Cuộc sống khó nói của những “nữ hầu” trên siêu du thuyền

Nữ nhân viên trên siêu du thuyền này được huấn luyện bỏ từ “không“ ra khỏi từ điển trong quá trình phục vụ các ông chủ tỷ phú.
Nữ nhân viên trên siêu du thuyền này được huấn luyện bỏ từ “không“ ra khỏi từ điển trong quá trình phục vụ các ông chủ tỷ phú.
Cuộc sống, công việc của những nhân viên trên các siêu du thuyền xa hoa luôn là bí mật đầy hấp dẫn...

Lấy cả mặt trăng, nếu chủ nhân muốn

Ngay từ khi huấn luyện, các tân binh đã được nhắc nhở rằng: “Phải bỏ từ “Không” ra khỏi từ điển”. Bởi vì khi tiền không phải là vấn đề, nhân viên chỉ có nhiệm vụ thực hiện tất cả mọi yêu cầu xa hoa nhất của các ông bà chủ giàu có. Những người khổng lồ tài chính không chỉ đòi hỏi dịch vụ tuyệt hảo mà còn đòi có những “siêu anh hùng” luôn ngoan ngoãn phục tùng. Các siêu anh hùng này phải sẵn sàng bơi trong vùng nước đầy sứa, một ngày chỉ ngủ 4 tiếng, chấp nhận mọi lời chỉ trích mà không được phép nhíu mày, phải ngay lập tức trở thành chuyên gia khi chủ nhân ăn, nghe nhạc thậm chí là đi vệ sinh. Nếu làm tốt công việc và biết giữ kín bí mật về cuộc sống diễn ra trên du thuyền, họ sẽ nhận lương từ 1.000-6.000 USD một tuần.

Có đáng để trở thành “siêu anh hùng” của các tỷ phú hay không? Bốn cô gái đang tham gia khóa huấn luyện thành siêu tiếp viên cho du thuyền tại Trường St Katherine’s Docks, London nghĩ là đáng. Họ đang trong ngày thứ 3 của khóa huấn luyện kéo dài 5 ngày với học phí 2.500 USD trên chiếc du thuyền dài 30m “Absolute Pleasure”.

Cuộc sống khó nói của những “nữ hầu” trên siêu du thuyền ảnh 1

Trên các siêu du thuyền, đội ngũ nhân viên nữ sẽ phải đáp ứng mọi yêu cầu kỳ quặc nhất của ông chủ.

8h sáng, một nữ phục vụ trẻ trông ngái ngủ trong chiếc áo sơ mi trắng, cà vạt đen đứng chuẩn bị bữa sáng khổng lồ với đồ dùng bằng bạc “đủ để nhấn chìm một chiếc tàu chiến”. Các nhân viên khác đi tất đứng trên cabin, theo dõi mọi cử chỉ của quản gia Robert, tiếp viên trưởng trên siêu du thuyền Titta và Anika, tiếp viên trưởng trên máy bay riêng. Bộ ba này là sự thể hiện rõ nhất của dịch vụ xa hoa. Anika, đã làm việc trên các máy bay riêng hơn một thập kỷ. Cô nói: “Thế mạnh của chúng tôi là khả năng đáp ứng. Nếu chủ nhân yêu cầu lấy mặt trăng trên bầu trời xuống thì cũng phải tìm mọi cách mà làm”.


Sức mạnh của đồng tiền

Nếu ai đó có đủ khả năng sở hữu một chiếc siêu du thuyền với giá từ 30-100 triệu USD, họ có quyền phát ra tất cả những yêu cầu kì quặc nhất đối với người phục vụ. Sara Vestin Rahmani - người sáng lập Bespoke Bureau (một công ty tuyển dụng nhân viên cao cấp) phụ trách khóa huấn luyện nói: “Chúng ta đang nói về những khách hàng siêu giàu, những tài phiệt Nga, những ông chủ dầu mỏ Arab. Người có thể sở hữu du thuyền là tinh hoa của tinh hoa. Du thuyền là nơi họ đến để giải trí, nơi họ muốn thể hiện đẳng cấp, vì thế nó phải hoàn hảo. Và điều chúng tôi dạy học viên ở đây là sự hoàn hảo”.

