Lễ bàn giao tàu ngầm UMS Minye Kyaw Htin do Trung Quốc chế tạo cho Hải quân Myanmar ngày 24/12/2021. (Ảnh: Global New Light) |
Tuy nhiên, ngay cả những quan hệ gần gũi nhất vẫn có yếu tố cạnh tranh, giống như Boeing của Mỹ và Airbus của châu Âu.
Chín ngày sau cuộc gặp đó, sự cạnh tranh Nga – Trung được thể hiện khi Bắc Kinh bất ngờ chuyển giao một tàu ngầm do Trung Quốc chế tạo cho Hải quân Myanmar, được đặt tên là UMS Minye Kyaw Htin.
Từ đầu những năm 2000, Myanmar đã tìm cách mua một đội tàu ngầm, chủ yếu để bắt kịp với các nước láng giềng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore…
Từ đầu những năm 2000, Myanmar đã tìm cách mua một đội tàu ngầm, chủ yếu để bắt kịp với các nước láng giềng Đông Nam Á như Indonesia, Malaysia, Singapore…
Tuy nhiên, Myanmar không có nhiều nhà cung cấp để lựa chọn. Vì vấn đề nhân quyền, Liên minh châu Âu (EU) áp lệnh cấm vận vũ khí với Myanmar, nên nước này không thể mua tàu của Đức, Pháp hay Thuỵ Điển.
Vì lý do tương tự, Nhật Bản và Hàn Quốc cũng khó có khả năng sẽ bán cho Myanmar. Tình thế đó khiến Myanmar chỉ có thể chọn giữa Nga và Trung Quốc. Hai nước này vốn đã là nhà cung cấp vũ khí lớn thứ nhất và thứ nhì của Myanmar.
Nga có vẻ nhanh chân hơn. Tháng 10/2020, Mátxcơva cho phép Ấn Độ chuyển giao một tàu ngầm lớp Kilo do Liên Xô chế tạo cho Hải quân Myanmar.
Con tàu này đã phục vụ trong Hải quân Ấn Độ 32 năm rồi được tân trang trước khi bán cho Myanmar. Ấn Độ không chế tạo tàu ngầm để xuất khẩu.
Thương vụ này có lợi cho cả Ấn Độ và Nga. Myanmar mua tàu của Ấn Độ bằng khoản tín dụng nhằm tăng cường quan hệ quốc phòng song phương mà New Delhi muốn để giảm bớt ảnh hưởng của Trung Quốc ở Myanmar.
Nga muốn bán tàu ngầm cho Myanmar để bù đắp sụt giảm doanh số bán cho Đông Nam Á và soán ngôi Trung Quốc để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Myanmar.
Đối với Nga, con tàu cũ từ Ấn Độ sẽ khiến Hải quân Myanmar quen với công nghệ của Nga, và điều này có thể dẫn tới việc Myanmar mua thêm tàu từ Nga.
Không lâu sau, Naypyidaw khởi động đàm phán với Nga để mua thêm ít nhất 1 tàu ngầm lớp Varshavyanka, còn gọi là tàu ngầm lớp Kilo.
Nga muốn bán tàu ngầm cho Myanmar để bù đắp sụt giảm doanh số bán cho Đông Nam Á và soán ngôi Trung Quốc để trở thành nhà cung cấp vũ khí lớn nhất của Myanmar.
Theo bài viết của TS Ian Storey, nhà nghiên cứu tại Viện ISEAS - Yusof Ishak, Trung Quốc có vẻ đã ra tay. Và trong khi động cơ của Nga chủ yếu mang tính thương mại, tính toán của Trung Quốc nghiêng nhiều hơn về yếu tố địa chính trị: Duy trì ảnh hưởng trong giới tướng lĩnh Myanmar.
Khi Ấn Độ chuyển giao tàu ngầm cho Myanmar năm 2020, Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc gọi thương vụ này là khiêu khích và chế giễu con tàu “lỗi thời và đã nghỉ hưu”.
Tuy nhiên, TS Storey cho rằng con tàu ngầm mà Myanmar vừa nhận từ Trung Quốc không tốt hơn về năng lực, thậm chí tệ hơn.
Con tàu Minye Kyaw Htin thuộc lớp Ming Type 035B, được chế tạo ở Vũ Hán từ đầu những năm 2000. Tàu lớp Ming là phiên bản của tàu ngầm lớp Romeo mà Liên Xô chế tạo từ những năm 1950.
Hải quân Trung Quốc mất một chiếc 035B trong vụ tai nạn trên biển Hoàng Hải năm 2003, khiến tất cả 70 thuỷ thủ thiệt mạng.
Trung Quốc giờ có vẻ đang dần loại bỏ tàu lớp Ming để chuyển sang các tàu hiện đại hơn. Năm 2016, Trung Quốc nâng cấp 2 chiếc Type 036G để bán cho Bangladesh với giá hời là 203 triệu USD.
Trước khi bàn giao cho Myanmar, Trung Quốc cũng đã nâng cấp tàu Minye Kyaw Htin. Chưa rõ Trung Quốc bán hay tặng con tàu này cho Myanmar.
Nhưng để thể hiện một vai trò nghiêm túc đối với thế hệ tàu ngầm tiếp theo của Myanmar, Trung Quốc sẽ phải cung cấp thứ gì đó tốt hơn những con tàu lớp Ming đã qua sử dụng.
Lựa chọn khả thi nhất với Bắc Kinh là cung cấp cho các tướng lĩnh Myanmar tàu lớp Yuan Type 041 chạy bằng điện diesel. Năm 2017, Trung Quốc ký thoả thuận 1,03 tỷ USD để bán 3 con tàu thuộc lớp này cho Thái Lan.
Nga cũng muốn bán tàu ngầm cho Thái Lan, nhưng thất bại. Trung Quốc bán cho Thái Lan 3 chiếc nhưng chỉ lấy tiền 2, bao gồm cả các hệ thống chiến đấu, ngư lôi, huấn luyện, cầu cảng và các điều khoản thanh toán hậu hĩnh.
Chiếc đầu tiên trong thương vụ này đang được chế tạo ở Vũ Hán và dự kiến bàn giao vào năm 2023.
Việc thanh toán tiền cho con tàu thứ hai và thứ ba bị đưa ra đàm phán lại vào năm ngoái vì dư luận Thái Lan phản đối, nhưng mục tiêu vẫn là bàn giao cả 3 tàu vào năm 2026.
Chưa rõ Bắc Kinh hay Mátxcơva sẽ chiến thắng ở Myanmar.
Tướng Min Aung Hlaing có vẻ thích tàu và vũ khí của Nga hơn. Tháng 6 năm ngoái, ông Hlaing thăm các nhà máy vũ khí ở Nga, nhưng vẫn chưa sang thăm Trung Quốc.
Ông có vẻ thích vũ khí của Nga hơn Trung Quốc vì chất lượng tốt hơn và cũng không muốn quá phụ thuộc vào Bắc Kinh.
Chính quyền quân sự Myanmar có thể cân bằng bằng cách mua tàu ngầm của Trung Quốc và máy bay chiến đấu của Nga.
Bất kể nước nào giành được thoả thuận tàu ngầm thì rõ ràng Trung Quốc và Nga đều không có ý định nghe theo kêu gọi gần đây của Mỹ về việc cấm bán vũ khí cho Myanmar.
Bất kể nước nào giành được thoả thuận tàu ngầm thì rõ ràng Trung Quốc và Nga đều không có ý định nghe theo kêu gọi gần đây của Mỹ về việc cấm bán vũ khí cho Myanmar.