Điều bất ngờ thú vị loài tắc kè nước chỉ có ở Việt Nam
Tắc kè nước là loài động vật lưỡng cư chỉ được tìm thấy ở Việt Nam, rất quý hiếm và hiện có nguy cơ tuyệt chủng. Sinh vật này còn có tên là cóc Tam Đảo, và đặc biệt mang hình dáng của thằn lằn.
Tắc kè nước còn được biết đến với tên gọi cá cóc Tam Đảo và có tên khoa học là Paramesotriton deloustali. Đây là loài động vật lưỡng cư đặc hữu của Việt Nam. Ảnh tepbac.
Ngoài vùng núi Tam Đảo, tắc kè nước còn được tìm thấy ở một số nơi thuộc địa bàn các tỉnh Vĩnh Phúc, Tuyên Quang và Thái Nguyên. Ảnh flickr.
Tắc kè nước có hình dáng khá xấu xí. Cơ thể của nó giống thằn lằn, đuôi dẹp, da thiếu vảy. Trên da có nhiều mụn xù xì làm thành dãy dọc sống lưng kéo dài tới đuôi và tiết chất nhầy. Ảnh flickr.
Đặc điểm đặc trưng của tắc kè nước là phần bụng có màu đỏ với những đường xám đen nối với nhau tạo thành hình mạng vân đỏ. Ảnh caudata.
Tắc kè nước là loài động vật quý hiếm ở Việt Nam. Số lượng tắc kè nước hiện còn rất ít và có nguy cơ tuyệt chủng. Ảnh blogspot.
Tắc kè nước ăn sâu bọ, nhện giun, nòng nọc, ếch nhái con và rong rêu. Chúng hoạt động vào ban ngày và thường thích sống ở những vực nước sâu và trong. Ảnh vncreatures.
Tắc kè nước cái đẻ trung bình từ 1-7 trứng/ngày và có thể đẻ tới 58-78 trứng trong suốt mùa sinh sản. Ảnh 5giay.
TPO - U19 Việt Nam sớm giành quyền vào chơi trận chung kết giải U19 Quốc tế 2022 sau khi lội ngược dòng giành chiến thắng 2-1 trước U19 Malaysia ở trận đấu hôm nay.
TPO - Sông Lam Nghệ An (SLNA) được thi đấu trên sân nhà nhưng tỏ ra lép vế trước quyết tâm của đội khách Thanh Hóa. Sau 90 phút căng thẳng, cả hai đội đều không thể ghi bàn vào lưới đối phương và chấp nhận kết quả hòa không bàn thắng.
TPO - Với tổng kinh phí 92 triệu đồng của các nhà hảo tâm, Văn phòng đại diện báo Tiền Phong phối hợp với Tỉnh Đoàn Gia Lai đã trao 46 đàn gà tặng 46 em học sinh hoàn cảnh khó khăn trên địa bàn 3 huyện của tỉnh miền núi Gia Lai.