Bộ Lao động thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đã ban hành Thông tư số 20/2023 quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội (BHXH).
TPO - Do mức lương làm cơ sở tính đóng bảo hiểm xã hội hằng tháng được doanh nghiệp kê khai ở mức thấp nên dù tỷ lệ tính đóng - hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội của Việt Nam ở mức cao hàng đầu trong khu vực, nhưng tiền lương thực đóng và tiền thực nhận lại rất thấp.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đưa ra 5 trường hợp người lao động được hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Tuy nhiên, nhóm hưởng bảo hiểm xã hội một lần đang có nhiều ý kiến khác nhau thuộc về nhóm nghỉ việc không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.
TPO - Trong dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi, cơ quan soạn thảo đề xuất 3 phương án liên quan tới quy định về hưởng bảo hiểm xã hội một lần. Đây là điểm mới so với dự thảo luật được đưa ra lấy ý kiến trước đó (bổ sung thêm 1 phương án về sửa đổi liên quan chính sách này). Đáng chú ý, đề xuất mới nhất là người tham gia bảo hiểm xã hội khi luật có hiệu lực sẽ không được hưởng rút một lần.
TPO - Bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất cho phép giáo viên mầm có tuổi nghỉ hưu thấp hơn 5 năm so với tuổi nghỉ hưu chung do giáo viên mầm non chịu nhiều áp lực, ức chế tâm lý ảnh hưởng tới sức khoẻ thể chất và tinh thần. Tuy nhiên, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội không đồng thuận và cho rằng có thể xem xét đưa vào diện ngành nghề nặng nhọc để được nghỉ hưu trước tuổi.
TPO - Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi đã đưa vào quy định giảm số năm đóng tối thiểu để có lương hưu từ 20 năm xuống 15 năm, nhưng điều kiện đưa ra không dành cho người về hưu trước tuổi.
TPO - Từ tháng 7, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng được điều chỉnh tăng thêm từ 12,5% đến 20,8% so với tháng 6, và tăng bổ sung cho người nhận chế độ có mức hưởng dưới 3 triệu đồng/tháng, tuy nhiên số tiền tăng thêm sẽ chưa được chi trả trong tháng 7.
TPO - Hiện kết dư Quỹ bảo hiểm xã hội đạt gần 1,2 triệu tỷ đồng, phần lớn số tiền này được sử dụng mua trái phiếu Chính phủ, dù đạt mục tiêu an toàn nhưng hiệu quả đầu tư chưa cao, đặc biệt những năm gần đây lãi suất trái phiếu Chính phủ liên tục giảm.
TPO - Người lao động bị nợ bảo hiểm xã hội nhưng doanh nghiệp đã giải thể, phá sản, chủ bỏ trốn sẽ được giải quyết các chế độ trên số thời gian đã đóng, phần thời gian còn nợ sẽ được giải quyết sau khi có nguồn tài chính bù đắp.
TPO - 8 hiệp hội doanh nghiệp và ngành hàng cùng cho rằng, đa số người lao động Việt Nam làm việc chân tay, khi nữ tới 55 tuổi, nam 60 tuổi khó đảm bảo sức khoẻ để làm việc tiếp, nguy cơ mất việc làm cao. Do đó, nên tạo điều kiện cho họ nghỉ hưu sớm ở mức tuổi như trên khi đóng Bảo hiểm xã hội từ đủ 15 năm trở lên.
TPO - Quỹ Bảo hiểm xã hội hưu trí bổ sung tự nguyện được thực hiện từ năm 2017, tới nay có 4 quỹ bảo hiểm thương mại được cấp phép cung cấp dịch vụ này, nhưng có chưa đến 900 người tham gia.
TPO - Lương hưu của 1 cá nhân gần 125 triệu đồng/tháng đang gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, quy định hiện hành khống chế trần lương tính đóng bảo hiểm xã hội chỉ được bằng 20 lần mức lương cơ sở, vậy để có lương hưu cao, người lao động cần làm gì?
TPO - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất bổ sung chế độ với người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện, với mức hưởng 2 triệu đồng cho mỗi con mới sinh. Đặc biệt, dù được hưởng thêm chế độ thai sản, nhưng người tham gia BHXH tự nguyện không phải đóng thêm tiền, khoản hỗ trợ này từ nguồn ngân sách nhà nước, với tổng chi khoảng hơn 170 tỷ đồng/năm.
TPO - Hiện cả nước có 9 người hưởng lương hưu từ 50 triệu đồng/tháng trở lên, trong đó người có lương hưu cao nhất lên tới gần 125 triệu đồng/tháng. Các trường hợp nhận lương hưu cao đều từng làm lãnh đạo doanh nghiệp ngoài nhà nước, có thời gian đóng bảo hiểm xã hội nhiều năm, mức đóng cao.
