Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở

UBND TP Hà Nội vừa phê duyệt nhiệm vụ điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở, tỷ lệ 1/500 (khu chức năng đô thị và phần còn lại của khu Công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3).

Theo đó, khu vực nghiên cứu thuộc địa giới hành chính các phường: Hoàng Liệt, Yên Sở, Thịnh Liệt (Hoàng Mai) với diện tích khoảng 91,19ha.

Tổng diện tích đất đề xuất nghiên cứu quy hoạch điều chỉnh khoảng 93,48ha, trong đó, bao gồm toàn bộ phạm vi ranh giới Quy hoạch chi tiết khu chức năng đô thị và phần còn lại của khu Công viên cây xanh phía Nam đường vành đai 3 và bổ sung một phần đất thuộc Quy hoạch chi tiết Khu Công viên văn hóa và Công viên truyền thống (đất giao thông, cây xanh và đất cơ quan) để khớp nối hạ tầng chung của khu vực. Quy mô dân số nghiên cứu khoảng 8.000 người.

Điều chỉnh Quy hoạch chi tiết khu vực Công viên Yên Sở ảnh 1

Phối cảnh khu công viên Yên Sở khi hoàn thành đồng bộ.

Quy hoạch nhằm hình thành một khu trung tâm mới của thành phố với chức năng: công viên cây xanh văn hóa, nghỉ ngơi giải trí và trung tâm công cộng thương mại, dịch vụ tổng hợp, nhà ở chất lượng cao, góp phần phục vụ nhu cầu đa dạng của người dân thành phố, tạo động lực phát triển kinh tế, xã hội, tạo cảnh quan kiến trúc cho khu vực cửa ngõ phía Nam TP Hà Nội nói chung, quận Hoàng Mai nói riêng, phù hợp với chủ trương của UBND TP.

Bên cạnh đó, xây dựng quy định quản lý đồ án theo quy hoạch làm cơ sở pháp lý để các cơ quan, chính quyền địa phương quản lý đầu tư xây dựng đô thị theo quy hoạch…

Việc nghiên cứu quy hoạch cũng nhằm cụ thể hoá Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050 và các quy hoạch phân khu đô thị tại khu vực.

Theo Theo Hà Nội mới
MỚI - NÓNG
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
Người Việt có đúng là hời hợt và thiếu thói quen đọc sách?
TPO - Nhiều chuyên gia đồng tính với ý kiến của đại biểu Nguyễn Văn Cảnh (đoàn Bình Định) khi cho rằng người Việt Nam thông minh nhưng thường bỏ phí khả năng do tính hời hợt và thiếu thói quen đọc sách. Một số chuyên gia nhận định việc đọc sách của người Việt hiện nay rất đáng báo động. Có thể nói đến nay Việt Nam chưa thể coi là văn hóa đọc.