Đằng sau việc Mỹ rút khỏi hiệp ước hạt nhân với Nga

Các bộ phận của hệ thống tên lửa hành trình SSC- 8/9M729 được Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nga trưng bày tại Moscow ngày 23/1/2019. Ảnh: Getty Images.
Các bộ phận của hệ thống tên lửa hành trình SSC- 8/9M729 được Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Nga trưng bày tại Moscow ngày 23/1/2019. Ảnh: Getty Images.
TPO - Hôm qua, ngày 1/2, Mỹ công bố sẽ rút khỏi hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung ( INF) với Nga trong vòng 6 tháng tới nếu Moscow không chấm dứt việc vi phạm hiệp ước này theo cáo buộc của Mỹ.

Mỹ sẽ xem xét lại việc rút khỏi hiệp ước này nếu Nga không tuân thủ thỏa thuận này. INF cấm cả hai quốc gia  này lắp đặt các tên lửa đất đối không tầm ngắn và tầm trung ở châu Âu. 

Một quan chức cấp cao của Mỹ nói với các phóng viên,  Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo cho biết, bắt đầu từ ngày 2/2, Mỹ sẽ tạm ngừng việc coi mình bị ràng buộc bởi hiệp ước này khi Washington chính thức thông báo cho Moscow về ý định rút lui.

Thông báo này có thể nhằm gây áp lực buộc Nga phải đồng ý  với thời hạn 6 tháng, nhưng nó cũng làm dấy lên lo ngại về một cuộc chạy đua vũ trang hạt nhân mới giữa Mỹ- Nga ở châu Âu cũng như giữa Mỹ - Trung Quốc ở châu Á.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nhiền lần cáo buộc Nga đã vi phạm hiệp ước INF, hiệp ước không chỉ giới hạn kho vũ khí của Mỹ và Nga mà ông đưa ra triển vọng đàm phán thỏa thuận này rộng hơn, có thể bao gồm cả các quốc gia khác.

Những xung đột giữa Nga- Mỹ về INF đã khiến quan hệ Mỹ và Nga vốn đã căng thẳng giờ càng thêm căng thẳng. Nó đã khiến mối quan hệ hai nước trở nên xấu nhất kể từ khi Chiến tranh Lạnh kết thúc vào năm 1991, mặc dù ông Trump đã tuyên bố mong muốn có mối quan hệ tốt hơn.

Nói với các phóng viên, ông Pompeo cho biết, nếu Nga không tuân thủ đầy đủ và có thể kiểm chứng hiệp ước này trong thời hạn sáu tháng  bằng cách tiêu hủy một cách có thể xác minh tên lửa, bệ phóng và thiết bị liên quan của họ vi phạm INF, hiệp ước sẽ chấm dứt.

Nga cáo buộc Mỹ tạo cớ để rút lui

Các quan chức Nga cáo buộc Mỹ đã tạo ra một cái cớ giả mạo để rút khỏi hiệp ước này, điều mà họ mong muốn từ lâu để có thể phát triển tên lửa mới. Phát biểu trước thông báo này, phát ngôn viên của điện Kremlin, ông Dmitry Peskov nói rằng Nga rất lấy làm tiếc về động thái dự kiến của Mỹ và cáo buộc Washington đã không chịu đàm phán để tránh kết cục như vậy. 

Trao đổi với các phóng viên, ông Peskov nói: “Người Mỹ không sẵn lòng lắng nghe bất kỳ cuộc tranh luận nào cũng như không tổ chức các cuộc đàm phán thực chất với chúng tôi. Điều này cho thấy quyết định phá vỡ hiệp ước này đã được đưa ra ở Washington từ lâu”.

Mỹ cáo buộc một tên lửa hành trình mới của Nga vi phạm hiệp ước. Đó là tên lửa Novator 9M729 được Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) gọi là SSC-8. Hiệp ước INF yêu cầu các bên phải tiêu diệt tên lửa đạn đạo và hành trình phóng từ mặt đất với phạm vi từ 500 đến 5.500 km.

Tuần trước, người đứng đầu lực lượng tên lửa và pháo binh quân đội Nga, cho biết tầm bắn tối đa của tên lửa mới này nằm trong giới hạn hạn của hiệp ước. Nga cũng đã từ chối yêu cầu của Mỹ đòi hủy bỏ tên lửa mới này.

Cả Pháp và Đức đều nhấn mạnh tầm quan trọng của việc sử dụng thời gian sáu tháng để tiếp tục đàm phán. Việc rút lui chính thức của Mỹ có thể mang lại cho Lầu Năm Góc những lựa chọn mới để chống lại những tiến bộ của tên lửa Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cảnh báo cuộc chạy đua vũ trang tiếp theo có thể làm leo thang căng thẳng ở châu Á-Thái Bình Dương. 

Một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết, Mỹ sẽ thông báo cho Nga biết kế hoạch này vào ngày 2/2. Ông cho rằng, đây là cơ hội cuối cùng của một cơ hội để Nga tuân thủ thỏa thuận nhưng nói rằng Washington nghi ngờ Moscow sẽ làm theo.

Ông cũng cho biết thêm, chính quyền Mỹ đang cân nhắc xem có nên gia hạn hiệp ước kiểm soát vũ khí “ New Start” hay không. Hiệp ước này có hiệu lực vào năm 2011 và yêu cầu cả hai quốc gia cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược đã triển khai xuống không quá 1.550, mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Hiệp ước này cũng hạn chế các tên lửa và máy bay ném bom có khả năng hạt nhân và tàu ngầm được triển khai. Nó sẽ hết hạn vào tháng 2 năm 2021, có thể được gia hạn thêm 5 năm nếu cả hai bên đồng ý.


Theo Reuters
MỚI - NÓNG
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
Hà Nội đang ô nhiễm không khí nghiêm trọng
TPO - Theo ông Nguyễn Minh Tấn - Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, nồng độ bụi PM10 và bụi PM2.5 trung bình ngày và năm ở Hà Nội vượt nhiều lần khuyến nghị của Tổ chức Y tế thế giới, đồng thời ghi nhận ô nhiễm cục bộ khí NO2 và O3.