tiêu cực sau 4 đợt bùng phát của dịch COVID-19 từ năm 2020 đến nay.

Tính đến cuối tháng 03/2021, số lượng doanh nghiệp, đại lý lữ hành đóng cửa, dừng hoạt động tính ước khoảng 95%; đã có 267/1.191 doanh nghiệp lữ hành quốc tế thu hồi giấy phép và dừng hoạt động, 11/103 doanh nghiệp lữ hành nội địa rút giấy phép kinh doanh, số lao động nghỉ việc, chấm dứt hợp đồng lao động chiếm khoảng 90% tổng số lao động doanh nghiệp lữ hành, tương đương với 12.168 người; khoảng 750/3.587 cơ sở lưu trú du lịch tạm dừng hoạt động với khoảng 12.600 lao động tạm thời không có việc làm.

Sở Du lịch Hà Nội đánh giá: Việc phục hội hoạt động của các đơn vị, doanh nghiệp kinh doanh du lịch sẽ còn mất một số năm nữa.

Bên cạnh đó, chất lượng dịch vụ du lịch tại một số điểm đến du lịch văn hóa gắn với di tích lịch sử, làng nghề truyền thống chưa cao, thiếu các sản phẩm du lịch trải nghiệm phục vụ du khách.

Lãnh đạo Sở Du lịch Hà Nội cho biết, 6 tháng đầu năm 2021, khách du lịch đến Hà Nội chỉ bao gồm khách du lịch nội địa, ước đón 2,9 triệu lượt khách, giảm 25% so với cùng kỳ năm 2020. Tổng thu từ khách du lịch nội địa ước đạt 8,1 nghìn tỷ đồng, giảm 57% so với cùng kỳ năm trước.

Cho đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa mở cửa đón khách du lịch quốc tế, số người nước ngoài đến Hà Nội trong thời gian này không nhiều và chủ yếu là chuyên gia, người lao động lưu lại làm việc tại các địa phương của Việt Nam và Hà Nội.

Tháng 6/2021, công suất sử dụng phòng trung bình khối khách sạn 1- 5 sao ước đạt khoảng 25.7%, giảm 0.7 % so với tháng 5/2021 và giảm 3.5 % so với cùng kỳ năm 2020.

Trong bối cảnh, hoạt động du lịch quốc tế trên thế giới vẫn chưa thể kích hoạt trở lại, ngành Du lịch Thủ đô đã chủ động cơ cấu lại các sản phẩm du lịch mới tập trung thu hút khách du lịch nội địa như: Tour du lịch đêm “Giải mã Hoàng Thành Thăng Long” tại khu di tích Hoàng thành Thăng Long, sản phẩm du lịch trải nghiệm dân gian tại Bảo tàng Dân tộc học, sản phẩm tour du lịch trải nghiệm đêm “Đêm Thiêng liêng” tại di tích Nhà tù Hỏa Lò...

Bên cạnh đó, Sở đã tham mưu trình UBND Thành phố về việc phê duyệt hồ sơ thiết kế ý tưởng, hồ sơ thiết kế sản xuất hệ thống biển chỉ dẫn du lịch, bộ nhận diện thương hiệu logo du lịch làng nghề và quà tặng lưu niệm du lịch Hà Nội; Xây dựng hoàn thành dự thảo bộ tiêu chí đánh giá điểm du lịch, khu du lịch chất lượng cao trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025 trình UBND Thành phố và có văn bản xin ý kiến Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Ban hành Kế hoạch nâng cấp chất lượng sản phẩm du lịch, điểm đến du lịch gắn với di sản - di tích, làng nghề tại các quận huyện, thị xã trên địa bàn thành phố Hà Nội giai đoạn 2021 – 2025.

Về định hướng cuối năm, ngành du lịch xây dựng 3 kịch bản phát triển du lịch Thủ đô trong năm 2021, với chỉ tiêu kế hoạch đón lượng khách nội địa đạt từ 50%-70% so với năm 2019, tương ứng đạt từ 11 - 15 triệu lượt khách; trong đó, ngành du lịch đặt ra mục tiêu phấn đấu cao nhất, thu hút trên 15 triệu lượt khách du lịch nội địa, bằng 70% so với năm 2019 và tăng 2 lần so với năm 2020.

Trong đó, tập trung ưu tiên thực hiện nâng cao chất lượng các điểm đến du lịch văn hóa, di sản, làng nghề, làng cổ nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, xây dựng thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh cho các khu. Triển khai Kế hoạch khảo sát xây dựng phát triển sản phẩm du lịch trên bàn Thành phố.

Phát triển, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch dựa trên lợi thế của từng địa phương; mở rộng hướng phát triển du lịch nông nghiệp, du lịch cộng đồng, du lịch chăm sóc sức khỏe; thúc đẩy phát triển du lịch MICE (du lịch kết hợp hội nghị, hội thảo, triển lãm và tổ chức sự kiện) gắn với đăng cai tổ chức các sự kiện lớn, tiêu biểu như Seagames và Paragames tổ chức tại Hà Nội vào cuối năm 2021.

Đẩy mạnh chuyển đổi số, phát triển công nghệ trong các sản phẩm du lịch để hỗ trợ khách có những trải nghiệm du lịch mới, thông minh và an toàn hơn. Triển khai Kế hoạch quảng bá điểm đến du lịch Hà Nội trên các kênh VTV, HANOITV1 và quảng bá ngoài trời tại Thành phố Hồ Chí Minh đảm bảo tiến độ, hiệu quả. Điều chỉnh, triển khai Kế hoạch hợp tác tuyên truyền quảng bá thành phố Hà Nội trên kênh truyền hình CNN Quốc tế năm 2021.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.