Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ

TPO - Về khu di tích lịch sử Đền Hùng trong dịp lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, người dân được tham quan, ngắm Hội trại Đền Hùng với đa dạng màu sắc văn hóa của quê hương, con người Đất Tổ.
Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 1Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 2

Hội trại Đền Hùng quy tụ các công trình văn hóa, sản phẩm truyền thống đặc trưng của 13 huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh Phú Thọ.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 3

Hội trại diễn ra từ 29/3 đến hết 7/4 (tức từ mùng 1/3 đến hết mùng 10/3 âm lịch) tại đồi Phú Bùng - Khu di tích lịch sử Đền Hùng (gần trung tâm lễ hội) - là một trong các hoạt động đặc sắc trong dịp Giỗ Tổ Hùng Vương và Tuần Văn hóa - Du lịch Đất Tổ Ất Tỵ 2025.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 4

Mỗi ngày có hàng nghìn người đến thăm Hội trại Đền Hùng.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 5Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 6

Khi thăm hội trại, người dân được giao lưu văn nghệ với người dân địa phương, chụp ảnh những vườn hoa hướng dương, những công trình độc đáo, thưởng thức những sản vật đặc trưng, sản phẩm OCOP của các huyện, thành, thị của tỉnh Phú Thọ.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 7Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 8Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 9

Trẻ em thích thú với trò chơi dân gian tại hội trại.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 10

Người dân thử thách với trò chơi đi cà kheo.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 11

Huyện Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ đầu tư công sức xây dựng hội trại rất cầu kỳ, đậm chất văn hóa của địa phương.


Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 12Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 13

Nhiều người dân tranh thủ ngày nghỉ đưa con đến thăm Đền Hùng và vui chơi tại hội trại.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 14Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 15

Người dân, đặc biệt trẻ em thích thú với vườn hoa hướng dương.

Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 16
Tưng bừng không khí lễ hội ở hội trại trên Đất Tổ ảnh 17

Chị Nguyễn Thị Thanh Tuyền đến từ Tuyên Quang chia sẻ: “Về thăm Đền Hùng, tôi và gia đình không chỉ thắp hương tri ân, tưởng nhớ công ơn các Vua Hùng, thăm quan khu di tích mà còn được thấy nhiều nét văn hóa độc đáo của Phú Thọ qua không gian của các trại văn hóa. Đặc biệt, tham quan Hội trại Đền Hùng tôi được trải nghiệm văn hóa, con người Đất Tổ, được thưởng thức các đặc sản tuyệt vời của Phú Thọ”.

Tin liên quan
Bình luận

Có thể bạn quan tâm

Lối về nẻo thiện

Lối về nẻo thiện

TP - Nơi ấy, những con người lầm lỗi bắt đầu với từng con chữ dưới sự dìu dắt của những người thầy mang sắc phục công an. Lớp học đặc biệt còn nhen nhóm ý chí hoàn lương, mở thêm một cánh cửa ra thế giới bên ngoài.
Những ngôi mộ gió đầu tiên trên đảo là mộ của cai đội Phạm Quang Ảnh cùng với 24 lính của hải đội Hoàng Sa. Ảnh: Nguyễn Ngọc

Gặp 'pháp sư' cuối cùng nặn hình nhân thế mạng trên đảo Lý Sơn

TP - Từ bao đời nay, với người dân trên đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi), mỗi khi có người thân gặp nạn ngoài biển mà không tìm thấy xác, gia đình họ sẽ tìm đến “pháp sư” nhờ nặn một “hình nhân thế mạng” bằng đất sét, thực hiện nghi lễ chiêu hồn, nhập cốt rồi mang đi chôn như người quá cố.
Người dân mua bán hàng hóa tại chợ nổi Cái Răng Ảnh: Hòa Hội

Chìm dần chợ nổi miền Tây - bài cuối: Bảo tồn văn hóa chợ nổi, hành động ngay

TP - Chợ nổi - một nét điển hình của văn hóa, cuộc sống sông nước vùng Đồng bằng sông Cửu Long, nhưng nay dần chìm, khi đường sông không cạnh tranh được với đường bộ, chợ nổi không cạnh tranh được với các loại chợ trên bờ, trung tâm thương mại, siêu thị. Chợ nổi “chìm dần”, nét văn hoá, cái hồn của miền sông nước cũng mất, điều này đã diễn ra trên thực tế, muốn bảo tồn cần sự vào cuộc của chính quyền.
Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

Hơn 30 năm đi tìm dấu chân loài thú bí ẩn

TPO - Hơn 30 năm qua, những cánh rừng tự nhiên dọc dãy núi Trường Sơn ở Hà Tĩnh in đậm dấu chân của các nhà khoa học, chuyên gia tìm kiếm loài sao la, một trong những loài thú hiếm nhất thế giới, được mệnh danh là kỳ lân châu Á.