Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố

TPO - Lọt thỏm trong một ngõ hẻm giữa trung tâm phố xá đông đúc nhộn nhịp, nhưng Đình Hải Châu – Di tích lịch sử quốc gia vẫn được gọi là "đình làng" như tên gọi hàng trăm năm trước, nơi hương khói 42 tộc họ đầu tiên tại Đà Nẵng từ năm 1471 theo chân vua Lê Thánh Tông vào Nam mở cõi. Có lẽ vậy nên Lễ hội Đình làng Hải Châu được tổ chức đúng ngày Giỗ tổ Hùng Vương (10/3 âm lịch) hàng năm.
Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 1

Lễ hội đình làng Hải Châu 2022 được tổ chức trong hai ngày 9 và 10/3 âm lịch. Đây là lễ hội truyền thống quan trọng được duy trì và tổ chức hàng năm đã tạo nên một nét sinh hoạt văn hóa đầy ý nghĩa giữa lòng thành phố. - ảnh Phạm Uyên

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 2

Năm nay, sau hai năm trở ngại do dịch COVID-19, Lễ hội diễn ra với đầy đủ các phần Lễ Vọng và Lễ Chánh tế. Nghi lễ dâng hương cổ truyền nhằm biểu thị lòng tôn kính và biết ơn tới các vị phúc thần, bậc tiền hiền, hậu hiền đã khuất, những người có công xây dựng, phát triển và tạo dựng quê hương - ảnh PU

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 3

Đây là dịp để tôn vinh vẻ đẹp biểu tượng của đình làng và cũng là dịp hội tụ những người con quê hương và đón những người con xa xứ trở về, giáo dục các thế hệ sau biết trân trọng, giữ gìn bản sắc dân tộc, một lòng xây dựng quê hương. - ảnh PU

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 4

Lễ hội Đình làng Hải Châu được tổ chức hằng năm nhằm bảo tồn và phát huy truyền thống đẹp của người dân Đà Nẵng

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 5

Theo sử liệu, Đình làng Hải Châu (phường Hải Châu 1 quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng) được xây dựng vào năm Gia Long thứ 5 (1806), là một quần thể kiến trúc nằm trong một khuôn viên rộng 3.500 mét vuông, bao gồm: Đình Hải Châu, Nhà thờ Tiền Hiền, nhà thờ chư phái tộc và miếu Bà - ảnh PU

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 6

Phần bên trái là nhà thờ gia tộc họ Nguyễn Văn, bên phải là nhà thờ chung bao gồm 42 bài vị của 42 tộc họ - là những bậc Tiền hiền từ năm Tân Mão (1471) từ Thanh Hóa theo chân vua Lê Thánh Tôn vào Nam. Vua Lê Thánh đã lập ra ấp Hàn Giang (Đà Nẵng ngày nay) và các tộc họ ấy sống quây quần với nhau trở thành làng Hải Châu, được triều Nguyễn sắc phong là “Chính xã” - ảnh

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 7
Đây là một trong những làng xã được xây dựng sớm nhất ở Đà Nẵng có không gian hài hòa, quy mô, kiến trúc đẹp. Đình còn lưu giữ được nhiều hoành phi, liễn đối bằng chữ Hán, sơn son thếp vàng, có niên đại hàng mấy trăm năm cùng một số di vật quý như chuông đồng, bia ký có giá trị rất lớn về lịch sử và văn hóa. Đình làng Hải Châu là một trong những điểm đến thu hút sự quan tâm của người dân và du khách khi đến tham quan thành phố Đà Nẵng - ảnh PU
Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 8
Lễ hội Đình làng Hải Châu là hoạt động văn hóa có ý nghĩa quan trọng trong đời sống tinh thần của nhân dân; bảo tồn, trao truyền văn hóa giữa các thế hệ, thỏa mãn nhu cầu văn hóa và tâm linh của cộng đồng, tạo nên hoạt động văn hóa rộng lớn, thiêng liêng để nhân dân có điều kiện tham gia sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hoá, góp phần quảng bá du lịch của thành phố Đà Nẵng nói chung và quận Hải Châu nói riêng - ảnh PU
Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 9

Thả chim bồ câu ước nguyện cầu cho quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa - ảnh PU

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 10

Dâng hoa, dâng hương ghi nhớ công ơn to lớn của tiền nhân - ảnh PU

Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 11
Hội thi vẽ tranh “Em yêu Đà Nẵng” với sự tham gia của hơn 100 học sinh trên địa bàn quận, một hoạt động tại lễ hội - ảnh PU
Đặc sắc lễ hội Đình làng giữa phố ảnh 12

“Phiên chợ quê” bên lề lễ hội - ảnh PU

MỚI - NÓNG
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
Chủ tịch UBND TPHCM Phan Văn Mãi nhận thêm nhiệm vụ
TPO - Ông Phan Văn Mãi giữ nhiệm vụ Chủ tịch Hội đồng đánh giá Đề án thí điểm chính sách khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung thực hiện Kết luận 14 của Bộ Chính trị.