Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Văn Tiến, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho biết: Thanh tra Bộ đã phối hợp với Cục An ninh kinh tế (Bộ Công an) tổ chức đoàn thanh tra đột xuất và phát hiện nhiều sai phạm nghiêm trọng tại 4 cơ sở sản xuất, pha chế, kinh doanh nước mắm tại các tỉnh An Giang, Vĩnh Long và TPHCM. Tổng mức phạt vi phạm hành chính tới 782 triệu đồng.
Cụ thể, Công ty TNHH MTV Điều Hương (Ấp Hòa Phú 1, thị trấn An Châu, huyện Châu Thành, tỉnh An Giang) bị phạt 275 triệu điệu đồng, yêu cầu trả lại nơi mua 17 tấn soda công nghiệp;
Công ty TNHH chế biến thực phẩm Hòa Hiệp (Số 47 Trần Phú, Phường 4, Thành phố Vĩnh Long, tỉnh Vĩnh Long) bị phạt 235 triệu đồng, yêu cầu tra lại nơi mua 13 tấn soda công nghiệp.
Công ty TTHH thực phẩm Tấn Phát (Tổ 1, ấp Tân Đông, xã Tân Quới, huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long) bị phạt 266 triệu đồng, yêu cầu tra lại nơi mua 18 tấn soda công nghiệp. Cty CP Chế biến thủy hải sản Liên Thành (TPHCM) bị phạt 6 triệu đồng.
Theo ông Tiến, cac sơ sở trên đã vi phạm các điều kiện về an toàn thực phẩm: Nơi sản xuất ẩm thấp, hệ thống thoát nước ứ động, không có hệ thống cửa lưới chắn côn trùng, động vật lạ gây hại xâm nhập theo quy định.
Đặc biệt, 3 cơ sở là Cty Điều Hương, Hiệp Hòa, Tấn Phát đã sử dụng dung dịch bột ngọt Vedan, dùng hóa chất Soda (Na2CO3)- là hóa chất công nghiệp thường dùng để tẩy rửa ( không có trong danh mục để chế biến thực phẩm) để trung hòa axit trong bột ngọt; dùng nước ép đầu tôm để chưng chất chưng chất cho ra sản phẩm với tên vọi là “nước hoa cà”.
Đây là loại dung dịch chấm hoặc nước mắm bán thành phẩm, nước dịch bổi cá…đạt tới 35-35 độ đạm, rồi bán cho các cơ sở pha đấu nước mắm, nước tương.
Sản phẩm “hoa cà” nói trên chưa được các cơ sở tự công bố chất lượng theo quy định của Nghị định 15, quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn thực phẩm.
Theo ông Tiến, để phát hiện, ngăn chặn tình trạng trên, Bộ NN&PTNT cũng đã chỉ đạo đơn vị chức nặng thuộc bộ, có văn bản gửi các địa phương thực hiện kiểm tra, chấn chỉnh, hoạt động sản xuất, pha chế, chế biến và kinh doanh nước mắm, nước tương trên cả nước.
Trả lời câu hỏi vì sao không xử lý hình sự với các cơ sở vi phạm nêu trên? ông Tiến cho biết: Thanh tra Bộ đã chuyển hồ sơ cho phía Công an. Tuy nhiên, qua lấy mẫu phân tích tại Viện Kiểm nghiệm An toàn vệ sinh thực phẩm Quốc gia (Bộ Y tế), dựa trên kết quả có được, cơ quan công an rằng chưa đủ dấu hiệu để khởi tố vụ an hình sự. Các chỉ tiêu quan trọng như kim loại nặng vẫn dưới ngưỡng cho phép, nên cơ quan công an chuyển sang Thanh tra Bộ NN&PTNT để xử phạt vi phạm hành chính.
Trước đó, ngày 10/1, Thanh tra Bộ NN&PTNT họp tổng kết năm và thông tin vụ việc đã được nêu ra. Tuy nhiên, tên công ty hoặc thương hiệu nước mắm vi phạm không được nêu cụ thể. Điều này đã gây lo lắng cho người tiêu dùng cả nước và ảnh hưởng đến các doanh nghiệp làm ăn chân chính, nhất là trong thời điểm mua sắm lớn chuẩn bị đón Tết nguyên đán Canh Tý 2020.