Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá

TPO - Chiều 6/2, tại làng nghề Trạch Xá (xã Hòa Lâm, huyện Ứng Hòa, Hà Nội), doanh nghiệp tư nhân May mặc Cao Minh đã cung tiến đôi linh vật nghê Việt để thay thế cho đôi sư tử đá ngoại lai hiện đang án ngữ trước di tích lịch sử văn hóa đình làng Trạch Xá.

Đây là việc làm thiết thực, góp phần hưởng ứng công văn 2662 của Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch về việc khuyến cáo loại bỏ biểu tượng, sản phẩm, linh vật và các vật phẩm lạ không phù hợp với thuần phong mỹ tục Việt Nam, đồng thời là bước đầu của việc triển khai dự án Bảo tồn nghề may đo thủ công tại làng nghề Trạch Xá do doanh nghiệp May Cao Minh bảo trợ.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa-Thể thao-Du lịch Đặng Thị Bích Liên đánh giá cao việc chủ động triển khai công văn 2662 của các cộng đồng trong dân cư ở các tỉnh, thành phố. Thứ trưởng khẳng định: “Bà con, cộng đồng dân cư và một số doanh nghiệp và tổ chức xã hội đã nhận thức được tầm quan trọng, ý nghĩa công tác bảo tồn văn hóa, đặc biệt là tại các di sản văn hóa đã xếp hạng”.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 1

Cặp sư tử đá ngoại lai có kiểu dáng Trung Quốc được một người dân trong làng cúng tiến từ năm 2003.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 2

Cụ Lê Quý Đôn, Trưởng ban tổ chức phục dựng nhà thờ Tổ nghề may làng Trạch Xá cho biết: “Khi tiếp nhận hiện vật này, chúng tôi nghĩ đơn giản mang về để trang trí cho cửa đình được khang trang, đẹp đẽ. Khi nhận được công văn của xã cuối năm ngoái cho biết sư tử này có gốc gác mẫu mã Trung Quốc, yêu cầu di dời, chúng tôi rất lo lắng. Tuổi già, sức yếu, cũng không biết khiêng đôi sư tử này đi đâu. Được doanh nghiệp hỗ trợ di dời và cung tiến đôi nghê mới, khiến dân làng rất phấn khởi, vì đã trút được gánh nặng”.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 3

Ông Trương Minh Tiến, Phó giám đốc Sở Văn hóa-Thể thao-Du lịch đánh giá đây là một việc làm ý nghĩa khi việc di dời sư tử đá ngoại lại được thực hiện trên cơ sở xã hội hóa.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 4

Đôi nghê Việt bằng đá nhân tạo được chế tác bởi các nghệ nhân của xưởng điêu khắc Liên Vũ lấy nguyên mẫu từ tượng nghê ở đền Vua Lê Thánh Tông (Thọ Xuân, Thanh Hóa), thế kỷ 17.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 5

 Người dân trong làng đang khiêng cặp nghê mới vào trước đình làng Trạch Xá.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 6
Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 7
Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 8

Con nghê trong quan niệm truyền thống phương Đông nói chung, vừa là linh vật thể hiện sự trí tuệ, thông minh, trung thành, đầy đủ những phẩm cách của con vật linh thiêng.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 9

Cặp nghê này là mẫu linh vật đầu tiên được cấp phép cung tiến vào di tích được xếp hạng. Do đình làng Trạch Xá là di tích cấp Thành phố nên các cấp chính quyền địa phương của Thành phố đã thẩm định và nhanh chóng cấp phép hoàn tất thủ tục đưa Nghê vào đình.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 10

Cụ Lê Quý Đôn thắp hương sau khi cặp nghê được đặt vào đúng vị trí.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 11

Các cụ cao niên và nhân dân trong làng chứng kiến việc di dời sư tử đá kiểu Trung Quốc và tiếp nhận Nghê Việt.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 12

Đại diện Công ty Cao Minh và Á hậu Huyền My đến từng nhà có hoàn cảnh khó khăn trong làng trao quà từ thiện.

Di dời sư tử đá ngoại lai, đón nhận nghê Việt tại Trạch Xá ảnh 13

Ông Tạ Đức, Giám đốc điều hành Cao Minh miền Bắc cho biết: "Việc gìn giữ và bảo tồn làng nghề may đo thủ công Trạch Xá 1.000 năm tuổi là việc nhất định phải làm, chúng tôi sẵn sàng tài trợ kinh phí cho cả “Dự án bảo tồn và phát triển nghề may đo thủ công trên phạm vi cả nước” và sau này tiến tới thành lập Hiệp hội May đo thủ công Việt Nam. Hướng đi cho việc phát triển của làng nghề là phải kết hợp sự “tinh túy” của văn hóa lâu đời với “kỹ thuật” của văn hóa hiện đại tạo ra một sản phẩm văn hóa đặc trưng của dân tộc.

MỚI - NÓNG