Biệt thự 'khủng' tàn phá rừng Sóc Sơn vẫn bất động sau kết luận thanh tra
TPO - Theo ghi nhận của PV, hiện những công trình "khủng" xây trên đất rừng ở Sóc Sơn vẫn nằm bất động sau kết luận thanh tra toàn diện của Hà Nội mới đây. Điều này khiến dự luận cho rằng, liệu những công trình sai phạm này có được xử lý nghiêm hay thanh tra xong rồi để đó?
Sau nhiều ngày chờ đợi, mới đây Thanh tra TP Hà Nội công bố liền lúc 2 kết luận thanh tra: Kết luận thanh tra toàn diện việc quản lý, sử dụng đất, trật tự xây dựng tại xã Minh Trí và Minh Phú (huyện Sóc Sơn) trong giai đoạn từ năm 2008 đến nay và Kết luận thanh tra việc quản lý, sử dụng đất rừng trên địa bàn 8 xã và thị trấn Sóc Sơn, huyện Sóc Sơn.
Kết luận thanh tra chỉ ra UBND huyện Sóc Sơn không tổ chức xử lý 659 công trình vi phạm trật tự xây dựng trên đất lâm nghiệp theo Kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của UBND TP. Do buông lỏng quản lý dẫn đến các công trình xây dựng mới trên đất rừng vẫn tiếp tục tăng, nhiều công trình xây dựng với quy mô lớn trong quy hoạch rừng phòng hộ.
Đến năm 2017, UBND huyện Sóc Sơn mới kiểm tra, rà soát và xác định có 555 công trình vi phạm, nhưng không kiên quyết xử lý. Tuy nhiên, theo kết luận thanh tra, con số công trình vi phạm trên thực tế lớn hơn rất nhiều. Chỉ tính riêng ở 2 xã Minh Phú, Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng, có đến 797 công trình vi phạm.
Được biết, ngoài nguyên nhân từ việc chồng lấn quy hoạch, Thanh tra TP cũng chỉ ra UBND huyện Sóc Sơn và UBND các xã có rừng đã ký cho các hộ dân mượn đất theo hình thức sổ lâm bạ. Tuy nhiên, cả UBND huyện lẫn UBND các xã đều không thống kê được số lượng sổ lâm bạ đã cấp. Các xã được thanh tra ở Sóc Sơn cũng không lưu giữ hồ sơ quản lý đất đai đầy đủ, không cập nhật và theo dõi biến động trong sử dụng đất. Cũng vì nguyên nhân này, chính quyền xã không xác định được tình trạng mua bán, chuyển nhượng đất rừng của các hộ gia đình.
Hậu quả là hàng trăm hồ sơ mua bán, chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong quy hoạch rừng phòng hộ được chứng thực. Nhiều thửa đất nằm trong rừng phòng hộ vẫn được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, kéo theo đó là tình trạng xây dựng công trình trái phép diễn ra tràn lan, không được kiểm soát như hiện nay.
Cũng tại kết luận này, Thanh tra Hà Nội đề nghị UBND TP giao UBND huyện Sóc Sơn tổ chức cưỡng chế ngay đối với các công trình vi phạm trật tự xây dựng năm 2017-2018 trả lại nguyên trạng ban đầu.
Tuy nhiên, theo ghi nhận của PV Tiền Phong, sau kết luận thanh tra toàn diện của Hà Nội, hiện những công trình "khủng" xây trên đất rừng phòng hộ ở Sóc Sơn vẫn đang nằm bất động, "phủ bạt" chờ xử lý.
Được biết, các vi phạm tập trung chủ yếu ở 2 xã Minh Phú và Minh Trí và khu vực ven 7 hồ lớn trong khu vực quy hoạch rừng.
Một công trình vi phạm trên đất rừng Sóc Sơn với nhiều hạng mục được xây dựng, trong đó có cả bể bơi ngoài trời.
Công trình "tựa núi, nhìn hồ" trên đất rừng phòng hộ Sóc Sơn.
Thậm chí có trường hợp ngang nhiên san lấp mặt hồ để xây dựng biệt thự khủng.
Tại thôn Minh Tân, xã Minh Trí có trường hợp sai phạm lớn là tổ hợp Hoàng Lê Gia Garden (hộ bà Lê Thị Lan Hương) sử dụng khoảng gần 20.000 m2 xây dựng 5 công trình kiên cố 2 - 3 tầng dạng biệt thự, diện tích xây dựng trên 1.000m2.
Hiện nhiều công trình đang xây dở được "phủ bạt", nhưng đến nay vẫn chưa bị xử lý sau kết luận thanh tra được công bố.
Điều này khiến dự luận cho rằng, liệu những công trình sai phạm này có được xử lý nghiêm hay thanh tra xong rồi để đó?.
Cũng như trách nhiệm nhiều cá nhân, tập thể, lãnh đạo các cơ quan liên quan "tiếp tay" cho việc tàn phá rừng Sóc Sơn sẽ bị xử lý ra sao?
Liên quan đến vi phạm đất rừng Sóc Sơn, tại phiên giải trình HĐND thành phố Hà Nội diễn ra ngày 25/3, ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND thành phố cho hay, kết luận của Thanh tra thành phố đã được công bố công khai. Trên cơ sở đó, thành phố chỉ đạo UBND huyện Sóc Sơn các xã có liên quan cùng các sở, ngành xử lý dứt điểm sai phạm theo kết luận thanh tra.
TPO - Ban Thường vụ Thành ủy TPHCM chỉ định Đại tá Đỗ Vĩnh Thăng – Chính ủy Bộ đội Biên phòng TPHCM, tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy, giữ chức Bí thư Đảng ủy Bộ đội Biên phòng TPHCM, nhiệm kỳ 2020 - 2025.
TPO - Quá trình triển khai dự án Công viên Thống nhất tại Khu Di tích Quốc gia đặc biệt đôi bờ Hiền Lương - Bến Hải đã có những phát sinh thực tế cần phải điều chỉnh cho phù hợp.
TPO - 41 camera AI được gắn tại nhiều vị trí trọng điểm ở TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang để thực hiện chức năng giám sát tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.