Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu

TPO - Hàng ngàn du khách đổ về phường Tây Tựu (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để trẩy hội truyền thống làng Đăm. Lễ hội làng Đăm có truyền thống hơn 600 năm kéo dài trong 3 ngày 9-11/ 3 âm lịch. Lễ hội làng Đăm năm 2025 được tổ chức vào ngày 6-8/4.
00:00
/
Có lỗi xảy ra!.
Error code: 4
Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 1

Chiều 6/4, lễ khai mạc lễ hội bơi Đăm năm 2025 được tổ chức tại đình Đăm, phường Tây Tựu, quận Bắc Từ Liêm. Năm nay lễ hội kéo dài trong 3 ngày, từ 6-8/4. Lễ hội bơi Đăm là một trong ba lễ hội của quận Bắc Từ Liêm được công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 2

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND quận Bắc Từ Liêm Nguyễn Hữu Tuyên đề nghị chính quyền phường Tây Tựu, các phòng, ban chuyên môn của quận quan tâm xây dựng các sản phẩm văn hóa đặc sắc, tour tham quan gắn liền với di sản văn hóa trên địa bàn, chú trọng xây dựng các giải pháp về ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, phát triển thị trường, xúc tiến, quảng bá, liên kết, hợp tác và xây dựng chuỗi giá trị di sản… để phát triển ngành công nghiệp văn hóa của địa phương.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 3

Lãnh đạo quận Bắc Từ Liêm gióng trống, gõ chiêng khai hội. Lễ hội bơi Đăm không chỉ là một hoạt động thể thao mà còn mang giá trị tâm linh sâu sắc. Mỗi kỳ lễ hội là một lần người dân làng Đăm sống lại ký ức về truyền thống tốt đẹp, giữ gìn bản sắc văn hóa riêng của quê hương, qua đó đóng góp giá trị vào việc phát triển nền công nghiệp văn hóa của Hà Nội.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 4

Lễ hội là dịp để tri ân công đức của Đức thánh Bạch Hạc Tam Giang (tức Đào Trường), vị tướng giỏi của Hùng Duệ Vương đã có công hai lần đánh thắng giặc phương Bắc sang xâm lược.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 5

Lễ hội bơi Đăm diễn ra với nhiều hoạt động phong phú và hấp dẫn như bơi biểu diễn chào mừng lễ hội, thi bơi, các trò chơi dân gian, thi đấu vật, hát quan họ. Phần lễ có nghi thức rước Thánh, bơi, tế lễ tại đình, miếu Tây Tựu, đình Trung Tựu…

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 6Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 7Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 8Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 9
Điểm nhấn của lễ hội năm nay là nghi thức rước Thánh bằng đường bộ và rước Thánh bằng đường thủy, cùng với đó là cuộc thi bơi thuyền với sự tham gia của các trai tráng khỏe mạnh từ các tổ dân phố trên địa bàn phường.
Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 10
Trong lễ khai mạc, phần được chờ đợi nhất trong là màn bơi dạo theo đội hình 1,2,3,6 trên một nhánh của sông Nhuệ hay còn gọi là khúc sông Thủy Giang (sông Pheo) dài gần 1 km, rộng chừng trăm mét.
Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 11Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 12

Theo đó, các đội bơi thuyền sẽ chia thành 4 lượt chèo. Lượt một chỉ có một thuyền, lượt 2 có 2 thuyền, lượt 3 có 3 thuyền và lượt cuối cùng sẽ là 6 thuyền cùng xuất phát. Các đội thuyền dàn trận trên sông, tượng trưng cho tinh thần thượng võ, ý chí kiên cường và sức mạnh đoàn kết của người dân làng Đăm. Những cuộc tranh tài trên mặt nước không chỉ mang lại không khí sôi động mà còn thể hiện sự gắn bó với sông nước, với truyền thống cha ông bao đời nay.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 13

Cuộc thi bơi thuyền ở làng Đăm mang tính chất bơi thờ, bơi dạo, bơi biểu diễn do đó các đội thuyền tham gia không ganh đua vội vã mà cố gắng bơi thật đẹp, thật nhẹ nhàng, ngoạn mục để lôi cuốn và thu hút người xem. Lễ hội bơi Đăm truyền thống được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2018.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 14Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 15
Lượng du khách, người dân đổ về đây trẩy hội rất đông lên đến hàng nghìn người.
Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 16

Hàng dài người xếp hàng cổ vũ xung quanh sông Pheo.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 17

Nhiều người ngồi tràn qua cả lan can bảo vệ của bờ sông, trong đó.có không ít trẻ nhỏ. Điều này gây nhiều nguy cơ mất an toàn nếu người dân chen lấn, xô đẩy để tiến sát bờ sông, cổ vũ cho đội bơi thuyền mình yêu thích.

