Điều gì làm nên sự độc đáo của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula?

0:00 / 0:00
0:00
Hiện chỉ còn trong biên chế duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Akula mang tên TK-208 “Dmitry Donskoy”. Ảnh: Sevmash
Hiện chỉ còn trong biên chế duy nhất một chiếc tàu ngầm lớp Akula mang tên TK-208 “Dmitry Donskoy”. Ảnh: Sevmash
Cách đây 40 năm, ngày 12/12/1981, Liên Xô đưa vào hoạt động tàu ngầm hạt nhân TK-208 (tàu ngầm Đề án 941), hay được biết đến nhiều nhất là tàu ngầm hạt nhân đầu tiên lớn nhất thế giới lớp “Akula”.

Con tàu đầu tiên thuộc lớp “Akula” được khởi đóng vào tháng 6/1976 tại Nhà máy đóng tàu Sevmash. Tên gọi không chính thức của lớp tàu này được đưa ra trong quá trình đóng, khi hình ảnh một con cá mập xuất hiện trên tàu ngầm (Akula trong tiếng Nga có nghĩa là “cá mập”). Điều thú vị là, trên thân loài săn mồi dưới biển này cũng nổi bật hình thù như trên phù hiệu đeo ở tay áo của thủy thủ đoàn.

Ban đầu, trong khuôn khổ Đề án 941 dự kiến sẽ đóng 12 chiếc tàu ngầm, sau đó giảm xuống còn 10 chiếc. Nhưng trên thực tế đến năm 1989, người ta chỉ hạ thủy được 6 chiếc tàu ngầm lớp “Akula”. Về sau, do Liên Xô trong những năm cuối tồn tại bắt đầu gặp khó khăn về tài chính, nên chương trình đã bị hủy bỏ.

Việc đóng tàu ngầm hạt nhân lớp “Akula” là hành động đáp trả của Liên Xô trước những chiếc tàu ngầm lớp “Ohio” của Mỹ. Có ý kiến cho rằng, xét về sức mạnh chiến đấu, thì những chiếc tàu ngầm Akula được cho là vượt trội Ohio, tuy kích thước và trọng lượng tên lửa nhiên liệu rắn của Liên Xô lớn hơn đáng kể so với các đối thủ của Mỹ.

Vì vậy, ban đầu Akula phải bảo đảm có kích thước đồ sộ hơn. Chiếc tàu ngầm hạng nặng của Liên Xô được trang bị 20 tên lửa R-39 (RSM-52). Ngoài ra, nó còn mang theo 22 ngư lôi các loại và 8 tổ hợp tên lửa phòng không Igla.

Tầm bắn của tên lửa R-39 là 8.300km. Khi tiếp cận mục tiêu, phần đầu đạn của tên lửa được chia thành 10 đầu đạn dẫn đường riêng lẻ. Trọng lượng phóng của mỗi quả tên lửa là 90 tấn, còn sức công phá của đầu đạn lên tới 100 kiloton (1 kiloton tương đương 1.000 tấn thuốc nổ TNT).

Tàu có lượng choán nước đầy tải là 48.000 tấn, tốc độ di chuyển dưới nước khoảng 46 km/giờ, cũng như có thể hoạt động độc lập trong 6 tháng với thủy thủ đoàn 160 người. Akula có chiều dài 172m, rộng 23m và chiều cao của nó tương đương tòa nhà 9 tầng. Do có kích thước đồ sộ, nên tại Nhà máy Sevmash đã xây dựng nhà triền có mái che lớn nhất thế giới để phục vụ cho việc đóng tàu ngầm Akula.

Điều gì làm nên sự độc đáo của tàu ngầm hạt nhân chiến lược Akula? ảnh 1

Tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược lớp “Akula”. Ảnh: Sevmash

Đặc điểm nổi bật của những chiếc tàu ngầm lớp “Akula” là tiện nghi hơn đối với thủy thủ đoàn. Theo đó, trên tàu được trang bị phòng thư giãn, phòng tập thể dục, bể bơi, khu vực tắm nắng, phòng tắm có xông hơi, góc sinh hoạt, các buồng dành cho sĩ quan và thủy thủ.

Đội ngũ sĩ quan được bố trí ở trong những buồng đôi hoặc 4 người, có trang bị bồn rửa, vô tuyến và điều hòa nhiệt độ. Ngoài ra, tàu còn được lắp đặt giàn phóng tên lửa dưới nước từ độ sâu lên đến 55m.

Tuy nhiên, sau khi Liên Xô sụp đổ, những chiếc tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa chiến lược lớp “Akula” không được đầu tư phát triển theo chiều hướng tốt nhất. Ba chiếc (TK-12, TK-13 và TK-202) đã ngừng hoạt động và bị loại bỏ theo thỏa thuận với Hoa Kỳ.

Trong khi những chiếc TK-17 và TK-20 vẫn đang trong tình trạng chuẩn bị để tiến hành xử lý tiếp theo. Hiện chỉ còn lại một chiếc mang tên TK-208 “Dmitry Donskoy”, sau khi được nâng cấp thì đến nay vẫn còn hoạt động trong biên chế.


Link gốc:

https://www.qdnd.vn/quan-su-the-gioi/vu-khi-trang-bi/dieu-gi-lam-nen-su-doc-dao-cua-tau-ngam-hat-nhan-chien-luoc-akula-680438

Theo Báo Quân đội Nhân dân
MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.