Cựu sinh viên giỏi điều hành đường dây thi thuê đại học tinh vi

Đối tượng Nguyễn Văn Phượng
Đối tượng Nguyễn Văn Phượng
Ngày 7/7, Viện KSND Tối cao đã tống đạt cáo trạng truy tố 7 bị can về tội “Làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức”. Đây là nhóm đối tượng trong đường dây tổ chức thi thuê vào một số trường đại học hoạt động trong thời gian khá dài.

Số bị can bị truy tố gồm Nguyễn Văn Phượng, SN 1975, trú tại phường Xuân La, quận Tây Hồ, Hà Nội; Nguyễn Tôn Doãn, SN 1955, trú tại phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Nguyễn Văn Bình, SN 1964, trú tại phường Nghĩa Tân, quận Cầu Giấy, Hà Nội; Nguyễn Thị Hương, SN 1961, trú tại phường Thịnh Liệt, quận Hoàng Mai, Hà Nội; Nguyễn Thị Hoà, SN 1967, trú tại thị trấn Nam Đàn, tỉnh Nghệ An; Lê Quang Báu, SN 1954, trú tại huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh; và Đậu Đức Hải, SN 1964, trú tại xã Hải Nhân, huyện Tĩnh Gia, Thanh Hoá.

Cơ quan tố tụng xác định, đường dây thi thuê này do Nguyễn Văn Phượng cầm đầu. Phượng vốn là sinh viên rất giỏi của 3 trường đại học tại Hà Nội.

Tốt nghiệp đại học và đã làm việc ở một số nơi, nhưng do “chán” thu nhập thấp, Phượng nghĩ cách làm giàu bằng việc tổ chức thi thuê đại học. Phượng thiết lập hệ thống chân rết ở nhiều tỉnh, thành phố để khai thác số gia đình có nhu cầu “lo” cho con em thi đỗ vào trường đại học với bất cứ giá nào.

Chi phí đường dây này thỏa thuận với khách hàng từ 200 đến 250 triệu đồng/trường hợp, và đảm bảo bố trí người thi hộ khi nào trúng tuyển mới nhận tiền. Tỷ lệ ăn chia là người môi giới, sinh viên thi hộ được hưởng 150 triệu đồng.

Trước khi mùa thi bắt đầu, Phượng trực tiếp tìm kiếm, tuyển chọn các sinh viên có kiến thức tốt ở các trường đại học trên địa bàn Hà Nội như Bách khoa, Xây dựng... Thậm chí, Phượng còn tổ chức ăn ở tập trung, bồi dưỡng kiến thức cho các thí sinh… đóng thế. Cơ quan tố tụng xác định, có hơn 10 sinh viên tham gia vào đường dây này. Đối với các “khách hàng”, Phượng hướng dẫn các thí sinh thật không được có mặt tại địa phương vào đúng thời gian diễn ra kỳ thi.

Trên cơ sở thông tin của “khách hàng”, Phượng cùng đồng bọn trực tiếp hoặc thuê người dùng kỹ thuật photocopy để thiết kế bộ hồ sơ thi hộ nhằm mục đích lừa dối Hội đồng tuyển sinh, cán bộ coi thi. Tổng cộng, Phượng cùng các đồng phạm đã tổ chức thuê người thi hộ trót lọt 19 trường hợp. Trong đó, mùa thi đại học năm 2012 có 5 trường hợp; năm 2013 là 14 trường hợp.

Sau khi có giấy báo trúng tuyển, Phượng gửi chữ viết của người thi hộ cho thí sinh thật tập viết cho giống để đối phó với nhà trường khi nhập học. Sau khi đường dây thi thuê này bị phanh phui, các trường hợp trúng tuyển nhờ hành vi gian lận đã bị buộc thôi học. Theo cơ quan tố tụng, đây là đường dây thi thuê có sự tính toán, đối phó tinh vi nhất từ trước đến nay bị phát hiện.

Theo Hà Minh

Theo An ninh thủ đô
MỚI - NÓNG
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
Nhiều chính sách mới có hiệu lực từ tháng 4/2024
TPO - Từ tháng 4/2024, nhiều chính sách mới có hiệu lực như: sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế thi tốt nghiệp trung học phổ thông; không xét danh hiệu “Lao động tiên tiến” với người tuyển dụng dưới 6 tháng; quy định mới về xét danh hiệu "Thầy thuốc nhân dân", "Thầy thuốc ưu tú"...
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
Công an thông tin về vụ múc đất cao tốc mang đi bán
TPO - Lãnh đạo Công an huyện Krông Pắc (Đắk Lắk) cho biết, việc khởi tố 2 bị can liên quan múc đất công trình cao tốc Khánh Hoà - Buôn Ma Thuột mang đi bán là hồi chuông cảnh báo. Công an huyện sẽ kiểm tra, xử lý các xe quá khổ, quá tải, nhất là việc múc đất của dự án đổ đi nơi khác không đúng quy định.