TPO - Một số bộ ngành, địa phương ủng hộ việc phải sửa quy định về bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần để giữ chân người lao động ở lại hệ thống, nhưng đề xuất bỏ điều kiện chờ 12 tháng sau mất việc; bổ sung chính sách tín dụng thay rút BHXH một lần. Đặc biệt, cơ quan soạn thảo cần luận giải rõ hơn về các thay đổi để người lao động hiểu và thực hiện.
TPO - Từ ngày 1/7, lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội, trợ cấp hằng tháng có thể tăng, mức lương hưu và trợ cấp mới của tháng 7 sẽ bằng lương tháng 6 nhân với hệ số 1,125; một số nhóm chưa được tăng lương hưu từ năm 2022 tới nay sẽ nhân với hệ số 1,208. Riêng nhóm nghỉ hưu trước năm 1995 có lương dưới 3 triệu đồng/tháng ngoài mức tăng chung còn được tăng thêm.
Nói về trường hợp hơn 4,2 nghìn chủ hộ kinh doanh cá thể đã đóng Bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho rằng: Về bản chất và đạo lý thì không có gì sai, nhưng quy định pháp luật thì phải có hợp đồng giao kết mới tham gia BHXH bắt buộc.
TPO - Với chính sách, điều kiện hưởng bảo hiểm xã hội (BHXH) một lần được đánh giá là hào phóng, hiếm có trên thế giới, dẫn tới tỷ lệ người hưởng BHXH một lần gần bằng người tham gia mới. Dẫn tới lo ngại gánh nặng an sinh cho người cao tuổi khi tốc độ già hóa dân số của Việt Nam ngày càng nhanh. Từ đó, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) đề xuất “siết lại” chính sách này.
Bạn đọc Nguyễn Văn Bảo (TPHCM) hỏi: Công ty tôi ở Quận 8 và đóng BHXH cho người lao động tại đây, nay trụ sở chính trên đăng ký kinh doanh chuyển về tỉnh Vĩnh Long. Vậy công ty tôi cần làm những thủ tục gì để chuyển nơi đóng BHXH cho người lao động?
Bạn đọc Hồ Bá Mạnh (Hà Nội) hỏi: Giai đoạn 2007-2016 tôi làm việc cho doanh nghiệp nhà nước, từ năm 2017 tới nay tôi chuyển làm việc cho doanh nghiệp tư nhân. Cả quá trình đều tham gia đóng BHXH đầy đủ, vậy khi nghỉ hưu lương hưu của tôi được tính ra sao?
Bạn đọc Nguyễn Thị Trang (Bình Phước) hỏi: Hiện tôi đã có 4 tháng liên tục tham gia BHXH bắt buộc và sắp chuyển công ty mới, sẽ đóng tiếp BHXH bắt buộc khi hết thời gian thử việc (dự kiến từ tháng 10 tới). Dự kiến tháng 3/2023 tôi sinh. Như vậy, trước khi sinh 6 tháng tôi tham gia BHXH không liên tục, vậy tôi có đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản không?
Bộ LĐ-TB&XH vừa ban hành Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 59/2015, trong đó quy định những khoản tính lương tháng đóng BHXH bắt buộc.
Thuế sẽ tiếp tục chia sẻ thông tin với BHXH để ngăn chặn tình trạng trốn đóng BHXH, đây là nội dung trong Quy chế chia sẻ dữ liệu và phối hợp công tác giữa BHXH Việt Nam và Tổng Cục Thuế vừa được ký kết.
Chính phủ tiếp tục ban hành thêm 3 chính sách về Bảo hiểm xã hội (BHXH) để hỗ trợ doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn do dịch COVID-19. Các chính sách này được DN rất mong chờ để có thể giảm bớt khó khăn trước mắt, duy trì hoạt động sản xuất, kinh doanh và việc làm cho người lao động.
TPO - Doanh nghiệp có phân nửa lao động phải tạm nghỉ việc do ảnh hưởng của dịch Covid-19 sẽ được lùi thời hạn đóng quỹ hưu trí và tử tuất tới hết tháng 6/2020. Trường hợp tới thời điểm trên vẫn chưa hết dịch, BHXH Việt Nam có thể gia hạn tới cuối năm. Đây là giải pháp để hỗ trợ doanh nghiệp gặp khó khăn trong bối cảnh dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp.
TPO - Với việc lương tối thiểu vùng năm 2020 tăng thêm từ 150 – 240 nghìn đồng/tháng so với mức áp dụng năm 2019, mức đóng bảo hiểm xã hội (BHXH) bắt buộc tối thiểu của người lao động và đơn vị sử dụng lao động cũng tăng theo.
TPO - Quốc hội đã chính thức thông qua Bộ Luật Lao động sửa đổi, với việc tăng tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện bình thường từ 60 lên 62 tuổi với nam, và từ 55 lên 60 tuổi với nữ. Cùng đó, người lao động được phép nghỉ hưu trước tuổi, hoặc nghỉ hưu muộn hơn, theo từng điều kiện khác nhau.