Đại tiệc xứ Ê Đê

Căn nhà mới của Mí Luân.
Căn nhà mới của Mí Luân.
TP - Người Ê Đê sống đơn giản, không cầu kì, nhưng trong ẩm thực họ biết sáng tạo từ các món ăn rất đỗi bình thường. Đặc biệt trong lễ về nhà mới, gia chủ đãi khách những món ăn mang đậm chất núi rừng khiến những người ở phương xa dùng một lần mà nhớ mãi.

Khi màn đêm vùng đại ngàn còn phủ đầy hơi sương, núi rừng còn chìm trong giấc ngủ, sự hoang vu của vùng đại ngàn bỗng dưng bị phá vỡ bởi tiếng cười nói rổn rảng của những dân bản địa. Hôm nay họ đến nhà Mí Luân (46 tuổi) ở buôn Choa A, xã Yang Reh, huyện Krông Bông, Đắk Lắk để chuẩn bị đâm lợn, làm lễ mời thần linh.

Lễ bôi máu

Trong bóng đêm trải dài, thi thoảng những cơn gió lướt qua khiến những đốm sáng phát ra từ bếp lửa phụt lên bừng sáng. Từng hơi thuốc chuyền tay nhau, làn khói mù mịt, tiếng cười nói làm huyên náo một góc rừng. Những người đàn ông trong buôn khiêng một con lợn đang bị buộc bốn chân ra trước sân nhà Mí Luân để chuẩn bị xẻ thịt, làm lễ đón nhà mới. A San (45 tuổi) bảo rằng, đây là tục lệ theo truyền thống lâu đời của người Ê Đê. Họ quan niệm rằng thần linh cư ngụ khắp núi rừng, mỗi khi trong buôn có ai đó về nhà mới thì phải mổ heo, làm tiệc để đãi đấng tối cao no say, để họ về ban cho mưa thuận gió hòa, không ốm đau bệnh tật… 

Bình minh ló dạng, cũng là lúc những người đàn ông trong buôn xẻ thịt xong con lợn rừng, lúc này A Sát (46 tuổi) bưng bát tiết lợn vào nhà cho thầy cúng Ma Nét làm phép khấn vái tứ phương mời thần linh về nhận lộc, chứng giám nhà mới cho gia chủ. Cũng theo A Sát, phong tục này có từ thuở khai thiên lập địa, tổ tiên người Ê Đê cho rằng bếp lửa mang quyền linh của đấng siêu nhiên. Nó làm cho ngày về nhà bừng sáng, nhưng không đơn thuần chỉ dùng để nấu nướng như người miền xuôi mà còn dùng để xua đuổi tà khí, âm chướng ở nơi rừng thiêng nước độc này.

Trong lúc những người có mặt trong ngôi nhà mới im lặng, thầy cúng Ma Nết vừa lẩm nhẩm đọc thầm trong miệng vừa cầm nhánh lá còn ướt đẫm sương làm phép bằng cách nhúng vào bát tiết rồi quét khắp căn nhà. Khi đã khấn vái thần linh, số tiết còn lại được đổ vào ngọn lửa nhằm cầu cho gia chủ tránh hỏa hoạn sau này. Lễ cúng vừa dứt, hàng chục người có mặt òa lên cười nói rổn rả, ùa đến ngồi quanh các ché rượu đã đặt sẵn trong nhà. Chủ nhà cầm cần lồ ô uống vài hớp trước, rồi mời thầy cúng, người trong buôn cùng những vị khách phương xa nhập tiệc.

Độc đáo món tiết bóp

Mặt trời dần nhô. Sương tan. Những tia sáng ban mai xuyên qua các khe hở của bức tường làm bằng gỗ kéo dài thành một vệt sáng chiếu vào mặt, báo hiệu ngày mới bắt đầu. Từ con đường đất đỏ dài ngoằng như đang chẻ đôi quả đồi trước mặt, những chàng trai cô gái trẻ đến sau, bước nhanh về hướng nhà Mí Luân để dự tiệc.

Đại tiệc xứ Ê Đê ảnh 1

Chế biến món tiết bóp.

Má hây hây hồng tuổi trăng tròn, cô thôn nữ H’oan cười bẽn lẽn: “Hai người (ba, mẹ - PV) đi rẫy, không qua. Mình mang gà, rau qua góp vui”. Giữa không gian tĩnh lặng của núi rừng, lặng ngắm những thiếu nữ miền sơn cước khoác trên mình bộ quần áo truyền thống sặc sỡ, trên lưng gùi những ghè rượu cần thơm lựng hương lúa rẫy, lúa rừng, ai không khỏi ngất ngây?

Như một thói quen, vừa buông gùi đưa quà cho gia chủ, mấy cô gái nhanh chân hướng về khu nhà bếp. Việc nấu nướng đang chờ họ. Còn những người đàn ông nhóm lửa ở ngoài sân để thui, mổ lợn. Sau đó, những thứ rau rừng xanh mơn mởn cùng những loại gia vị đặc trưng núi rừng được vào bụng lợn, pha trộn với máu tươi còn nóng ấm. Người ta dùng dao to bản lạng mỏng từng miếng thịt ở hai bên đùi con vật rồi cho tất cả vào trong bụng nó, khuấy đều. Số thịt còn lại một phần dùng que lồ ô vót nhọn xiên qua để nướng, phần còn lại cho vào chiếc nồi đồng to tướng nấu nhừ…

Thoạt đầu, những vị khách không mời mà tới khựng lại khi được gợi ý dùng món tiết bóp này. Thế nhưng, không nỡ từ chối lời mời đầy nhiệt huyết của gia chủ, đành “bấm bụng” thử. Thế nhưng, mọi người hết sức ngạc nhiên với vị thơm lựng của miếng thịt heo rừng còn bay mùi khói, cùng vị cay cay, nồng nồng, ngon ngọt tuyệt vời rất khó tả.

