Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo

TPO - Hàng nghìn người dân địa phương, du khách tham dự, cổ vũ cho cuộc đua thuyền tưng bừng, gay cấn tại lễ hội truyền thống bơi Đăm (Tây Tựu, Bắc Từ Liêm, Hà Nội). Cuộc đua diễn ra trong ngày 7/4 (10/3 âm lịch) được nhiều người chờ mong, đón đợi.
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 1
Cuộc đua thuyền đầu tiên thuộc lễ hội truyền thống bơi Đăm diễn ra từ sáng ngày 7/4 (10/3 âm lịch) tại khúc sông Thủy Giang (sông Pheo). Sau khi hoàn thành phần lễ, các thuyền đua thuộc 3 thôn: Thượng, Trung, Hạ lên thuyền, bước vào cuộc đua.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 2
Ban tổ chức trao giải nhất, nhì, ba toàn giải cho từng thuyền, từng đội. Một điều đặc biệt là hai thuyền đua giành giải cao nhất trong hội bơi sẽ được vinh dự rước kiệu Thánh bằng đường thủy từ Đình Đăm trở về miếu trước khi kết thúc hội Đăm.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 3
Theo đó, mỗi thôn có 2 thuyền dự thi. Với giải đơn chiếc, các đội xuất phát thành 2 lượt, mỗi lượt đều có thuyền của từng thôn. Tất cả thuyền sẽ đua bằng cách đi hết một vòng khúc sông Thủy Giang (sông Pheo) dài gần 1 km.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 4Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 5Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 6Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 7
Những cuộc tranh tài trên mặt nước không chỉ mang lại không khí sôi động mà còn thể hiện sự gắn bó với sông nước của cha ông bao đời nay. Lễ hội bơi Đăm đã tồn tại khoảng hơn 200 năm, là dịp để tri ân công đức của Đức thánh Bạch Hạc Tam Giang (tức Đào Trường), vị tướng giỏi của Hùng Duệ Vương đã có công hai lần đánh thắng giặc phương Bắc sang xâm lược.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 8

Năm nay lễ hội kéo dài trong 3 ngày, từ 6-8/4. Lễ hội bơi Đăm là một trong ba lễ hội của quận Bắc Từ Liêm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 9Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 10Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 11Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 12
Các đội đua thuyền dàn trận, tranh tài với những kỹ năng điêu luyện như dóc thuyền, lạng thuyền, vuốt góc... để đem về chiến thắng. Trong lúc đua, có thuyền đua không may bị lật. Nhiều người dân đã nhảy xuống sông để giải cứu thuyền lật.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 13

Sáng 7/4 trời mưa nhưng không ngăn cản được sự hứng khởi trẩy hội của người dân làng Đăm và du khách thập phương. Tiếng kèn, trống cổ vũ rộn ràng, vang vọng trên bờ tiếp thêm sức mạnh cho các tay chèo dưới sông.

Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 14Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 15Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 16
Không khí tưng bừng, sục sôi của ngày hội át đi điều kiện thời tiết âm u, ẩm ướt của những ngày cuối xuân. "7 năm nay, lễ hội bơi Đăm mới được diễn ra trên dòng sông Pheo, bởi vậy, dù trời mưa nhưng chúng tôi vẫn có mặt từ sớm để theo dõi các đội bơi thi đấu", "Lễ hội truyền thống lớn của làng, chúng tôi không thể không tham dự", người dân làng Đăm chia sẻ.
Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 17Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 18

Người dân tiến sát mép sông, thậm chí đứng dưới sông nơi mực nước thấp để cổ vũ cho đội mình yêu thích.

Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 19

Dù đã có băng rôn nhắc nhở nhưng vẫn có người dân mang kèn đến cổ vũ. Lượng người đổ về về lễ hội lớn khiến công tác quản lý nhiều lúc gặp khó.

Đội mưa xem đua thuyền trên sông Pheo ảnh 20
Hoạt động đua thuyền trong lễ hội bơi Đăm diễn ra cả ngày 7 và sáng 8/4 (10 và 11/3 âm lịch) phục vụ người dân và du khách.
Tin liên quan
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Mofa)

Thượng đỉnh P4G: Thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng

TPO - Việt Nam sẽ đón nhiều lãnh đạo cấp cao các nước và đối tác tham dự Hội nghị thượng đỉnh Diễn đàn Đối tác vì tăng trưởng xanh và mục tiêu toàn cầu 2030 (P4G) lần thứ tư. Thông qua sự kiện, Việt Nam mong muốn truyền tải đến cộng đồng quốc tế thông điệp về quyết tâm chuyển đổi mô hình tăng trưởng.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân năm 2024. Ảnh: TTXVN

Hiện thực hóa '6 hơn'

TP - Sau khi lãnh đạo hai nước Việt-Trung nhất trí tiếp tục làm sâu sắc và nâng tầm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện, xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai Việt Nam - Trung Quốc có ý nghĩa chiến lược theo định hướng “6 hơn”, thực tế triển khai đã và đang tiến triển đúng hướng: tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác quốc phòng - an ninh thực chất hơn, hợp tác thực chất sâu sắc hơn, nền tảng xã hội vững chắc hơn, phối hợp đa phương chặt chẽ hơn và bất đồng được kiểm soát và giải quyết tốt hơn.
Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

Cảnh sắc vùng Trấn Biên nhìn từ trên cao

TPO - Sáng 11/4, 36 khối của các lực lượng vũ trang đã tham gia buổi hợp luyện đầu tiên cùng với các phi đội để chuẩn bị cho Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025). Từ buồng lái trực thăng, non nước vùng Trấn Biên (tên gọi trước của Đồng Nai) hiện ra rực rỡ trong ánh bình minh.
Thiêng liêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

Thiêng liêng Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa

TPO - Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa là Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia, được các tộc họ trên đảo Lý Sơn tổ chức hằng năm nhằm tri ân, tưởng nhớ công lao của những binh phu Hoàng Sa năm xưa đã có công đo đạc, cắm mốc, dựng bia khẳng định chủ quyền tại hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa từ hàng trăm năm trước.