'Đội quân đả hổ' của ông Tập Cận Bình

Tập Cận Bình.
Tập Cận Bình.
Trụ sở Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc nằm ở số 41 phố Bình An (Bắc Kinh), không có bảng tên đơn vị, băng rôn khẩu hiệu hay bất kỳ biểu tượng nào thường thấy như các cơ quan quyền lực nhà nước. "Quân số" của cơ quan này chỉ khoảng 1.000 người (trong đó, 23% là nữ giới).

Tạp chí The Diplomat mới đây đã bình luận rằng những nỗ lực chống tham nhũng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hiện không đơn thuần chỉ là một chiến dịch.

Trên thực tế, chiến dịch “Đả hổ đập ruồi” được cho là đang tập trung vào cải cách pháp luật, thể chế hóa hoạt động chống tham nhũng và chính thức trở thành một cuộc chiến lâu dài, quy tụ nhiều nhân vật được ông Tập tin tưởng giao phó trọng trách “cầm quân, tính từng nước cờ”.

Sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, chiến dịch chống tham nhũng gây nhiều xáo động khiến Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương dưới quyền Bí thư Vương Kỳ Sơn trở thành một cơ quan quyền lực được chú ý nhất Trung Quốc. Cơ quan này liên tục mở cửa đón tiếp giới học giả và cựu quan chức cấp cao đến từ 28 quốc gia trên thế giới. Tất cả các nhân vật này đều là người có kiến thức về Trung Quốc và quan điểm chính trị thân Bắc Kinh.

Trụ sở Ủy ban Kiểm tra kỷ luật trung ương nằm ở số 41 phố Bình An (Bắc Kinh), không có bảng tên đơn vị, băng rôn khẩu hiệu hay bất kỳ biểu tượng nào thường thấy như các cơ quan quyền lực nhà nước khác ở Trung Quốc. Chính chi tiết này càng làm cho cơ quan “đả hổ” trong cuộc chiến của Chủ tịch Tập trở nên bí hiểm và thu hút sự chú ý. Tạp chí The Diplomat dẫn lời một số học giả nước ngoài cho biết họ rất ngạc nhiên trước quy mô và phong cách giản dị “quá mức” của một cơ quan nhà nước Trung Quốc.

Thậm chí, với chỉ khoảng 1.000 người (trong đó, 23% là nữ giới), Ủy ban vẫn hoàn thành được một khối lượng công việc khổng lồ khi phối hợp khá nhịp nhàng với Ủy ban Kiểm tra kỷ luật các cấp cùng các cơ quan chính phủ khác. Cơ quan này còn mở một kênh đặc biệt trên trang chủ để đăng tải những thông tin liên quan đến những quan chức trốn chạy ra nước ngoài hoặc đang che giấu tài sản, phơi bày cuộc sống xa hoa của các nhân vật tham nhũng.

Đội quân “đả hổ đập ruồi” của ông Tập Cận Bình có khoảng 1.000 người là thông tin mật lần đầu tiên được công bố cho báo chí. Trước đó vào năm 2008, có tin cho rằng biên chế của cơ quan này khoảng 800 người.

Như vậy từ khi Vương Kỳ Sơn lên nắm quyền, cơ quan này chỉ tăng thêm 200 nhân viên. Số nhân viên trực tiếp làm nghiệp vụ kiểm sát khoảng 100 người, đội quân giám sát chấp hành án lên tới gần 700 người, chiếm gần 70%, trong đó hơn 1 nửa thuộc quân số của 12 phòng Kiểm sát. Trong chiến dịch chống tham nhũng tập trung vào các quan chức cỡ “bự” như Chu Vĩnh Khang, Từ Tài Hậu hay Cốc Tuấn Sơn, đội quân này phải làm thêm giờ trong trạng thái “căng như dây đàn” đến mức phải nhờ hỗ trợ tâm lý từ các phòng kiểm sát.

Bên cạnh một “đội quân đả hổ” hùng hậu, Tập Cận Bình còn nhận được sự hậu thuẫn rất lớn từ “đội quân hình ảnh” - tập hợp những đại quân sư gắn bó với vị Chủ tịch như hình với bóng, giữ vai trò quan trọng trong việc tham mưu hoạch định các chiến lược đối nội - đối ngoại

Chiến dịch chống tham nhũng thực tế đang bao phủ một phạm vi rất rộng lớn. Nó nhắm tới “cả hổ lẫn ruồi”, hay nói cách khác là mọi quan chức lớn nhỏ ở Trung Quốc.

Theo The Diplomat, những nỗ lực chống tham nhũng đã có kết quả với 50 quan chức cấp tỉnh trở lên (còn được gọi là hổ). Số lượng “ruồi” bị đập ở các địa phương lên tới hàng nghìn cán bộ bị xử lý kỷ luật. Và chiến dịch tiếp tục đi xa hơn, đặc biệt là trong đội ngũ tướng lĩnh quân đội.

Theo Theo An Ninh Thế Giới
MỚI - NÓNG
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
Chưa nghỉ lễ đã 'cháy' tour du thuyền vịnh Hạ Long
TPO - Những chuyến du thuyền ngắm vịnh Hạ Long đã được đặt kín từ 2-3 tháng trước nên dự báo không đủ sức cung ứng cho dịp 30/4-1/5 cho khách nội địa. Do đó, đại diện một số doanh nghiệp lữ hành chia sẻ rằng liên tục phải từ chối hàng chục cuộc gọi đặt tour này mỗi ngày trong thời gian gần đây.