Thấy khách phương xa hứng thú nhưng còn nghi ngại, A Mun (19 tuổi) cười nói: “Món này không sống đâu mà sợ. Lúc thui trên lửa, con heo chín rồi, chín từ trong ra ngoài, ăn ngon, ăn bổ lắm, không bệnh gì đâu”. Cả ngày hôm đó, cùng với món tiết bóp, chúng tôi còn được gia chủ khoản đãi nhiều món ăn ngon mang đậm nét văn hóa vùng cao. Món lá bép (hay còn gọi là lá nhíp, loại lá rừng nhiều dưỡng chất mà tê giác rất thích) được nấu bằng ống lồ ô, đọt mây rừng, trứng kiến nướng muối ớt…

Giữa tiết trời chớm lạnh, bên ché rượu cần, giữa triền núi ngào ngạt hương thơm thịt heo nướng, chúng tôi cùng những vị khách đi phượt ngẫm về những món ăn vùng đồng bằng. Tuấn, 29 tuổi, người Sài Gòn bảo: “Thoạt đầu nhìn món tiết bóp thấy hơi chợn. Nhưng ăn rồi, thấy ngon và rất là vệ sinh. Mình lâu nay cứ hay chê bai này nọ chứ kỳ thực trong nhiều trường hợp người đồng bằng ăn uống mới kinh dị, thậm chí là tàn ác”.

Những suy nghĩ của Tuấn gợi chúng tôi nhớ những lần chứng kiến nhiều dân thị thành mê mải với những đĩa tiết canh heo, vịt…, thậm chí uống máu các loài mãng xà. Có người còn ăn cả bào thai, ăn óc của các loài thú hoang như gấu, khỉ... Để có được bào thai những con vật ấy mà dân chơi gọi là “hà nàm”, người ta đã làm chuyện vô cùng tàn ác, mổ bụng con mẹ lúc còn bụng mang dạ chửa.

Đại tiệc xứ Ê Đê ảnh 2

Chia vui cùng gia chủ.

Thời gian dần tối. Lúc này khách và chủ nhà thả mình bên các ghè rượu cần cười nói rôm rả. Họ trao đổi với nhau về mọi điều, về kinh nghiệm sống và chuyện thu hoạch mùa rẫy đã qua.

Cuộc vui kéo dài đến lúc ánh chiều tà, khách và chủ nhà không còn khoảng cách e ngại như lúc mới gặp, họ kể cho nhau nghe nhiều mẩu chuyện về kinh nghiệm sống của từng miền đã qua. Tiệc tàn cũng là lúc mặt trời xuống núi, ánh chiều vàng lan khắp đỉnh đồi. Đến lúc giã từ, Mí Luân chạy xuống bếp cầm que lồ ô xâu những miếng thịt lợn dúi vào tay chúng tôi như một sự mến khách vốn dĩ đã thành nếp sống của những người dân thân thiện nơi đây.

Chia tay những người buôn Choa A với nỗi niềm khó tả, người về với tâm trạng luyến lưu. Đây không những là vùng đất của những món ăn kỳ lạ, tập tục ly kì mà còn có ở đó những nụ cười, đôi má ửng hồng của các thiếu nữ thôn bản, những ché rượu bên câu chuyện đời đẹp như bức tranh chốn đại ngàn.

Thoạt đầu, những vị khách không mời mà tới khựng lại khi được gợi ý dùng món tiết bóp này. Thế nhưng, không nỡ từ chối lời mời đầy nhiệt huyết của gia chủ, đành “bấm bụng” thử. Thế nhưng, mọi người hết sức ngạc nhiên với vị thơm lựng của miếng thịt heo rừng còn bay mùi khói, cùng vị cay cay, nồng nồng, ngon ngọt tuyệt vời rất khó tả.

Những suy nghĩ của Tuấn gợi chúng tôi nhớ những lần chứng kiến nhiều dân thị thành mê mải với những đĩa tiết canh heo, vịt…, thậm chí uống máu các loài mãng xà. Có người còn ăn cả bào thai, ăn óc của các loài thú hoang như gấu, khỉ... Để có được bào thai những con vật ấy mà dân chơi gọi là “hà nàm”, người ta đã làm chuyện vô cùng tàn ác, mổ bụng con mẹ lúc còn bụng mang dạ chửa.

MỚI - NÓNG
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
Tổ chức đề cử, giới thiệu gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu 2024
TPO - Ban Bí thư T.Ư Đoàn đề nghị các ban, đơn vị thuộc T.Ư Đoàn và các tỉnh, thành Đoàn, Đoàn trực thuộc giới thiệu, lựa chọn, đề xuất các gương thanh niên, thiếu niên, nhi đồng tiêu biểu trên các lĩnh vực xét trao giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu năm 2024. Thời gian đề cử, giới thiệu từ ngày 10/11 – 31/12/2024.
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
Người Hà Nội chen chúc đi mua vàng
TPO - Sáng 8/11, giá vàng trong nước đảo chiều tăng từ 1-1,8 triệu đồng/lượng. Trái ngược với hôm qua khi người dân ồ ạt bán ra, hôm nay nhiều người lại xếp hàng để mua, một số tiệm vàng phải treo biển thông báo hết hàng hoặc tạm ngừng bán.