Điểm thử hạt nhân Triều Tiên sắp sụp đổ vì hoạt động liên tục?

Điểm thử hạt nhân Triều Tiên sắp sụp đổ vì hoạt động liên tục?
TPO - Theo các nhà địa chất, nơi đã diễn ra 6 vụ thử hạt nhân trong 11 năm qua của Triều Tiên có thể bị sụp đổ do hoạt động liên tục, phá hủy cấu trúc địa chất dưới chân núi đá.
Điểm thử hạt nhân Triều Tiên sắp sụp đổ vì hoạt động liên tục? ảnh 1

Ảnh minh họa

Bãi thử Punggye-ri là địa điểm thử hạt nhân duy nhất của Triều Tiên được biết đến cho tới thời điểm hiện tại, nằm trong lòng đất, dưới chân núi Mantap.

Hôm 3/9, cũng như 5 lần khác trong hơn chục năm qua, tại đây đã diễn ra vụ thử hạt nhân lần thứ 6 của chính quyền Kim Jong-un, gây chấn động toàn thế giới. Vụ nổ này có sức công phá ước tính là 250 kiloton (tương đương 250.000 tấn thuốc nổ TNT), mạnh hơn 16-17 lần so với quả bom nguyên tử của Mỹ ném xuống Hiroshima, Nhật Bản, vào năm 1945.

Vụ thử nghiệm cũng gây ra trận động đất mạnh 6,1 độ richter và có khả năng tạo ra một hang động trong khu thử nghiệm. Chưa kể, trận động đất còn để lại dư chấn liên tiếp, trong đó gồm một trận động đất 4,6 độ richter sau 8 phút thử nghiệm và trận động đất khác 2,9 độ richter hôm 12/10, hơn 5 tuần sau vụ nổ ban đầu.

Việc kích nổ bom nhiệt hạch đủ mạnh để có khả năng làm phá vỡ kết cấu địa chất tại Punggye-ri và khiến nơi đây không còn thích hợp để tiếp tục thử nghiệm hạt nhân nữa.

Giới địa chất học gọi đây là “hội chứng núi mệt mỏi” khi các vụ nổ hạt nhân làm hư hại các hòn đá ngầm và làm cho địa điểm trở nên không ổn định.

Thời gian qua, truyền thông phương Tây từng có nhiều bài viết liên quan đến vấn đề này như “Triều Tiên đã tự đuổi mình ra khỏi địa điểm thử nghiệm bằng hạt nhân?” của CBS và “Bãi thử hạt nhân của Triều Tiên có thể mất ổn định” của NBC

Tuy nhiên, các chuyên gia địa chất không nghĩ vậy. Bởi, bãi thử Punggye-ri có ba cụm đường hầm, đồng nghĩa với việc có ít nhất hai cụm vẫn còn sử dụng được.  

Các nhà phân tích của 38 North – trang web chuyên bàn về các vấn đề Triều Tiên  cho biết: “Không có lý do chính đáng nào để nói rằng bãi thử Punggye-ri không thể tiếp tục thử hạt nhân dưới lòng đất..”.

Theo Sputnik, CHDCND Triều Tiên đã thử hạt nhân 6 lần trong 11 năm qua, trong đó có 3 vụ thử ở giai đoạn 2016-2017.

Vụ thử hạt nhân đầu tháng 9/2017 đã sử dụng quả bom H mạnh gấp 10 lần so với quả bom được thử nghiệm trước đó một năm. Sự phát triển nhanh chóng của chương trình hạt nhân của Triều Tiên đã khiến cho các cường quốc nước ngoài như Mỹ và Liên minh Châu Âu hoang mang. Tuy vậy, chính quyền Bình Nhưỡng vẫn khẳng định chương trình này chỉ nhằm mục đích phòng vệ chính đáng.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un gọi chương trình hạt nhân là "thanh gươm quý giá" và là  “sự răn đe mạnh mẽ" chống lại "mối đe dọa hạt nhân kéo dài của đế quốc Mỹ", trong bài phát biểu trước Ủy ban Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên hồi đầu tháng 10/2017.

Theo Theo Sputnik
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.