Nhìn nhận ấy không phải không có cơ sở bởi khi đầu tư vào lĩnh vực này ở Việt Nam, ông David Dương luôn tâm đắc một điều phải đầu tư công nghệ đạt chuẩn quốc tế và hiện đại nhất có thể.
Công nghệ Mỹ ở Việt Nam
Năm 2005, Khu liên hợp xử lý chất thải Đa Phước được VWS của ông Dương đầu tư. Sau 10 năm đi vào hoạt động, nơi đây trở thành khu xử lý rác hiện đại nhất Việt Nam khi tổng số vốn mà VWS đầu tư vào đây đã lên hơn 150 triệu USD. Dự án cũng tạo ra công ăn việc làm cho hàng trăm lao động địa phương, đóng góp vào ngân sách nhà nước hàng tỷ đồng hằng năm. Ngày 31/3 vừa qua, VWS đã tiếp nhận 5.000 tấn rác/ngày sau khi UBND TPHCM quyết định chuyển thêm 2.000 tấn rác từ ô chôn lấp số 3 của Khu xử lý rác Phước Hiệp về đây. Điều này là minh chứng cho VWS khi nơi đây đáp ứng được năng lực tiếp nhận và xử lý rác lên công suất 10.000 tấn/ngày như vốn nó được thiết kế.
Theo ông David Dương - Tổng Giám đốc VWS, cái quan trọng nhất của dự án không chỉ là giải quyết việc làm cho lao động địa phương mà TPHCM đã có một khu xử lý rác hiện đại với công nghệ tiên tiến của thế giới, bảo đảm được môi trường về lâu dài. “Mỗi ngày chúng tôi tiếp nhận và xử lý 5.000 tấn rác của thành phố. Rác không chỉ được chôn lấp xử lý theo tiêu chuẩn công nghệ cao mà nó còn tạo ra nhiều lợi ích ở đây”- ông Dương nói. Sau khi xử lý, một lượng rác được sản xuất làm phân compost, nước rỉ rác được xử lý qua nhà máy xử lý nước rỉ rác bằng công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ để tái sử dụng cho khu liên hợp như: rửa xe, tưới đường,… Đặc biệt, theo ông David Dương hiện nhà máy phát điện với công suất 12MW từ rác cũng sắp được vận hành và hòa vào điện lưới quốc gia.
Nhật Bản - một trong những nước có công nghệ xử lý rác hiện đại của châu Á nhưng nhiều đoàn sang tìm hiểu Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Đa Phước cũng đánh giá rất cao công nghệ ở đây. Mới đây, ông Koichi Shinohara - Chủ tịch Công ty Tsuneishi Kamtecs thuộc Tập đoàn Tsuneishi, Nhật Bản khi đến thăm VWS cũng đánh giá cao về quy mô đầu tư cùng các các công nghệ hiện đại của Hoa Kỳ, Đức mà VWS đã áp dụng tại Khu liên hợp. Điều mà Koichi Shinohara tâm đắc là với việc đầu tư công nghệ hiện đại như vậy nhưng giá xử lý rác của VWS rẻ hơn nhiều so với giá xử lý rác tại Nhật Bản.
Ngày 9 tháng 11 năm 2014 là một ngày quan trọng đối với Công ty CWS/VWS để ghi nhớ - đồng thời cũng là một bước ngoặt quan trọng đánh dấu sự hiện diện của CWS/VWS trong một dự án hàng đầu mang tầm cỡ quốc tế - Dự án Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh.
Ông Dương tự hào
Công nghệ xử lý môi trường không chỉ áp dụng ở Khu Liên Hợp Xử Lý Chất Thải Đa Phước, trong tương lai công nghệ xử lý chất thải của Hoa Kỳ cũng được áp dụng cho Dự án “Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh” tại huyện Thủ Thừa, tỉnh Long An. Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho ông David Dương xây dựng Dự án “Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh” tại huyện Thủ Thừa, với diện tích 1.760ha. Đây là dự án đã được Chính phủ quy hoạch là khu xử lý chất thải cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam với vốn đầu tư ban đầu lên đến 500 triệu USD, thời gian đầu tư 20 năm, thời gian tiếp nhận và xử lý rác từ 75 - 100 năm theo tiêu chuẩn bảo vệ môi trường của Mỹ.
Theo ông David Dương, về mặt ý tưởng, Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh được thiết kế để đáp ứng nhu cầu xử lý chất thải cho TPHCM và các tỉnh lân cận trong hơn 75 năm tới. Khu Công Nghệ Môi Trường Xanh áp dụng những công nghệ xử lý chất thải tiên tiến trên toàn thế giới bao gồm: công nghệ tái tạo năng lượng từ chất thải, khí hóa, các quy trình tái sinh, tái tạo vật liệu. Dự án được thiết kế để phát triển một cách linh hoạt và có khả năng mở rộng, đáp ứng nhu cầu quản lý chất thải liên vùng trong tương lai.
“Chúng tôi tin tưởng Khu công nghệ môi trường Xanh tại Long An sẽ là khu công nghệ xử lý chất thải tiên tiến nhất, toàn diện nhất tại Đông Nam Á. Với việc áp dụng những công nghệ vượt trội, hiện đại, nơi đây tận dụng tất cả các quy trình xử lý chất thải hiện đại và sẽ có trong tương lai mà vẫn đảm bảo giới hạn ngân sách cho phép. Mục tiêu của Khu công nghệ môi trường Xanh là tạo ra một môi trường lý tưởng cho các công nghệ xử lý chất thải tiên tiến có cơ hội được áp dụng vào thực tế”- ông David Dương nói.
Đối với những người con xa xứ như ông David Dương việc trở lại quê hương để đầu tư là điều đáng ghi nhận. Ông Dương không chỉ đầu tư công nghệ hiện đại cho các dự án xử lý môi trường tại Việt Nam mà còn tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương, giúp đỡ cộng đồng. Theo ông David Dương trong năm 2014 và đầu năm 2015 được đánh dấu là một năm nhiều sự quan trọng của cá nhân ông nói riêng và tập thể Công ty California Waste Solutions (CWS) ở Mỹ và VWS nói chung trong các hoạt động bảo vệ môi trường tại Mỹ và Việt Nam.
Ở Mỹ, trong năm 2014 đánh dấu thời khắc được xem là lịch sử với ông David Dương và CWS khi Hội đồng thành phố Oakland, bang California đã quyết định giao hợp đồng thu gom rác, tái chế và cây xanh của thành phố Oakland với thời hạn 20 năm, trị giá 2.7 tỷ USD cho CWS. Tháng 7 này, CWS của ông Dương sẽ thực hiện hợp đồng mới này. Việc Công ty CWS của ông David Dương giành hợp đồng lớn trước đối thủ của ông là Oakland Scavenger/Waste Management đang làm trong gần 102 năm qua cho thấy sự uy tín của ông ở Mỹ rất lớn.
Ở Việt Nam, VWS và ông David Dương lại vinh dự nhận được Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ trao tặng sau Huân chương Lao Động hạng 3 của Chủ tịch nước - là ghi nhận của Nhà nước, Chính phủ Việt Nam đối với sự nỗ lực, phấn đấu và những thành tích đã đạt được của doanh nghiệp cũng như cá nhân ông. Ông nói không chỉ cá nhân mình mà bà con kiều bào rất lạc quan và tin tưởng vào một tương lai tươi sáng của TPHCM nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung. Theo ông những chính sách đổi mới của Việt Nam trong thời gian qua đã tạo niềm tin cho bà con kiều bào tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo sáng suốt và hiệu quả của nhà nước.