Điểm mặt nhóm hộ tống tàu sân bay Trung Quốc

Điểm mặt nhóm hộ tống tàu sân bay Trung Quốc
Nhóm hộ tống cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã được thiết lập. Nhóm này bao gồm hai tàu khu trục Type 051C (lớp Lữ Châu) và hai tàu hộ vệ tên lửa Type 054A (lớp Giang Khải) cộng với một tàu tiếp tế.

Điểm mặt nhóm hộ tống tàu sân bay Trung Quốc

> Trung Quốc sẽ đóng tàu sân bay thứ 2 lớn hơn

> Siêu tàu sân bay và tham vọng cường quốc biển của Ấn Độ 

Nhóm hộ tống cho tàu sân bay đầu tiên của Trung Quốc mang tên Liêu Ninh đã được thiết lập. Nhóm này bao gồm hai tàu khu trục Type 051C (lớp Lữ Châu) và hai tàu hộ vệ tên lửa Type 054A (lớp Giang Khải) cộng với một tàu tiếp tế.

Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc
Tàu sân bay Liêu Ninh của Trung Quốc.
 

Nhóm này tương tự như những nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ đã được sử dụng từ lâu, với 3-4 tàu khu trục, 1-2 tàu hộ vệ tên lửa, một tàu ngầm hạt nhân và một tàu tiếp vận. Tàu ngầm hạt nhân của Trung Quốc hiện có rất ít và không tốt lắm, đó có lẽ là lý do tại sao Trung Quốc đã không đưa một trong số tàu ngầm hạt nhân của mình vào nhóm hộ tống này.

Tàu Type 51C là một tàu khu trục 7.100 tấn, được tối ưu hóa cho phòng không. Nó mang 48 tên lửa phòng không S-300 của Nga (với tầm hoạt động 150 km) trong các ống phóng thẳng đứng, cộng với tám tên lửa đối hạm C-803 (với tầm hoạt động 300 km), một khẩu pháo 100mm, hai khẩu pháo tự động chống tên lửa 30mm, sáu ống phóng ngư lôi, và một trực thăng. Thủy thủ đoàn gồm 290 người và tốc độ tối đa 48 km/h.

Tàu hộ vệ tên lửa Type 54A là một tàu 4.300 tấn với tốc độ tối đa 49 km/h. Thủy thủ đoàn 165 người điều hành một khẩu pháo 76mm, hai khẩu pháo tự động chống tên lửa 30mm đa nòng, tám tên lửa đối hạm C-803, sáu ngư lôi chống tàu ngầm, 12 tên lửa chống tàu ngầm 240mm, 32 ống phóng thẳng đứng chứa tên lửa phòng không hoặc chống tàu ngầm, và một máy bay trực thăng. Đối với cả hai tàu này, các đài radar, sonar và hệ thống điện tử tất cả đều do Trung Quốc sản xuất.

Tàu khu trục lớp Lữ Châu Type 051C của Trung Quốc
Tàu khu trục lớp Lữ Châu Type 051C của Trung Quốc.
 

Tương tự như Nhật Bản và Hàn Quốc đã làm, Trung Quốc dường như dựa theo sự tiên phong của Mỹ trong thiết kế tàu khu trục. Tàu khu trục cơ bản Mỹ hiện đang sử dụng là các tàu lớp Burke. Đây là một thiết kế mà là kết quả dựa trên kinh nghiệm thiết kế tàu khu trục trải qua hơn nửa thế kỷ của thế chiến II và thời chiến tranh lạnh. Ngay cả sau khi tàu lớp Burke được thiết kế, trong những năm 1980, thiết kế này cũng đã được tiếp tục cải tiến. Các tàu Burke thế hệ đầu tiên là tàu 8.300 tấn, trong khi những chiếc mới nhất, chở nặng với nhiều thiết bị hơn và phi hành đoàn nhỏ hơn, là tàu 10.000 tấn (tương đương về trọng lượng so với tàu tuần dương hạng nặng trong thế chiến II). Với tốc độ tối đa gần 50 km/h, vũ khí chính của chúng là 90 ống phóng thẳng đứng, cùng với sàn có thể chứa tên lửa phòng không, đối hạm, chống tên lửa hoặc tên lửa hành trình. Ngoài ra còn có một khẩu pháo 127mm (5 inch), hai pháo tự động chống tên lửa 20mm, sáu ống phóng ngư lôi, và hai máy bay trực thăng. Các tàu lớp Burke hiện tại đã là một thành tố không thể thay thế, và do đó lớp tàu chiến này sẽ còn tồn tại và phát triển.

Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải Type 054A của Trung Quốc
Tàu hộ vệ tên lửa lớp Giang Khải Type 054A của Trung Quốc .
 

Trung Quốc đang sử dụng tàu tiếp vận Type 903 (lớp Phúc Trì) mới cho các nhiệm vụ quan trọng nhất của họ. Chiếc tàu chở dầu/hàng hóa 23.000 tấn này lần đầu tiên xuất hiện vào năm 2004. Tàu tiếp vận này cung cấp nhiên liệu, nước, thực phẩm và các vật dụng cần thiết khác cho các lực lượng thực thi nhiệm vụ mà nó hỗ trợ. Tàu tiếp vận này sẽ đi đến các cảng địa phương để tích trữ làm đầy những kho lưu trữ nhiên liệu, nước, thực phẩm và các nhu yếu phẩm khác sau khi đã bị cạn kiệt.

Tàu Type 903 cũng tương tự như mười hai tàu tiếp vận của Mỹ T-AKE đang hoạt động. Những con tàu 40.000 tấn này phục vụ một hạm đội lớn hơn nhiều so với bốn tàu Type 903s của Trung Quốc và là một phần của một số lượng lớn các tàu tiếp vận mà Mỹ hiện đang sử dụng. Hiện nay, Trung Quốc cần nhiều tàu tiếp vận hơn bởi họ gửi các tàu chiến đi thực hiện nhiệm vụ viễn chinh một cách thường xuyên hơn, không chỉ như đến khu vực biển Somali mà còn ra cả ngoài khơi xa Thái Bình Dương.

Tàu tiếp vận lớp Phúc Trì Type 903
Tàu tiếp vận lớp Phúc Trì Type 903 .
 

Liêu Ninh là một tàu tải trọng 65.000 tấn đã qua hơn một năm thử nghiệm trên biển và cho phép máy bay cất cánh từ boong tàu sáu tháng trước. Trung Quốc đã tuyên bố rằng Liêu Ninh chủ yếu phục vụ cho nhiệm vụ huấn luyện. Trung Quốc dường như có kế hoạch cho việc tăng số lượng lên tới 24 máy bay chiến đấu và 26 trực thăng trên Liêu Ninh và sử dụng tàu để huấn luyện phi công và các lực lượng đặc nhiệm khác cho ít nhất là bốn tàu sân bay nữa sẽ được đóng mới. Nhóm hộ tống mới này sẽ cho phép các tàu hộ tống thực hành hoạt động tác chiến với một tàu sân bay.

Theo Anninhthudo

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.