Hàng nghìn người đổ về Tây Tựu ảnh 18

Thậm chí nhiều người dân có tầm nhìn tốt hơn, quan sát rõ hơn các thuyền bơi dạo trên sông Pheo.

Tin liên quan
Bình luận

Đỗ Thúy Quỳnh

Mình là một người con Tây Tựu, mình muốn góp ý cho bài báo ý kiến như sau: đặc sắc của bơi Đăm không chỉ nằm ở phần bơi thờ, bơi dạo, bơi biểu diễn (phần bơi dạo mỗi buổi thi) hay phần bơi rước Thánh về bằng đường thủy mà bơi Đăm thu hút khách thập phương và hấp dẫn nhất là phần bơi thi - phần bơi tái hiện lại trận thủy chiến trên sông của tướng Đào Trường. Ở phần bơi này các thuyền sẽ dùng chiến lược, mưu lược, sức mạnh và sự bền bỉ để tranh tài với nhau. Mình chỉ muốn nói thêm về lễ hội của làng mình, để mọi người hiểu đúng và đủ hơn. Dù sao cũng rất cám ơn các bạn đã đưa tin về lễ hội như một cách quảng bá để mọi người biết đến! Mình cám ơn rất nhiều. Thân ái!

Thích (2)Trả lời

Có thể bạn quan tâm

Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc vững vàng lý tưởng, kế thừa và không ngừng vun đắp tình hữu nghị truyền thống

Thanh niên Việt Nam - Trung Quốc vững vàng lý tưởng, kế thừa và không ngừng vun đắp tình hữu nghị truyền thống

TPO - Ngày 14/4, tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh (Hà Nội) diễn ra lễ khai mạc Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 24 năm 2025 với chủ đề “Thanh niên Việt - Trung: Vững vàng lý tưởng”. Chương trình được kết nối trực tuyến tới tất cả điểm cầu tại tỉnh, thành Đoàn và Đoàn trực thuộc.
Đoàn đại biểu Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc 2025 dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

Đoàn đại biểu Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam - Trung Quốc 2025 dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh

TPO - Trong không khí thắm tình hữu nghị, đoàn kết của tuổi trẻ hai nước Việt Nam - Trung Quốc, tại khuôn viên Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh - cái nôi đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt của Đảng và Nhà nước Việt Nam, trước thềm khai mạc Gặp gỡ thanh niên Việt Nam Trung Quốc lần thứ 24, đoàn đại biểu thanh niên hai nước thành kính dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Hội đàm giữa Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

Hội đàm giữa Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc

TPO - Trao đổi tại hội đàm cấp cao, Bí thư thứ nhất T.Ư Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bùi Quang Huy và Bí thư thứ nhất Ban Bí thư T.Ư Đoàn TNCS Trung Quốc A Đông thống nhất tiếp tục tăng cường, đổi mới sáng tạo công tác tuyên truyền, giáo dục thế hệ trẻ hai nước về tình hữu nghị truyền thống giữa hai Đảng, hai nước và thành tựu phát triển của mỗi nước; đẩy mạnh và đổi mới các chương trình giao lưu hợp tác thanh niên ở nhiều lĩnh vực; triển khai các hoạt động thăm “địa chỉ đỏ” của hai nước.
Hợp tác thanh niên Việt – Trung trong kỷ nguyên số

Hợp tác thanh niên Việt – Trung trong kỷ nguyên số

TPO - Không chỉ là cuộc gặp gỡ đơn thuần, buổi tọa đàm giữa thanh niên Việt Nam và Trung Quốc đã mở ra những góc nhìn mới về khởi nghiệp sáng tạo, nơi cơ hội và thách thức được chia sẻ, và những kết nối xuyên biên giới bắt đầu được hình thành.
Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam

Đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc thăm và làm việc tại Việt Nam

TPO - Ngày 13/4, tại Cảng hàng không Quốc tế Nội Bài (Hà Nội), Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Chủ tịch T.Ư Hội Sinh viên Việt Nam Nguyễn Minh Triết đón đoàn đại biểu cấp cao Trung ương Đoàn TNCS Trung Quốc tham dự chương trình Gặp gỡ hữu nghị thanh niên Việt Nam – Trung Quốc lần thứ 24, năm 2025.