Hội nhập quốc tế, mở rộng giao lưu quan hệ thương mại với các nước, các tổ chức mang đến cơ hội để đưa Việt Nam trở thành quốc gia có nền kinh tế phát triển và cơ hội việc làm nhiều hơn khi các công ty nước ngoài đầu tư rầm rộ vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trong xu thế toàn cầu hóa, nguồn nhân lực trong nước lại đối mặt với nhiều thách thức. Lao động chất lượng cao từ các nước Đông Nam Á như Thái Lan, Singapore, Malaysia, Philippines … và xa hơn nữa là châu Âu, châu Mỹ sẽ cạnh tranh gay gắt với lao động Việt Nam ngay tại chính đất nước mình. Trong khi đó, nguồn nhân lực của chúng ta chưa được đánh giá cao, tỉ lệ thất nghiệp trong độ tuổi lao động tương đối lớn.
Cụ thể, theo thông tin từ Tổng cục Thống kê, tỷ lệ thất nghiệp của lao động trong độ tuổi năm 2015 là 2.31% (năm 2013 là 2,18%; năm 2014 là 2.10%). Năng suất lao động mặc dù đã cải thiện nhưng vẫn còn ở mức thấp so với các nước trong khu vực và không đồng đều giữa các ngành, các lĩnh vực khác nhau.
Muốn tồn tại và thành công trong thời đại hội nhập, người lao động Việt Nam cần có những bước chuyển mình sâu sắc, toàn diện, trang bị đầy đủ về kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, phẩm chất và luôn có tâm thế sẵn sàng đối mặt với một thế giới liên tục thay đổi.
Đào tạo “công dân toàn cầu”
Nhận thấy cơ hội đi đôi với thách thức trong quá trình đạo tạo nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu xã hội, trường Đại học Hoa Sen đón đầu xu thế tương lai với định hướng đào tạo sinh viên trở thành những công dân toàn cầu, đủ khả năng cạnh tranh, có thể thành công khi làm việc tại bất cứ quốc gia, châu lục nào trên thế giới.
Trường tạo mọi điều kiện để các em phát triển kỹ năng của thế kỷ 21 như tính sáng tạo, tư duy phản biện, năng lực giải quyết vấn đề, ứng dụng công nghệ thông tin, trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm xã hội.
Về ngoại ngữ, đầu vào trường luôn dành ưu tiên cho những thí sinh giỏi tiếng Anh.
Trong quá trình học, Sinh viên được đào tạo tiếng Anh bài bản ở nhiều cấp độ, tích cực trau dồi khả năng ngoại ngữ bên cạnh khối kiến thức chuyên môn. Chuẩn đầu ra khá cao so với mặt bằng của các trường đại học khác Ngoài ra, các em có cơ hội trải nghiệm thực tế qua 2 kỳ thực tập toàn thời gian tại doanh nghiệp, rèn luyện tay nghề, tích lũy kinh nghiệm, điều chỉnh bản thân đáp ứng nhu cầu tuyển dụng.
Sinh viên Hoa Sen thảo luận nhóm trước giờ học.
Hoa Sen cũng không ngừng nỗ lực để giảng viên, sinh viên trải nghiệm môi trường quốc tế thông qua việc giảng dạy, thực tập tại nước ngoài, giao lưu văn hóa và gặp gỡ giảng viên, sinh viên đến từ những quốc gia hàng đầu về giáo dục như: Mỹ, Pháp… Sinh viên Hoa Sen thường xuyên tham gia chương trình trao đổi sinh viên với các trường đại học ở Pháp, Thái Lan, Bỉ, Phần Lan…
Sinh viên Hoa Sen thảo luận nhóm trước giờ học.
Trong đó, một số bạn đã nhận được học bổng của đối tác và chính phủ nước ngoài.
Sinh viên còn được khuyến khích tham gia các câu lạc bộ đội nhóm hoặc tổ chức các cuộc thi nhằm tích lũy kinh nghiệm, phát triển tối đa năng lực và sở thích cá nhân. Nhiều câu lạc bộ hoặc cuộc thi đã khẳng định được vai trò khơi gợi đam mê nghề nghiệp, ươm mầm ý tưởng và tạo kết nối với hội đoàn nghề nghiệp như: I-Hotelier, Wine-tasting, Future Chef, Grand Tour, TVCreate...
Năm 2016, theo đề án tuyển sinh đã đăng ký lần thứ 2 với Bộ Giáo dục & Đào tạo, trường Đại học Hoa Sen dự kiến sẽ tuyển sinh 2.630 chỉ tiêu các ngành bậc Đại học, Cao đẳng chính quy. Trong đó, trường dành trên 80% tổng chỉ tiêu để xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT; gần 20% chỉ tiêu xét tuyển theo phương thức tuyển sinh riêng dựa trên kết quả học tập 3 năm THPT hoặc điều kiện xét tuyển khác, tùy phương thức xét tuyển. Đặc biệt, thí sinh giỏi tiếng Anh hoặc là học sinh giỏi 3 năm THPT có nhiều cơ hội trúng tuyển vào Hoa Sen và giành học bổng tuyển sinh đầu vào của Nhà trường.