Không chỉ dừng ở sự phục vụ hoàn hảo mà còn là sự im lặng tuyệt đối về cuộc sống trên boong. Quản gia Robert đã từng làm việc cho những chủ nhân thuộc các gia đình hoàng tộc khẳng định: “Sự bí mật rất quan trọng” vì thế không hề ngạc nhiên khi ông không tiết lộ họ là ai. Ông nói tiếp: “Họ không chỉ trả tiền để nhân viên làm việc, họ trả tiền cho sự trung thành của nhân viên. Một khi nhân viên đánh mất lòng tin của chủ nhân, họ sẽ mất luôn công việc”.

Titta đang hướng dẫn những nhân viên tập sự: “Phục vụ nước từ bên phải. Phục vụ bánh mì từ bên trái. Dọn dẹp theo chiều kim đồng hồ, bắt đầu từ bên phải”. Các cô gái học việc điên cuồng ghi chép vào sổ tay. Titta làm tiếp viên du thuyền đã trên 25 năm, bà không giấu diếm những học trò về các thử thách trước mắt: “Tôi đã làm việc cho một ông chủ người Nga. Ông ta chỉ ăn sáng vào lúc 12h trưa, ăn trưa lúc 6h chiều và ăn tối lúc 1h sáng. Ông ta không bao giờ lên giường trước 4h sáng sau đó chỉ ngủ vài tiếng đồng hồ. Thời gian biểu của ông ta là vậy, chính vì thế mọi người phục vụ phải tuân theo”.

Vestin Rahmani hỏi một cô gái liệu có dám nhảy vào nguy hiểm vì chủ nhân không. Cô gái bối rối trả lời: “Không”. Rất nhiều học viên ở đây đã từng làm việc trên các siêu du thuyền và họ đến với mong muốn được huấn luyện bài bản hơn. Một học viên giấu tên sẽ được bổ nhiệm thay thế vị trí của người quản lý vừa bị đuổi việc nói: “Công việc vô cùng khó khăn. Khi chủ nhân không thích tóc của bạn hay giọng nói của bạn, mời bạn nghỉ việc luôn”.

Tất cả những người đã từng làm việc trên siêu du thuyền thực sự không bao giờ ảo tưởng về thực tế cuộc sống trên boong. Carly Noades - một người phục vụ trên siêu du thuyền dài 38m nói: “Các cô gái chọn công việc này vì nghĩ họ sẽ được đi khắp nơi, nhìn ngắm thế giới. Nhưng không, thực tế là họ phải làm việc rất nhiều và chỉ thấy mọi thứ qua ô cửa sổ trên tàu. Tuy nhiên, bạn không bao giờ phải trả tiền thuê nhà, tiền ăn uống. Bạn chẳng phải tiêu bất cứ đồng nào khi bạn không muốn. Hết thời hạn làm việc, bạn ra đi với một tài khoản đầy ắp tiền”. Làm việc trên vùng lãnh hải quốc tế đồng nghĩa với việc lương của bạn không bị đánh thuế.

Vestin Rahmani cho rằng, tất cả mọi người đều có lợi trong mối quan hệ này bằng cách viện dẫn đến dòng chảy kinh tế: “Hãy tưởng tượng bạn có hàng triệu, hàng tỷ USD. Bạn sẽ làm gì với món tiền đó? Bạn muốn có một cuộc sống sung sướng, chăm sóc gia đình, con cái, bạn bè. Những người giàu có mức này thường có tới 10 gia đình, thậm chí hơn. Điều này tốt đối với nền kinh tế đặc biệt là bán lẻ bởi họ mua sắm nhiều vô cùng. Họ thuê nhiều lao động cũng có nghĩa là giúp làm giảm tỉ lệ thất nghiệp. Hãy đừng quên, những người giàu có đang tạo ra một sự khác biệt tích cực”.

Theo Theo Giao thông vận tải
MỚI - NÓNG
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
Kiểm toán Nhà nước cảnh báo dấu hiệu mất an toàn tài chính tại một số doanh nghiệp
TPO - Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra những thiếu sót, bất cập, đồng thời đưa ra khuyến nghị giúp các tập đoàn, tổng công ty nhà nước hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý tài chính công, tài sản công. Đáng chú ý, KTNN cũng cảnh báo một số doanh nghiệp có dấu hiệu mất an toàn về tài chính.
Năm học 2023-2024, Hà Nội được bổ sung 2.648 biên chế giáo dục.
Hà Nội thiếu hơn 16.000 biên chế giáo dục
TPO - Số biên chế sự nghiệp giáo dục của thành phố Hà Nội thiếu so với định mức do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định là 16.004 người. Năm học 2023- 2024, thành phố đề nghị được giao thêm 8.939 biên chế khối giáo dục nhưng chỉ được bổ sung 2.648 biên chế.