Triển lãm chuyên đề "Thanh ngoạn" gồm hơn 180 cổ vật diễn ra tại Bảo tàng Lịch sử TPHCM (quận 1) đang thu hút đông đảo người dân và du khách quốc tế quan tâm theo dõi, tìm hiểu.
Ngay cổng vào bảo tàng đã mở ra không gian xưa để khách tham quan chiêm ngưỡng những cổ vật kỳ công, quý hiếm của các nhà sưu tập Thân Việt Hùng, Nguyễn Đông Nhựt, Huỳnh Chí Thanh, Nguyễn Thị Tuyết.
Trong số những hiện vật quý góp mặt trong triển lãm, các loại áo dài xưa được trưng bày nổi bật trên các bức tường. |
Mẫu áo ngũ thân của các thành viên hoàng gia triều Nguyễn. Trang phục làm bằng vải dệt này có niên đại đầu thế kỷ XX. Bên cạnh là sắc phong của vua ban năm 1885 có nội dung: "Phong cho Chánh đội Nguyễn Viết Tất lên chức Chánh đội Suất nội đội viên binh". Hai hiện vật quý được nhà sưu tập Thân Việt Hùng sưu tầm. |
Các trang phục cung đình nhà Nguyễn được nhiều du khách chú ý, tìm hiểu. |
Áo tấc thêu phụng đầu thế kỷ XX được tác giả Nguyễn Thị Tuyết sưu tầm. |
Bạn trẻ mặc áo dài cách tân check-in với cổ phục Việt. |
Các mẫu con dấu bằng ngà xuất hiện đầu thế kỷ XX được nhà sưu tập Huỳnh Chí Thanh lưu giữ. |
Thanh gươm làm bằng đồng, khảm tam khí thuộc thế kỷ XX. Trong thời đại phong kiến, chỉ vua chúa, quan lại và những người có thế lực mới có thể sở hữu món kim khí này. |
Cổ vật chạm khắc gỗ thời Nguyễn. Dưới thời Nguyễn, nghệ thuật chạm khắc gỗ đã đạt đến trình độ phát triển đỉnh cao. Nhiều sản phẩm được tạo tác mang tính nghệ thuật thẩm mỹ rất cao với phong cách đăng đối hài hòa, đường nét tinh xảo. |
Các mẫu hộp đựng vật dụng được chạm khắc sắc sảo, quý phái. |
Mẫu ấm và chén trà thời vua Minh Mạng với những hoa văn, họa tiết sang trọng, quý phái. |
Văn bản sắc phong thông tin việc vua Duy Tân thưởng kim bội cùng dây đeo loại tốt cho phu nhân kỹ sư Đốc lý Nha Công chánh nước Đại Pháp. |
Hộp đựng sắc phong bằng gỗ sơn son thếp vàng cuối thế kỷ XIX do Thân Việt Hùng sưu tập. |
Chiếc lư trầm bằng gỗ sơn son thếp vàng in hằn dấu tích cổ xưa. Hiện vật này được chế tác đầu thế kỷ XX và được chủ nhân Huỳnh Chí Thanh sưu tập. |
Nhiều mẫu khuyên tai thời xưa. Có thể thấy, các mẫu trang sức của phụ nữ thời xưa có kiểu dáng đơn điệu, đồng nhất. |
Các mẫu vật bình, dĩa, chén... được chế tác với nghệ thuật pháp lam (trang trí men nhiều màu lên bề mặt một số kim loại rồi nung nóng ở nhiệt độ cao). Tháng 11/1827, vua Minh Mạng cho đặt tượng cục Pháp lam để chế tác đồ pháp lam cho cung đình. |
Du khách tìm hiểu các báu vật triều Nguyễn. |
Triển lãm chuyên đề đặc biệt "Thanh ngoạn" dự kiến diễn ra đến ngày 30/3. |