Đằng sau việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga

Chiếc Su-24 của Nga bốc cháy và lao xuống mặt đất. Ảnh chụp màn hình.
Chiếc Su-24 của Nga bốc cháy và lao xuống mặt đất. Ảnh chụp màn hình.
Chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga hôm 24/11 là kết quả của sự khác biệt về lập trường giữa Moscow và NATO trong cuộc chiến tại Syria.

Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cho biết, họ đã tiến hành hơn 400 lần đánh chặn máy bay chiến đấu của Nga vào năm 2014, 150 vụ diễn ra trên vùng Baltic. Con số này cao gấp 4 lần so với năm 2013.

Tuy nhiên, chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 hôm 24/11 là lần đầu tiên một máy bay Nga bị một thành viên NATO bắn kể từ năm 1950, theo Guardian.

Trước khi vụ việc xảy ra, bầu trời khu vực biên giới Thổ Nhĩ Kỳ - Syria vô cùng căng thẳng khi máy bay Syria, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, và các lực lượng liên quân do Mỹ dẫn đầu cùng bay. Chiến đấu cơ của của Mỹ hoạt động tại căn cứ không quân Incirlik ở Thổ Nhĩ Kỳ. Địa điểm này chỉ cách căn cứ Latakia của Nga ở Syria 160 km.​

Trong một báo cáo được phát hành hồi tháng 3, tổ chức Mạng lưới Lãnh đạo châu Âu liệt kê gần 70 "cuộc ​chạm trán" ​giữa máy bay quân sự của Nga với phi cơ dân sự hoặc quân sự của các nước NATO. ​3 vụ được xếp vào "nguy cơ cao" và 13 vụ được cho là "nghiêm trọng".

Báo cáo cho biết: "Các vụ việc cho thấy nguy cơ đụng độ quân sự giữa Nga và các nước NATO. Chúng ta không có cơ chế đối thoại đầy đủ để kiểm soát sự việc".

Đằng sau việc Thổ Nhĩ Kỳ bắn hạ chiến đấu cơ Nga ảnh 1

Chiến đấu cơ F-16 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ. Ảnh: AP.

Bắn hạ mọi phi cơ xâm nhập không phận

Sau một tai nạn vào năm 2012, khi hệ thống phòng không Syria bắn rơi một máy bay giám sát của Thổ Nhĩ Kỳ khiến hai phi công thiệt mạng, Ankara thắt chặt quy tắc đối với các đơn vị quân sự dọc biên giới Syria.

Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố nước này không ngần ngại bắn hạ mọi máy bay nào đi vào biên giới trái phép.

Tuân theo chỉ đạo mới, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ từng nhiều lần hạ phi cơ với lý do xâm phạm không phận. Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã bắn rơi một trực thăng quân sự Syria ở gần biên giới vào năm 2013 và một máy bay chiến đấu của Syria hồi năm 2014. Trong tháng 5, máy bay Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay Syria. Trong khi Ankara nói đó là trực thăng, Damascus khẳng định nó là một thiết bị không người lái.

Trong khi đó, căng thẳng giữa Thổ Nhĩ Kỳ và ​Nga xung quanh vấn đề Syria leo thang sau khi hai chiếc F-16 của ​Ankara chặn một chiến đấu cơ Nga khi nó vào không phận Thổ Nhĩ Kỳ ở  thị trấn Yayladağı, tỉnh biên giới Hatay hồi tháng 10.​ ​

"Quy tắc của chúng tôi rõ ràng. Ngay cả khi một con chim xâm phạm biên giới Thổ Nhĩ Kỳ, các bước cần thiết sẽ được triển khai", Thủ tướng Ahmet Davutoglu nói với đài truyền hình Haberturk.

Bất đồng về Syria và hậu quả

Thổ Nhĩ Kỳ, quốc gia có quân đội lớn thứ 2 trong NATO, và Nga có lịch sử căng thẳng lâu dài khi nhiều tranh chấp giữa hai nước chưa được giải quyết, gồm việc Moscow ủng hộ Nagorno-Karabakh, vùng đất ly khai do Armenia kiểm soát ở Azerbaijan.

Đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ và Sa Hoàng từng trải qua giai đoạn chiến tranh từ năm 1877 đến 1878.

Hiện tại, cũng như Mỹ, Thổ Nhĩ Kỳ lo ngại, Nga can dự tình hình Syria sẽ làm phức tạp thêm tình hình vốn hỗn loạn và kéo dài cuộc chiến tại quốc gia Trung Đông. Ankara cũng e ngại động thái của Moscow sẽ khiến khủng hoảng người tị nạn dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ thêm trầm trọng.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan được cho là “rất khó chịu” khi ông không được tham vấn về ý định của Nga khi gặp Tổng thống Vladimir Putin hồi tháng 9.

Nga và Thổ Nhĩ Kỳ có lập trường trái ngược nhau về cuộc nội chiến tại Syria. Nước này muốn Tổng thống Syria Bashar al-Assad phải từ bỏ quyền lực, trong khi Nga nhiều lần nhấn mạnh vai trò không thể thiếu của ông Assad trong việc chấm dứt cuộc nội chiến kéo dài hơn 4 năm qua, cũng như trong cuộc chiến chống khủng bố.

Thổ Nhĩ Kỳ cũng chỉ trích mạnh mẽ quyết định khởi động các cuộc không kích của Moscow tại Syria là nhằm hỗ trợ chính quyền Assad. Thủ tướng Davutoglu nói động thái của Nga là nhằm vào Quân đội Syria Tự do (FSA) do phương Tây hậu thuẫn.

Trong chuyến thăm Brussels (Bỉ) hồi tháng 10, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, ông Recep Tayyip Erdogan đã thảo luận với Chủ tịch Hội đồng châu Âu Donald Tusk về việc thiết lập một vùng cấm bay và vùng an toàn dọc biên giới Syria. Tuy nhiên, Nga phản đối và cho rằng, điều này là trái với Hiến chương Liên Hợp Quốc cũng như luật pháp quốc tế.

Nguy cơ về cuộc đối đầu quân sự trực tiếp giữa Nga và những cựu thù Chiến tranh Lạnh, không chỉ gồm Thổ Nhĩ Kỳ mà cả Mỹ tại khu vực biên giới Syria - Thổ Nhĩ Kỳ là điều từng được cảnh báo trước. Vụ việc chiến đấu cơ F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi Su-24 của Nga rõ ràng là kết quả tất yếu của sự khác biệt về lập trường giữa Nga và NATO trong cuộc chiến tại Syria.

Theo Theo Zing
MỚI - NÓNG
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
Bản tin Hình sự: Bắt 4 đối tượng trong đường dây lừa đảo mạo danh công an, viện kiểm sát
TPO - TIN NÓNG ngày 12/12: Công an Hà Nội điều tra vụ cháu bé 11 tuổi bị cứa cổ, hành hạ khi câu cá tại ao nhà hàng xóm; Chủ tịch Công ty Trung Hậu 68 đã 'rửa' hàng trăm tỷ thu lợi bất chính từ khai thác trái phép cát ra sao?; Nhóm thanh niên Hải Dương mang kiếm sang Bắc Ninh trộm tiền công đức ở đền chùa...
Đèo An Khê tê liệt
Đèo An Khê tê liệt
TPO - Một khối lượng đất đá bị sạt xuống đường làm bịt lối thoát nước gây ngập một đoạn đường trên đèo An Khê, khiến giao thông bị tê liệt.