Cường kích A-10 Mỹ trúng 4 quả SA-7 vẫn sống sót

Việc hạ thấp độ cao khi tấn công các mục tiêu mặt đất sẽ là cơ hội tốt cho phiến quân ISIS bắn hạ những chiếc A-10 của Quân đội Mỹ.
Việc hạ thấp độ cao khi tấn công các mục tiêu mặt đất sẽ là cơ hội tốt cho phiến quân ISIS bắn hạ những chiếc A-10 của Quân đội Mỹ.
Cường kích A-10 của Không quân Mỹ đã may mắn thoát khỏi một vụ tấn công bằng 4 tên lửa SA-7 gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq.

Tờ Iraq News đưa tin cho hay, một máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II của Không quân Mỹ đã bị tấn công ít nhất bằng 4 quả tên lửa phòng không vác vai SA-7 từ lực lượng phiến quân Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS), trong cuộc không kích vào một căn cứ địa của IS gần thành phố Mosul, miền Bắc Iraq.

Dựa theo nguồn tin từ các nhân chứng cho biết, trong cuộc không kích tại Mosul những chiếc A-10 của Quân đội Mỹ tiêu diệt được một số tay súng IS. Tuy nhiên, các tay súng còn lại đã cố gắng bắn hạ những chiếc A-10 bằng tên lửa phòng không vác vai di động 9K32 Strela-2 (NATO định danh là SA-7).

Mặc dù, phi đội máy bay cường kích A-10 này trở về căn cứ an toàn sau vụ tấn công bằng các tên lửa SA-7, nhưng tình huống chết người trên lại một lần nữa nhắc nhở Không quân Mỹ về sức mạnh của IS tại chiến trường Iraq. Khi mà những chiếc cường kích A-10 của Mỹ thường phải hạ độ cao để có thể tấn công chính xác các mục tiêu dưới mặt đất.

Bên cạnh đó, Quân đội Mỹ cũng phải đối mặt với nguy cơ các căn cứ quân sự của nước này đóng ở Kuwait, có thể sẽ bị các tay súng trung thành với Nhà nước Hồi giáo IS tấn công bất cứ lúc nào bằng các loại tên lửa phòng không vác vai.

Máy bay cường kích A-10 Thunderbolt II được Quân đội Mỹ đưa vào trang bị vào cuối những năm 1970, nó có trọng lượng cất cánh tối đa khoảng 23 tấn và có thể bay với vận tốc tối đa là hơn 700km/h.

Hệ thống vũ khí chính của A-10 gồm: một pháo GAU-8 Avenger 30mm và có thể mang theo hơn 7 tấn vũ khí với nhiều loại bom và tên lửa khác nhau nhờ 11 giá treo vũ khí bên dưới thân.

Theo Tuấn Đặng
Theo Kiến thức
MỚI - NÓNG